Bài văn khấn hóa vàng thần tài giúp thu hút tài lộc
Theo quan niệm dân gian, Thần Tài là vị thần cai quản may mắn, tài lộc trong gia đình. Do đó vào ngày vía Thần Tài – mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, các gia chủ thường chuẩn bị lễ cúng thật tươm tất và long trọng. Trong bài viết này, Đồ Cúng Vạn Sự sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc cách sửa soạn mâm cúng, bài văn khấn hóa vàng Thần Tài chi tiết, chính xác nhất.
Mục lục bài viết
Nghi lễ cúng vía thần tài
Cúng thần tài vào ngày thời gian?
Theo thông lệ, ngày cúng vía thần tài là ngày 10 tháng Giêng. Tuy nhiên gia chủ vẫn có thể cúng thần tài, thổ địa vào bất cứ ngày nào trong năm để mong cầu tài lộc, may mắn. Theo các chuyên gia phong thủy cho rằng, thời gian thích hợp nhất để thắp nhang bàn thần tài là vào mỗi buổi sáng khoảng 7 – 9h, (giờ thìn).
Trước khi cúng cần lau dọn bàn thờ thật sạch sẽ, bày trí gọn gàng ngăn nắp để thể hiện tấm lòng thành kính trước các vị thần linh.
Chọn giờ lành cúng thần tài 2023
Ngày vía Thần Tài năm 2022 sẽ rơi vào ngày 31/01/2023 dương lịch. Theo các chuyên gia phong thủy dự đoán lễ cúng vía thần tài nên được diễn ra vào buổi sáng. Tốt nhất là vào các khung giờ sau:
- 7h – 9h (Mậu Thìn)
- 11h – 13h (Canh Ngọ)
Bên cạnh đó gia chủ còn thế dâng lễ cúng Thần tài vào khung giwof từ 15h – 17h (Nhâm Thân).
Mâm lễ cúng thần tài
- Mâm cúng ngày vía thần tài bao gồm:
- Nến đỏ
- Nhang (hương)
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa hồng vàng,..)
- Trái cây tươi ( miễn sao có trái dừa là được. Một số người không dám cúng chuối tiêu vì cho rằng ảnh hưởng đến phong thủy nhưng không sao cả)
- Các loại bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, chè
- 1 bộ tam sên (gồm thịt heo luộc, trứng vịt luộc và tôm/ cua nhỏ: tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở)
- Rượu, bia hoặc nước lọc đều được
- Đĩa gạo, muối
- 1 bát nước sạch ngâm cánh hoa hồng vàng.
- Có thể chuẩn bị thêm heo quay và bánh bao chay
Ngoài ra gia chủ cũng có thể cúng Thần Tài – Thổ Địa vào các ngày bình thường. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 – tháng 6 âm lịch thì cúng mặn gồm: hoa, rượu, thuốc lá, trái cây, bộ tam sên,…
Còn các tháng từ tháng 7 đến cuối năm thì nên cúng mâm chay. Tương tự như lễ mặn, chỉ cần thay bộ tam sên bằng các loại bánh chay khác là được. Thường xuyên lau dọn bàn thờ, thắp hương và tắm cho 2 ông bằng lá bưởi hoặc rượu pha nước đều được.
>>>Đọc thêm: Văn khấn Rằm tháng 8 và mâm cúng theo văn hóa cổ truyền Việt Nam
Văn khấn hóa vàng Thần Tài năm 2023
Tham khảo bài văn khấn sau đây:
Nam mô A Di Đà Phật! (x3)
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày mùng 10 tháng Giêng năm …
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (x3)
Phong tục thờ Thần Tài của người Việt Nam
Đối với những gia đình tin vào tín ngưỡng, đặc biệt là những ai làm ăn, buôn bán thì đều biết đến Thần Tài. Theo quan niệm của người xưa rằng, thờ Thần Tài giúp mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Lúc nào cũng buôn may bán đắt, công việc kinh doanh đầu xuôi đuôi lọt và ngày càng phát triển.
Vốn dĩ phong tục thờ cúng này bắt nguồn từ Trung Hoa, đã du nhập vào nước ta từ rất lâu trước đây. Cho đến hiện nay, người dân Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa tín ngưỡng này. Đó là lý do chúng ta dễ dàng tìm thấy bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa ở bất cứ gia đình nào.
Để thờ Thần Tài cần phải thắp hương mỗi ngày. Lưu ý 2 thời điểm tốt nhất để thắp hương đó là buổi sáng từ 6 giờ đến 7 giờ sáng hoặc buổi tối từ 18 giờ đến 19 giờ. Mỗi lần đốt 5 nén hương, mỗi lần thắp hương nên thay nước. Cần chú ý thay nước trong lọ hoa thường xuyên để tránh làm bẩn hoặc mất đi sự trong sạch của bàn thờ Thần tài.
Ngoài ra cũng nên thường dâng bàn Thần Tài một nải chuối chín vàng. Hằng năm cứ vào ngày 10 tháng giêng âm lịch là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mỗi gia đình thờ Thần Tài sẽ chuẩn bị gạo và lễ vật để cúng Thần Tài.
>>>Đọc thêm: Bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ theo phong tục Việt Nam
Cách hóa vàng Thần Tài
Theo tâm niệm dân gian tin rằng đốt hương sẽ giúp khói hương bay lên và mang theo những lời cầu nguyện của người phàm mắt thịt đến các vị thần linh, ông bà, tổ tiên. Thì việc đốt vàng mã hay còn gọi là hóa vàng cũng vậy.
Vào ngày vía Thần Tài, sau khi thực hiện các nghi thức lễ xong mới đến phần hóa vàng. Việc này phải làm làm riêng lẻ, tiền vàng sẽ được hóa trước sau khi kết thúc 1 tuần hương. Trước khi hạ lễ phải vái và khấn để xin phép hóa vàng.
Tiếp đến tìm một góc sân hay góc vườn sạch sẽ, thông thoáng để hóa vàng. Theo tục xưa, tại nơi đốt vàng mã người có ba cây mía để làm đòn gánh cho các linh hồn mang theo hàng hóa về lại cõi âm.
Tuy nhiên không nên đốt quá nhiều tiền vàng, mỗi thứ chỉ nên chuẩn bị một ít. Đừng nên quá mê tín, đốt đủ thứ, lạm dụng và phô trương. Vừa làm mất đi ý nghĩa đẹp đẽ vốn có của phong tục này vừa làm ô nhiễm môi trường, thậm chí còn có thể dẫn đến cháy nổ.
>>>Đọc thêm: Cúng nhà mới thuê để kinh doanh cần những gì?
Qua bài viết trên, Đồ Cúng Vạn Sự đã giới thiệu đến bạn bài văn khấn hóa vàng thần tài cùng các nội dung có liên quan đến phong tục này. Đừng quên theo dõi trang chủ của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều nội dung thú vị mỗi ngày nhé!
☆
☆
☆
☆
☆
Scores: 4.6 (14 votes)
Thank for your voting!