Bài văn khấn lễ Quán Thế Âm Bồ Tát chuẩn – Kiến thức hay
Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát được thờ phụng phổ biến ngày nay trong Phật giáo. Ngài đại từ, đại bi cứu khổ cứu nạn chúng sanh khỏi đau khổ, lầm lỗi. Ngoài các không gian chùa, tu viện, Bồ Tát cũng được nhiều Phật Tử thỉnh tượng về thờ tại gia. Cần lưu ý gì khi thỉnh tượng về thờ không? Cùng tìm hiểu về ý nghĩa tượng Quán Thế Âm và bài văn khấn lễ Quán Thế Âm Bồ Tát trong bài chia sẻ dưới đây nhé.
Bài văn khấn lễ Quán Thế Âm Bồ Tát là gì?
Sơ lược về Quán Thế Âm Bồ Tát
Quán Thế Âm tiếng Phạn gọi là Avalokitévara, nghĩa là vị Bồ Tát quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại.
Theo Kinh Bi Hoa, Ngài vốn là Thái tử Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm, trong thời của Đức Phật Bảo Tạng Như Lai. Vua Vô Tránh Niệm hết lòng sùng bái đạo Phật, Thái tử tin nghe theo Vua cha mà thành tâm nguyện cầu cả đời quán sát chúng sinh, cứu độ những con người lâm vào đau khổ. Các Đức Phật trong mười phương cùng thọ ký cho Ngài, ban Phật hiệu “Biến Xuất Nhất Thế Công Đức Sơn Vương Như Lai”.
Khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, kết hợp với văn hóa tín ngưỡng bản địa, dần hình thành phái Đại Thừa. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân đa dạng, từ hình nam nhân, hình nữ nhân, dạ xoa, phi nhân,.. đến hơn 500 loại khác. Trong đạo Nho, hình tượng “cha nghiêm mẹ từ” là cốt lõi của hình thái xã hội xưa. Vì Ngài tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, gần với tình thương của mẫu nên hình ảnh biểu trưng trong dân gian là thân nữ giới.
Tại Việt Nam, tín ngưỡng Thờ Mẫu đã tồn tại và đồng hành cùng nền văn minh lúa nước từ rất sớm. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được nhân vật hóa thành một cá thể hiện diện trong đời sống đó là Phật bà Quan Âm – Quan Âm Thị Kính.
Mặc dù có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của Ngài, nhưng Quán Thế Âm Bồ Tát chính là hiện thân của lòng từ bi, giải hóa đau khổ của chúng sanh.
Quán Thế Âm Bồ Tát ngự tại Tây Phương giới, nơi có Phật A Di Đà làm giới chủ
Ý nghĩa thờ tượng Quán Thế Âm Bồ Tát
Tượng Quán Thế Âm thường được đặt ở vị trí quan trọng, nơi có không gian thanh tịnh. Vào mỗi dịp đặc biệt, hay những khi con người lâm vào một sự việc cấp thiết, người ta sẽ thành tâm dâng lễ, nguyện cầu được hóa giải.
Vị Bồ Tát có tấm lòng tại thế gian, theo dõi vạn vật để hóa giải mọi lầm than, dẫn dắt con người về đường hướng thiện. Cá thể Ngài thành một tượng Phật, thỉnh về thờ phụng là việc thể hiện sự thành kính. Bồ Tát Quán Âm biểu thị cho tinh thần đại bi. Ngài chiếc khắp cõi chúng sinh để hóa giải những đau khổ, những tiếng kêu oán thán của muôn loài, đưa chúng sanh thoát khoải cõi u minh. Ngài cũng là vị Bồ Tát che trở cho những người phụ nữa sắp sinh nở, giúp họ bình an qua khỏi. Những ai cầu con trai, hay hiếm muộn Ngài ban phước cho có đinh tử.
Đôi khi, chỉ cần ngắm nhìn tượng Ngài, sẽ làm cho lòng thanh tĩnh, dẫn lối tư tưởng về đúng mực, tránh có quyết định sai lầm.
Quán Thế Âm Bồ Tát có hạnh nguyện là cứu độ cho tất cả cõi chúng sanh khỏi đau khổ, lắng nghe lời cầu cứu mà ban phép
=>> Có thể bạn quan tâm: Cách khai quang và thờ tượng Phật Bà Quan Âm tại gia
Bài văn khấn lễ Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thuỳ từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý
Tín chủ con là: ……………………………………….
Ngụ tại: …………………………………………..
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ tát! (3 lần, 3 lạy).
Bài văn khấn lễ Quan Thế Âm Bồ Tát được dùng trong các ngày rằm, mùng 1 hay ngày vía Ngài
=>> Xem them: +20 mẫu tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng tốt nhất
Mâm lễ cúng Quán Thế Âm Bồ Tát gồm những gì?
Quan Thế Âm Bồ Tát vốn xuất thân là người nhà Phật. Vì thế, đồ cúng lễ gia chủ cần chuẩn bị phải là đồ chay, không cần quá cầu kì mà phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình. Dưới đây là một mâm cúng lễ đơn giản tại nhà.
-
Hương
-
Hoa tươi (nên chọn hoa huệ, hoa cúc vàng, hoa sen,…)
-
Hoa quả tươi (nên chọn những loại quả có thân hình tròn, căng mọng và màu sắc tươi sáng như cam, bưởi, lê, quýt,…)
-
Bánh kẹo, phẩm oản
-
Đĩa xôi chay
Một mâm lễ chay cúng dường lê Bồ Tát
Cách bài trí ban thờ Quán Thế Âm Bồ Tát tại gia đúng
Ngày nay, có nhiều gia đình lựa chọn lập ban thờ tại gia. Việc bố trí bàn thờ tượng Phật Bà Quan Âm rất quan trọng, cần có sự tôn nghiêm và thành kính.
Bàn thờ tượng Phật Quan Âm không nên đặt trong các nhà hàng, nơi ăn uống vì Phật vốn thanh tịnh nên phù hợp đặt bàn thờ ở trong nhà riêng của gia chủ. Nếu có điều kiện, gia chủ nên lập bàn thờ Phật riêng với ban thờ gia tiên. Còn nếu thờ chung, cần lưu ý bài vị của tổ tiên không được để cao hơn tượng Phật Bà Quan Âm. Các nhà sư khuyên rằng bạn nên đặt bài vị ở hai bên chân tượng Phật, sẽ giúp người thân chúng ta tìm được đường giác ngộ, quy về phía Phật.
Thường xuyên lau chùi, vệ sinh sạch sẽ tượng Phật Bà, thành tâm thành ý nhang khói tụng kinh niệm phật hàng ngày. Thờ Phật trong nhà không phải để cầu xin những mong muốn phàm tục, mà để được Ngài giác ngộ. Thờ Phật Bà Quan Âm để thành kính dâng lên ngày tu quả, được Ngài chỉ lối không đi vào sai lầm, đánh mất Tâm đạo. Trên ban thờ Phật Bà Quan Âm, gia chủ nên chuẩn bị bát hương, chén nước, bình hoa, hoa quả sạch sẽ. Khi cúng Phật Quan Âm, không cầm mâm lễ cầu kì, chỉ cầm nhang đèn hoa tươi, thành tâm dâng lên Ngài.
Không nên đặt tượng Phật Bà Quan Âm cùng các tượng phong thủy Đạo giáo. Ngày nay, nhiều gia đình rất chuộng phong thủy. Trong nhà bày rất nhiều tượng phong thủy khác nhau như tượng Tam Đa, tượng Quan Công… Những pho tượng này nên bày tại phòng khách hay phòng làm việc, không nên lẫn lộn trong phòng thờ.
Tuy rằng không quá kiêng kị nhưng gia chủ hãy đẻ ban thờ Phật quay hướng chính của nhà, không nên hướng về phía nhà tắm hay cửa đi. Như vậy để thể hiện sự thành kính tuyệt đối với Bồ Tát Quan Âm.
Nên đặt tượng Quan Âm tại không gian thanh tĩnh, thành kính
Kế thừa và phát huy những giá trị nghệ thuật tại làng nghề đúc đồng truyền thống Ý Yên, Nam Định, cơ sở Đúc Đồng Bảo Long là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên nhận đúc tượng Phật đẹp, uy tín. Các sản phẩm đúc thủ công mỹ nghệ của chúng tôi được chế tác hoàn toàn bằng tay người nghệ nhân giỏi, thể hiện trình độ đúc đồng đỉnh cao. Các mẫu tượng Phật bằng đồng của Bảo Long luôn được khách hàng, các sư thầy đánh giá cao về độ giống thật, đẹp chân thực và nét truyền thần trong bức tượng. Mỗi sản phẩm đều đạt các tiêu chí kiểm định nghiêm ngặt, nét chạm thanh thoát, diện mặt thần thái, tỉ lệ kích thước hình khối chuẩn.
Chúng tôi sở hữu phân xưởng lớn cùng nhiều xưởng vệ tinh tại làng nghề Vạn Điểm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ nghệ nhân giỏi hàng đầu, đội ngũ thợ hoàn thiện có tay nghề cao. Với những lợi thế đó, Đúc Đồng Bảo Long luôn cho ra đời những sản phẩm đẹp, tinh xảo, chất lượng.
Dưới đây là một số công trình đúc tượng Quan Âm được thực hiện bởi các nghệ nhân có trên 15 năm kinh nghiệm tại cơ sở chúng tôi. Liên hệ ngay Hotline: 0968.966.268.
Bảo Long hiện nhận chế tác tượng Phật Bà Quan Âm theo yêu cầu
Nguồn: Sưu tầm
Biên soạn: Đúc Đồng Bảo Long