Bài văn khấn mùng 1, ngày rằm mới nhất 2023

I. Lễ cúng thần linh, gia tiên ngày rằm cần chuẩn bị gì?

1. Mâm cúng ngày rằm tháng Chạp

Lễ cúng rằm tháng Chạp không yêu cầu phải quá cầu kỳ chỉ cần gia chủ thành tâm là được. Bởi đây là nghi lễ tâm linh để tưởng nhớ và gửi gắm những mong cầu về sức khỏe, may mắn và bình an cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Trong mâm cúng ngày rằm tháng Chạp, tuỳ vào từng địa phương và kinh tế của từng gia đình mà chuẩn bị lễ vật tương ứng. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo những cần lễ vật cơ bản như:

  • Lễ chay: hoa tươi, quả tươi, trầu cau, nước sạch, nến, hương.
  • Lễ mặn: xôi/bánh chưng, gà luộc, giò/chả, nem rán canh, các món xào,..

2. Mâm cúng ngày rằm hàng tháng

Theo quan niệm của các cụ ngày xưa, mâm cúng rằm thường phải chuẩn bị rất cầu kỳ với yêu cầu cả món chay và món mặn. Nhưng do cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộng hơn nên nhiều gia đình sẽ không có thời gian để chuẩn bị đủ những lễ vật theo yêu cầu.

Vì vậy, mâm cúng ngày rằm đã được đơn giản hoá đi tương đối nhiều. Tuy nhiên, một mâm cúng vẫn cần phải có đủ các lễ vật như: hoa quả, hoa tươi, trầu cau, hương, rượu, một ít bánh kẹo, và ly nước.

3. Ý nghĩa bài văn khấn mùng 1 hàng tháng

Theo quan niệm lâu đời, ngày mùng 1 được gọi là ngày sóc. Ý nghĩa chính của từ sóc là khởi đầu, bắt đầu. Đây là ngày bắt đầu của một tháng mới nên gọi là ngày sóc.

Còn về ý nghĩa của ngày Rằm thì thường gọi là ngày vọng. Từ “Vọng” có nghĩa là nhìn xa trông rộng. Đây là ngày mặt trăng và mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng. Người xưa cho rằng đây là ngày mà chúng ta nhìn mặt trăng mặt trời nhất, soi chiếu vào mọi tâm hồn, con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng của chúng ta.

Ngày rằm rơi vào ngày 15 theo âm lịch. Mỗi tháng có một ngày rằm. Theo đó một năm có 12 ngày rằm. Trong đó, một số ngày rằm trong năm được cúng nhiều nhất là Cúng rằm tháng giêng, cúng rằm trung thu, cúng rằm tháng 7.

Ngày Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, đại lễ Thượng Nguyên rơi vào tháng 1 (tháng Giêng). Đây là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm mới. Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ ( từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Thực tế phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế.

Người Việt xem ngày Sóc hay Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, ông vải. Hai ngày này còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Trên thực tế cúng vào ngày mùng 1 hay ngày Rằm hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng tháng đều được.

4. Số nén hương được thắp và ý nghĩa của nó theo quan niệm dân gian

SỐ NÉN NHANG
Ý NGHĨA NÉN NHANG
Thắp 1 
Ngụ ý bình an cho gia chủ

Thắp 3 
Báo tin cho người thân bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.

Thắp 5
Dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh hiện về.

Thắp 7
Mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, bình thường người ta ít khi thắp 7 nén.

Thắp 9
Đây là tín hiệu cầu cứu, không cần thiết sẽ không thắp như vậy.

Vì vậy, tùy phụ thuộc vào không gian thờ cúng, nếu nhà của gia chủ chật thì các chuyên gia phong thủy khuyên nên thắp 1 nén hương, để khói hương không ảnh hưởng đến xung quanh, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ, phòng tránh được hỏa hoạn..

Mâm lễ cúng ngày rằm và mùng 1Mâm lễ cúng ngày rằm và mùng 1

Dưới đây là bài văn khấn ngày rằm hàng tháng và văn khấn mùng 1 được sử dụng nhiều nhất năm 2022, mời các bạn tham khảo.

II. Văn khấn ngày rằm, văn khấn mùng 1 gia tiên tại nhà hàng tháng

1. Bài cúng mùng 1 ngày rằm cho Thổ Công và các vị thần

Nam mô A Di Đà Phật

Có thể bạn quan tâm:

 

Cúng giao thừa là gì, Nguồn gốc, ý nghĩa, cách cúng

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ……… (tên gia chủ… địa chỉ nhà)

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật (3 lạy).

2. Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 ngày rằm năm 2022

Bài cúng gia tiên số 1 năm 2022

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tín chủ con là…

Ngụ tại… cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại.

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ.

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật.

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông,

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Có thể bạn quan tâm:

 

Cúng giao thừa là gì, Nguồn gốc, ý nghĩa, cách cúng

Cẩn cáo!

Bài cúng gia tiên ngày rằm được nhiều nguời sử dụng trong năm 2022Bài cúng gia tiên ngày rằm được nhiều nguời sử dụng trong năm 2022Bài cúng gia tiên ngày rằm được nhiều nguời sử dụng trong năm 2022

Bài khấn gia tiên số 2 năm 2022

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Tín chủ (chúng) con là: …  (tên gia chủ)

Ở tại: …   (địa chỉ nhà)

Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết Rằm tháng Chạp. Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy).

Lưu ý: Nếu gia đình của bạn đang làm kinh doanh hay buôn bán mà có cả bàn thờ thần Tài thì bạn nên chuẩn bị cả lễ vật và bài văn khấn thần Tài trong ngày rằm nhé.

III. Văn khấn ngày Rằm tháng Giêng ngắn gọn nhất năm 2022

1. Bài khấn ngày rằm tháng 1

Kính lạy Thần linh Thổ địa… Gia tiên họ…. bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, năm Nhâm Dần.

Chúng con là… Ngụ tại…

Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, sở cầu như ý.

2. Văn khấn ngày rằm tháng giêng

Văn khấn rằm tháng giêng chuẩn nhất và được dùng nhiều nhất năm 2022Văn khấn rằm tháng giêng chuẩn nhất và được dùng nhiều nhất năm 2022Văn khấn rằm tháng giêng chuẩn nhất và được dùng nhiều nhất năm 2022

Bài văn khấn mùng 1, ngày rằm tại nhà mới nhất 2Bài văn khấn mùng 1, ngày rằm tại nhà mới nhất 2

Trên đây là Văn khấn Ngày Rằm hàng tháng & Mùng 1 đầy đủ nhất năm 2022 và cập nhật đầy đủ danh sách những lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng trong ngày rằm tháng Chạp và ngày rằm hàng tháng cũng như các bài văn khấn thần linh và tổ tiên đúng chuẩn. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn!

IV. Văn khấn Rằm Trung Thu năm 2022

Văn khấn ngày Rằm Trung Thu được nhiều người sử dụng nhất năm 2022Văn khấn ngày Rằm Trung Thu được nhiều người sử dụng nhất năm 2022Văn khấn ngày Rằm Trung Thu được nhiều người sử dụng nhất năm 2022

V. Bài cúng rằm tháng 7 năm 2022

Văn khấn ngày Rằm tháng 7 được nhiều người sử dụng nhất năm 2022Văn khấn ngày Rằm tháng 7 được nhiều người sử dụng nhất năm 2022Văn khấn ngày Rằm tháng 7 được nhiều người sử dụng nhất năm 2022

Nguồn: Invert.vn

Cảm ơn các bạn đã đón đọc, hi vọng bạn nhận được nhiều giá trị kiến thức từ chúng tôi!