Bài văn khấn và cách rút chân nhang bàn thờ Thần tài

Ngoài phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên nhiều gia đình, đơn vị, cửa hàng tại Việt Nam còn có tục thờ Thần tài. Đây được xem là vị thần cai quản tiền nong, tài lộc và vận khí tốt tại mảnh đất nơi bạn sinh sống, kinh doanh, làm việc. Để cầu xin may mắn, vượng khí và sung túc các gia đình lập bàn thờ cúng Thần Tài tại nhà và nơi kinh doanh của mình. Tại bài viết sau đây gốm bát tràng Tiên Anh sẽ cung cấp bài văn khấn cũng như cách rút chân nhang bàn thờ Thần tài đến quý vị và các bạn. 

Bài văn khấn và cách rút chân nhang bàn thờ Thần tàiBài văn khấn và cách rút chân nhang bàn thờ Thần tài

Có nên rút chân nhang ở bàn thờ Thần tài

Theo quan niệm tâm linh tín ngưỡng của dân gian bát hương chính là linh vật dùng để kết nối giữa thế giới dương trần với cõi âm. Việc chăm sóc, vệ sinh bàn thờ, bát hương chính là cách thể hiện sự tôn trọng, lòng thành kính với người đã khuất cũng như giữ cho sợi dây kết nối âm-dương được bình thường. Bàn thờ Thần tài thường bao gồm 1 bát hương, đặt tại các gia đình, cửa hàng, văn phòng, công ty, đơn vị, nhất là những nơi liên quan đến làm ăn, kinh doanh, buôn bán. Ngoài hương hoa, lễ vật cúng lễ lên Thần tài nhiều gia chủ thắc mắc không biết có nên thay chân hương trên bàn thờ này không? 

Có nên rút chân nhang ở bàn thờ Thần tàiCó nên rút chân nhang ở bàn thờ Thần tài

Bàn thờ Thần tài không chỉ thể hiện lòng thành kính với vị thần cai quản vùng đất nơi bạn sinh sống, làm việc, kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến vận khí. Chính vì vậy việc thờ cúng cũng như vệ sinh bàn thờ Thần Tài cần hết sức cẩn trọng. Giống như bát hương gia tiên hay bát hương thờ Phật, thờ Thần linh được rút chân hương khi đầy, chân hương trên bàn thờ Thần tài cũng có thể rút khi đầy hoặc khi lâu không rút. Tại phần tiếp theo của bài viết Gốm Tiên Anh sẽ cung cấp cách rút chân hương cũng như bài văn khấn rút chân nhang bàn thờ Thần Tài đến quý vị và các bạn. 

Thời điểm nên thực hiện nghi thức rút chân hương bàn thờ Thần Tài

Thời điểm nên rút chân nhang bàn thờ thần tàiThời điểm nên rút chân nhang bàn thờ thần tài

3 thời điểm nên thực hiện rút chân hương bàn thờ Thần Tài

Theo quan niệm của Phật giáo việc rút chân hương có thể thực hiện bất cứ lúc nào mà không cần xem ngày hoặc quá xem trọng nghi thức. Tuy nhiên theo quan niệm dân gian xưa có 3 thời điểm tốt trong năm để gia chủ thực hiện việc rút chân hương trên bàn thờ Thần tài. Cụ thể các gia đình có thể thực hiện rút chân hương vào 3 thời điểm trong năm sau đây: 

  • Ngày 23 tháng Chạp (Ngày 23 tháng 12 Âm lịch hay còn được gọi là ngày Tết Ông Công – Ông Táo)

  • Ngày vía Thần tài (Ngày 10 tháng Giêng hay mùng 10 tháng 1 Âm lịch)

  • Ngày rằm tháng 7 (Ngày 15 tháng 7 Âm lịch hay còn được gọi là lễ Vu Lan, ngày xóa tội vong nhân)

Lưu ý khi tỉa chân hương bàn thờ Thần tài

Ông bà ta có câu “cẩn tắc vô áy náy” trước khi thực hiện rút chân nhang bàn thờ Thần tài gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây để tránh phạm húy. Việc rút chân hương cần được thực hiện bởi chủ nhà hoặc chủ cửa hàng, công ty, đơn vị,… Trước khi rút chân nhang cần thắp hương làm lễ xin rút chân hương cẩn thận. Người thực hiện rút chân hương cần vệ sinh tắm rửa trước khi hành lễ, ăn mặc lịch sự, nghiêm trang. 

Bộ đồ thờ cúng Chung Cư - Men Xanh Đắp Nổi S1Bộ đồ thờ cúng Chung Cư - Men Xanh Đắp Nổi S1

Khi rút chân nhang cần rút từng cây một hoặc rút từ từ không được rút cùng một lúc. Không được rút hết chân hương ra khỏi bát hương, cần để lại 3, 5, 7 hoặc 9 cây hương cũ. Chân hương cũ nên đốt thành tro sau đó đổ xuống sông, suối hoặc bọc giấy lại trước khi vứt đi. Gia chủ có thể thay tro bát hương nếu thấy cần thiết. Sau khi thay chân hương có thể lau dọn, vệ sinh luôn bàn thờ. Sau đó gia chủ cần thắp 3 cây hương mới, thực hiện hành lễ xem như đã thực hiện xong nghi lễ. 

Cách rút chân nhang bàn thờ Thần tài

Cách rút chân nhang bàn thờ Thần tàiCách rút chân nhang bàn thờ Thần tài

Như đã nói ở trên việc rút chân hương bàn thờ Thần tài cần được thực hiện bởi người chủ nhà, chủ cửa hàng, công ty, văn phòng. Trước khi tiến hành rút chân hương gia chủ cần cần hành lễ, lau dọn bàn thờ thể hiện lòng thành kính cũng như sự trang nghiêm dành cho các vị thần linh. Cụ thể nghi lễ này sẽ được thực hiện với các bước sau đây: 

Vệ sinh, lau dọn bàn thờ Thần tài

Đây là bước đâu tiên trong nghi thức rút chân hương bàn thờ Thần tài mà gia chủ cần thực hiện. Việc vệ sinh bàn thờ Thần tài cần được gia chủ thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ thể hiện lòng thành kính với chư vị thần linh bên trên. Việc tỉa chân hương cần được thực hiện theo các bước sau đây: 

Gia chủ tắm rửa tẩy sạch bụi trần, ăn vận chỉnh tề trước khi thực hiện lau dọn bàn thờ, bao sái

Bộ đồ thờ cúng gốm Bát Tràng - Ban Treo Tường Chung CưBộ đồ thờ cúng gốm Bát Tràng - Ban Treo Tường Chung Cư

Để vệ sinh lau dọn bàn thờ Thần tài gia chủ cần chuẩn bị rượu trắng ngâm cùng gừng giã nhỏ và khăn sạch dùng riêng cho việc lau bàn thờ. 

Gia chủ thực hiện lau bát hương bằng khăn mềm có nhúng rượu gừng, sau đó lau đến tượng Thần tài – Thổ địa rỗi đến các vật phẩm thờ cúng khác

Sau khi lau dọn gia chủ cần đặt tất cả các vật phẩm thờ cúng vào đúng vị trí cũ. Đối với bát hương khi lau dọn không được di chuyển, xe dịch ra khỏi vị trí ban đầu. Cần tuân thủ các nguyên tác trên tránh phạm húy cũng như những điều không may mắn có thể xảy đến với gia đình. 

Tiến hành rút chân nhang bàn thờ Thần tài

Bộ đồ thờ ban chung cư - Men Rạn Vẽ Rồng Bát TràngBộ đồ thờ ban chung cư - Men Rạn Vẽ Rồng Bát Tràng

Ông bà ta có câu “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trước khi tiến hành rút chân nhang gia chủ cần thực hiện cúng bái báo cáo, xin phép thần linh về việc sắp làm. Gia chủ nên chuẩn bị lễ vật để làm lễ cúng như trái cây tươi, hoa tươi, nước. Nghi thức xin phép này nên thực hiện trước khi rút chân hương 1 ngày.  Khi xin phép, gia chủ đọc bài văn khấn sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:…………………

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật.

Sau khi đọc xong bài văn khấn, gia chủ tiến hành các bước tiếp theo. Gia chủ tỉa chân hương chậm rãi từ từ từng cây một hoặc ít một. Để lại từ 3, 5, 7, 9 cây nhang cũ để đem đến may mắn cũng như đúng theo quan niệm phong thủy và dân gian xưa. Số chân hương cũ đốt thành tro bọc trong giấy báo vứt đi hoặc rải xuống sông, suối, ruộng, gốc cây đều được. Sau khi thực hiện rút chân nhang gia chủ cần thắp hương vái lạy và đọc văn khấn mời các bị Thần linh về ngự nơi bàn thờ. Tại phần tiếp theo của bài viết Gốm Tiên Anh sẽ cung cấp nội dung bài văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ thần tài đến quý vị và các bạn. 

Văn khấn sau khi rút chân nhang bàn thờ Thần tài

Bộ đồ thờ chung cư Men rạn nổi Bát Tràng Cao Cấp S3Bộ đồ thờ chung cư Men rạn nổi Bát Tràng Cao Cấp S3

Sau khi thực hiện xong nghi thức rút và hóa chân nhang gia chủ cần đọc một bài văn khấn để mời lại các vị thần linh về ngự trên bàn thờ nhà mình. Hiện nay có rất nhiều bài văn khấn khác nhau, Gốm Tiên Anh sẽ cung cấp bài văn khấn chuẩn chỉnh và thông dụng nhất đến quý vị và các bạn. 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày ……………………….., con đã thực hiện xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, chư vị Thần Phật về ngự lại nơi bàn thờ để con tiếp tục việc thờ cúng. 

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật.

Gốm Tiên Anh vừa cung cấp cách rút chân nhang bàn thờ Thần tài đến quý vị và các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Để mua các vật phẩm thờ cúng bàn thờ Thần tài cũng như bàn thờ Gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ từ đường bạn có thể yên tâm liên hệ đến với Gốm Tiên Anh. Đơn vị của chúng tôi chuyên sản xuất, phân phối đồ thờ cúng và các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng trên toàn quốc. Mọi thông tin vui lòng liên hệ đến với gomphongthuy.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng. 

4.5

/

5

(

2

bình chọn

)