Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Là Gì? Cách Giữ Gìn Và Phát Triển
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Bởi vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc của một dân tộc mà không một quốc gia nào giống nhau. Vậy bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Không phải ai cũng hiểu rõ. Cùng tìm hiểu mọi thông tin về bản sắc văn hóa dân tộc là gì ngay bên dưới!
Mục lục bài viết
Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Bản sắc văn hóa dân tộc là một thuật ngữ chỉ vẻ đẹp hay tính chất đặc biệt, nét đặc trưng tạo nên sắc thái, dấu ấn riêng của mỗi dân tộc. Từ đó có thể phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, quốc gia này với quốc gia khác. Bản sắc dân tộc là cái “nôi” tinh thần, là điểm đặc trưng không thể pha trộn vào đâu được, khẳng định cội nguồn của một dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm nhiều khía cạnh như ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục hoặc hành vi của một cộng đồng. Được hình thành từ đúc kết những kinh nghiệm sống, truyền qua nhiều thế hệ. Đó là kết tinh của cả một dân tộc. Bản sắc văn hóa của một dân tộc cũng được thể hiện qua nét kiến trúc, di sản văn hóa, di vật lịch sử,…
Biểu hiện và ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Biểu hiện của bản sắc văn hóa dân tộc
Chủ nghĩa yêu nước
Chủ nghĩa yêu nước (hay là chủ nghĩa ái quốc, lòng yêu nước, tinh thần yêu nước) là cảm xúc, tình cảm, tinh thần yêu thương và tích cực về quê hương, đất nước hay cội nguồn của một cá nhân hay một tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng hay một thành phố những thông thường thì khái niệm này gắn với khái niệm quốc gia.
Hiện nay chủ nghĩa yêu nước rất gần với chủ nghĩa dân tộc, vì thế hay được dùng như những từ đồng nghĩa. Nhưng nếu xét cặn kẽ thì chủ nghĩa dân tộc có liên quan tới các học thuyết và phong trào chính trị hơn, trong khi chủ nghĩa yêu nước liên quan tới tình cảm nhiều hơn. Chủ nghĩa yêu nước giúp con người ta cảm thấy yêu thương, tự hào, có các trách nhiệm hơn với tổ quốc, với dân tộc. Một lòng yêu nước trung thành với đảng và nhà nước.
Tinh thần đoàn kết dân tộc
Tinh thần đoàn kết là sự nhận thức về mục tiêu, tiêu chuẩn và sự đồng cảm. Tinh thần phải hướng tới một cảm giác thống nhất về mặt tâm lý, bao gồm tất cả các nhóm và tầng lớp xã hội. Sự đoàn kết dân tộc của con người là tấm gương phản chiếu các mối quan hệ gắn kết xã hội với nhau và biến những cái “tôi” riêng biệt, nhiều, trở thành một cái “chúng ta”.
>>> Xem thêm: Bật mí 10 cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử hiệu quả trong cuộc sống
Ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành nên từ nền văn hóa đặc trưng của một dân tộc từ lâu đời. Bản sắc văn hóa có vai trò là yếu tố gắn kết trong một nhóm xã hội , vì bản sắc văn hóa cho phép một cá nhân phát triển ý thức thuộc về nhóm trong khi họ xác định dựa trên các đặc điểm văn hóa chung.
Bản sắc văn hóa dân tộc luôn trường tồn theo thời gian, nó đại diện cho một dân tộc tạo nên những nét đặc trưng như phong tục tập quán, tín ngưỡng, tính cách dân tộc. Đây là tài sản vô giá của một dân tộc.
Đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam
Bản sắc dân tộc Việt Nam dựa trên nguồn cội gốc rễ lâu đời, những tinh túy được chắt lọc dần dần hình thành và phát triển, tạo nên những nét riêng biệt ngày nay. Tuy nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững theo thời gian, những nét đặc trưng của bản sắc dân tộc Việt Nam cơ bản vẫn không khác nhiều so với ban đầu.
Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại có một nét đẹp văn hóa riêng, không bị pha trộn. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên và đặc điểm của từng dân tộc.
Có thể nhìn nhận rõ ràng từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là rất tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình. Con người lao động cần cù, chăm chỉ.
Thực tế chứng minh qua hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam vẫn giữ được bản sắc dân tộc là nhờ tinh thần đoàn kết, gắn bó chặt chẽ giữa mỗi cá nhân với nhau.
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
Thực trạng hiện nay
Việt Nam có 4000 năm văn hiến, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Mặc dù đã có nhiều sự tiếp thu và học hỏi từ nền văn hóa Trung Hoa nhưng bản chất văn hóa bản địa vẫn được giữ vững và phát triển đến ngày nay.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam đang đứng trước những tác động lớn. Bên cạnh những mặt tích cực thì những mặt trái làm khắc chế và nghèo đi bản sắc văn hóa dân tộc là hiện hữu.
Việt Nam cần tỉnh táo và sáng suốt trong quá trình hội nhập, “hòa nhập chứ không hòa tan”. Thực tế đã có nhiều nước thành công trong quá trình đưa bản sắc văn hóa dân tộc vươn ra thế giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Việt Nam còn đang đứng trước nhiều thách thức.
Việc không quan tâm đúng mức về việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, không hiểu được bản sắc văn hóa dân tộc là gì, chạy theo những nền văn hóa khác làm những giá trị truyền thống dần bị mai một. Giới trẻ hiện nay thường ít có xu hướng quan tâm văn hóa nước nhà.
Quan điểm chủ trương
Vì những thực trạng hiện hữu và tiềm ẩn trên nên việc nhận thức về bản sắc văn hóa dân tộc chưa bao giờ được đem ra phân tích nhiều như hiện nay. Các quan niệm, khái niệm về quy chuẩn xã hội, dân chủ, phát triển con người, tự do văn hóa,… đều có liên quan và được thông tin truyền thông đưa ra nhằm mục đích đánh thức tư duy về sứ mệnh của văn hóa, khắc phục sự phiến diện.
Đảng và Nhà nước xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế – xã hội (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII – 1988).
Song song đó, Nhà nước đã tiến hành cải cách, cải thiện trên nhiều phương diện. Trong đó, nâng cao nhận thức và giáo dục con người để nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa quốc gia. Từ đó thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế.
Phương hướng giải quyết
Xu thế hội nhập toàn cầu kéo theo những hướng đi mới để thúc đẩy văn hóa Việt Nam ra thế giới. Các sản phẩm văn hóa Việt dần dà có những dấu hiệu tích cực hơn, đã và đang đạt được một số thành tựu về du lịch, ngoại giao, nghệ thuật,…
Nước ta vẫn đang có cố gắng đưa Việt Nam trở thành nơi giao lưu văn hóa giữa các nước, mở ra những kênh trao đổi về học thuật, nghệ thuật để tuyên truyền cho người dân bản sắc văn hóa dân tộc là gì và ý nghĩa của nó trong công cuộc phát triển đất nước.
Nâng cao nhận thức chính quyền về xây dựng, phát triển văn hóa. Theo Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI, cần chú trọng xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, hướng đến chân – thiện – mỹ thấm nhuần tinh thần dân tộc , nhân văn, dân chủ và khoa học.
Bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, hạn chế hoặc gạt bỏ những hủ tục để xây dựng đời sống nhân dân lành mạnh hơn.
Cải thiện cơ chế, chính sách phát triển đối ngoại. Tăng cường hỗ trợ quảng bá nghệ thuật, du lịch. Mở rộng hợp tác với các quốc gia khác nhằm xuất khẩu văn hóa, đưa những tinh hoa bản sắc của dân tộc để bạn bè thế giới hiểu sâu sắc hơn về văn hóa cũng như con người Việt Nam.
Thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
>>> Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp – Bước ngoặc quan trọng của sự nghiệp
Vai trò của thanh niên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Bản sắc văn hóa dân tộc là gì đã được Đảng và Nhà nước xác định, đó là một trong những đặc trưng của Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam. Do đó nhiệm vụ phát huy vai trò của thanh niên trong gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mang một ý nghĩa rất to lớn. Trước tiên, thanh niên cần phải hiểu được bản sắc văn hóa dân tộc là gì và vai trò của mình trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
Thanh niên Việt Nam với nhiệm vụ giữ gìn bản sắc trong thời gian qua
Thực tế trong thời gian qua, thanh niên đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hóa Việt Nam. Ở những nơi hủ tục còn lạc hậu, thanh niên là những người tuyến đầu đứng ra để vận động nhân dân hiểu rõ hơn về những giá trị, phong tục, lối sống, cốt cách con người Việt Nam. Thanh niên còn là những người chiến sĩ đứng lên đấu tranh loại bỏ, hạn chế các sản phẩm xấu độc, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tuy nhiên trước những tác động mặt trái của cơ chế thị trường, văn hóa Đông – Tây pha tạp hỗn độn len lỏi vào mọi ngóc ngách làm ảnh hưởng không tốt đến đời sống của nhân dân trong đó có thanh niên. Thanh niên ngày nay ít ai hiểu được bản sắc văn hóa dân tộc là gì và ý nghĩa của nó.
Việc chấn chỉnh lại giáo dục là cấp thiết, trong đó thanh niên phải nhận thức rõ bản sắc văn hóa dân tộc là gì, ý nghĩa tầm quan trọng của việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là gì. Đó là kim chỉ nam giúp thanh niên định hướng tốt trong cuộc sống, sống tốt đời đẹp đạo.
Việc thanh niên cần làm để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Thanh niên cần biết giữ gìn những di sản, không phá hỏng làm hại những gì cha ông đã gây dựng nên. Từ đó có những hành động cụ thể làm đẹp tinh thần bản thân, nhận thức được chân lý lẽ phải, nghiêm túc tiếp thu những cái hay để giữ gìn quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc.
Phát huy hết năng lực để phê phán, loại bỏ những sản phẩm văn hóa tiêu cực như mê tín dị đoan, sung bái thần tượng mù quáng, ăn mặc diêm dúa, đầu tóc xanh đỏ,…
Ngoài ra, thanh niên cũng cần sáng suốt nhận thức được âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, ngoại bang kích động gây nhũng nhiễu lòng dân, khiến thanh niên quay lưng lại với lịch sử dân tộc và trở thành những thành phần nghe lời xúi giục chống phá Nhà nước của phản động, gây tâm lý hoang mang cho gia đình và xã hội.
Trên đây là tất cả những thông tin giải thích cho bản sắc văn hóa dân tộc là gì, đặc điểm của bản sắc văn hóa dân tộc là gì, cũng như thanh niên Việt Nam cần làm gì để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về bản sắc văn hóa. Để đọc thêm nhiều thông tin bổ ích, đừng quên truy cập Muaban.net thường xuyên nhé!
>>> Xem thêm: