Bán Thiết Bị Phòng Thu Nhập Chính Hãng Từ Châu Âu, Mỹ, Giá Tốt Tphcm

Thiết bị phòng thu

, thiết bị thu âm

 

Thiết bị phòng thu hay còn gọi là thiết bị thu âm là những thiết bị dùng cho phòng thu. Phòng thu âm, hay còn gọi là phòng thu là một căn phòng có đầy đủ các thiết bị, phụ kiện dùng để thu âm. Căn phòng được thiết kế để làm sao thu được những âm thanh phát ra trong phòng trong và thật nhất có thể.

 

Bên cạnh việc thu nhận âm thanh, xử lý các âm thanh đã được thu hoặc hòa trộn nó cùng với các âm thanh khác dựa trên ý đồ của nhà sản xuất cũng là nhiệm vụ chính của phòng thu âm.

 

Danh sách các thiết bị cho phòng thu âm 

 

Để có một phòng thu âm tại nhà với chất lượng chuyên nghiệp, bạn cần danh sách các thiết bị sau:

 

Máy tính có cài phần mềm làm nhạc

 

Studio monitors – Loa kiểm âm

 

Studio Headphone

 

Audio Interface

 

Microphone

 

Các tấm tiêu âm

 

MIDI controller và các thiết bị khác (tùy nhu cầu mỗi người)

 

Máy tính và phần mềm thu âm/làm nhạc

 

Nếu bạn cần sự linh hoạt và hiệu quả, tiết kiệm về chi phí thì bạn không cần tìm phòng thu ở đâu xa. Chỉ cần bạn có máy tính cá nhân cùng với phần mềm làm nhạc là đủ rồi.

 

Đây là lựa chọn của rất nhiều người và sản phẩm họ làm ra cũng không hề thua kém các sản phẩm khác trên thị trường.

 

Một chiếc máy tính với phần mềm thu âm là giải pháp giúp bạn tiết kiệm chi phí tối thiểu nhất.

 

Máy tính và phần mềm làm nhạc cơ bản giúp bạn:

 

Thu âm: bạn phải có trang thiết bị đi kèm Audio Interface hoặc Soundcard.

 

Phối khí, viết nhạc: có thể một số người cần thêm keyboard để có thể viết nhạc và ghi lại dưới dạng tín hiệu MIDI.

 

Mix nhạc: căn chỉnh âm thanh, chèn hiệu ứng âm thanh

 

Làm Auio Mastering

 

Lưu trữ, ghi đã CD/DVD, chia sẻ các dự án âm nhạc.

 

Yêu cầu cho máy tính

 

Máy tình càng khỏe càng tốt. Nên chọn một chiếc máy tính bền bỉ, mạnh mẽ, có khả năng nâng cấp tốt. Hãy mua nhiều RAM, ít nhất là 04Gb, tốt nhất là từ 08Gb trở lên để có thể sử dụng nhiều nhạc cụ ảo, hoạt động thoải mái.

Nêu mua ít nhất 2 chiếc HDD với dung lượng lớn để lưu các dự án âm nhạc, các chương trình cài đặt. Máy phải có CPU từ core i5 hoặc tương đương trở lên.

 

Phần mềm làm nhạc/thu âm

 

Nhiều người mới mày mò thu âm hoặc bán chuyên thường nghĩ tới Adobe Audition hoặc Audacity. Nhưng nếu bạn làm việc trên máy tính và muốn thu âm một cách chuyên nghiệp thì nên sử dụng phần mềm tiện lợi và đông đảo người dùng hơn. Có thể kể đến phần mềm Cubase, một trong nhưng phần mềm đa năng nhất, rất dễ dùng, phổ biến, miễn phí và chất lượng tốt. Ngoài ra bạn có thể lưu ý thêm các phần mềm như Pro Tools, Logic, FL Studio. Mỗi phần mềm này đều có các ưu điểm riêng.

 

Nếu bạn muốn một hệ thống nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thì có thể sử dụng Reaper.

 

Loa kiểu âm phòng thu

 

Đây là thiết bị rất quan trọng của hệ thống phòng thu âm. Tên gọi khác của thiết bị này là loa kiểm âm – tức là loa để kiểm tra âm thanh. Chất lượng của bản mix phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thiết bị này.

 

Với hệ thống studio monitors, mọi thứ bạn nghe đều rất nguyên bản, bạn sẽ thấy được bản mix của mình thiếu gì, thừa gì, có vấn đề gì. Với các hệ thống loa dân dụng, rất khó để bạn có thể tạo ra được các bản mix hay trên các hệ thống âm thanh khác nhau. Bởi âm thanh mà bạn nghe đã bị chất âm đặc trưng của từng loa làm sai lệch đi nhiều.

 

Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của loa kiểm âm là mang lại cho bạn 1 môi trường âm thanh trung thực và khách quan nhất, không bóp méo tiếng, không nịnh tai.

 

Studio Headphone

 

Cùng tiêu chí lựa chọn như studio monitors, bạn không nên dùng các tai nghe có nhiều bass, nịnh tai để thu âm và mix nhạc.

2 chức năng chính của studio headphone:

 

Nghe nhạc nền và tín hiệu âm thanh trong quá trình đang thu âm

 

Mastering, Editing, Mixing

 

Kéo theo đó là 2 dạng của studio headphone:

 

Closed-back headphone: dạng tai nghe này được thiết kế để cách ly tối đa các nguồn âm thanh thoát ra hoặc lọt vào khi đang thu âm.

 

Open-back headphone: loại này thường đắt hơn loại trên, thiết kế tối ưu hóa chất lượng âm thanh nhưng nhược điểm là dễ bị lọt

âm thanh ra ngoài.

 

Audio Interface

 

Thiết bị này chính là hệ thống kết nối cổng âm thanh đi vào và đi ra với máy tính. Nó thu tiến hiệu âm thanh từ nhạc cụ vào máy tính và từ máy tính phát tín hiệu ra loa.

 

Khi chọ Audio interface, bạn nên để ý xem nhu cầu chính xác của bạn là gì để chọn cho phù hợp. Bạn thu cho 1 hay nhiều người hát cùng lúc? Nguồn âm thanh của bạn là đàn guitar, hát hay gì?… Từ đó chọn số lượng và loại đường vào trên audio interface.

 

Chỉ với 3 đến 10 triệu là bạn đã có nhiều lựa chọn cho thiết bị này rồi.

 

Microphone

 

Đây là thiết bị giúp bạn thu âm thanh ở bên ngoài vào máy tính. Ví dụ như đàn piano, giọng hát, guitar…Tùy thuộc vào nhu cầu và ngân sách của bạn mà hãy chọn loại micro phù hợp nhất.

 

Các thiết bị tiêu âm

 

Các tấm tiêu âm giúp kiểm soát được các đặc tính âm học trong phòng thu âm, giúp bạn:

 

Âm thanh trung thực hơn, thu âm tốt hơn

 

Có thể ra quyết định tốt hơn khi mixing hay mastering bởi bạn có thể nghe được chính xác bản mix

 

Với chỉ 1 vài miếng tiêu âm, bạn có thể cải thiện chất lượng của bản thu, bản mix rất nhiều.

 

Ngoài ra, bạn có thể có thêm các thiết bị khác như mixer, dây âm thanh, màng lọc âm.

 

Lưu ý khi thu âm tại nhà

 

Trong giới trẻ hiện nay xu thế thu âm tại nhà khá phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết làm thế nào để có thể có chất lượng âm thanh tốt nhất. Dưới dây là nhưng lưu ý khi bạn tiến hành thu âm tại nhà để có thể có được sản phẩm ưng ý.

 

Địa điểm thu âm

 

Hãy thực hiện thu âm nơi yên tĩnh, có cách âm. Khi thu âm cũng không để máy lạnh hoặc quạt hướng về phía micro.

Không gian thu ân không được quá hẹp (dưới 5m2) cũng không được quá rộng. Nên ngồi giữa phòng để thu âm để bớt đi hiệu ứng vang.

 

Kiểm tra thiết bị

 

Hãy kiểum ra các thiết bị như jack cắm micro, các phụ kiện đi kèm để đảm bảo âm thanh được tốt. Bỏ các hiệu ứng như echo, eq, reverd để từ các phần mềm thu âm và các phần cứng âm thanh để có được âm thanh chuẩn. Micro cũng chỉ nên cho qua các phần cứng bắt buộc để tạo âm thanh thật hơn.

 

Tư thế thu

 

Miệng phải cách mic 1 khoảng cách phù hợp. Tùy thuộc vào loại mic, loại nhạc mà khoảng cách này tương ứng như sau:

 

Nếu thu bản Rap: miệng nên cách mic từ 15 – 20cm.

 

Nếu thu thể loại Pop hoặc Rnb: miệng nên cách mic từ 10 – 15cm

 

Cần chú ý trong các loại mic thì mic Dynamic là loại thu 1 hướng, do đó cần chú ý làm sao để miệng luôn hướng về phía mic với khoảng cách dưới 5cm.

 

Mic Condenser có khả năng thu âm rất rộng và xa nên bạn không cần chú ý quá nhiều đến việc miệng hướng về phía đầu mic.

Với mic vi tính, các loại mic kèm headphone thì do khả năng bắt âm không tốt nên miệng luôn phải cách mình từ 3 đến 5cm cho tất cả các thể loại nhạc. Bạn không cần hát quá lớn, không làm mic bị rung và tốt nhất là không di chuyển, không cần mic trong lúc thu.

 

Âm thanh

 

Hãy thử với một vài tư thế, một vài cách hát để xem có bị lạc âm, lệch tiếng không, từ đó điều chỉnh cho phù hợp. 

 

Thẩm định

 

Khi đã xong, khâu cuối cùng bạn cần làm là nghe lại bản thu âm xem có vấn đề gì về âm thanh hay không. Nếu có vấn đề ở khâu nào thì cần chỉnh ở khâu đó rồi thu lại. Hãy chỉnh sửa khi có một bản thu tốt nhất.

 

Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức và hiểu biết về các thiết bị thu âm cũng như các yếu tố tạo thành một phòng thu âm chất lượng.