Bạn biết gì về các thói quen ăn uống của người Việt Nam?
Văn hóa ăn uống của người Việt có một màu sắc riêng biệt, không lẫn vào bất kỳ đâu. Đó là sự mộc mạc, giản dị và dân giã, mang đậm nét văn hóa truyền thống phương Đông. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các thói quen ăn uống của người Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé.
1. Khám phá 5 thói quen ăn uống của người Việt Nam
Bữa cơm gia đình là nét văn hóa mà người Việt rất coi trọng, không chỉ đơn giản là một bữa ăn, đó còn là thời gian gia đình sum họp, trò chuyện và gắn kết tình cảm giữa các thành viên. Dưới đây là 5 thói quen ăn uống của người Việt Nam:
1.1. Luôn có chén nước chấm trong bữa ăn
Từ xa xưa, trong mỗi bữa cơm của người Việt luôn có sự hiện diện của một bát nước chấm được đặt ở giữa mâm cơm. Đây được xem như là linh hồn của ẩm thực Việt, gói trọn sự tinh túy trong từng bữa ăn. Thức ăn khi ăn cùng nước chấm càng làm tăng thêm mùi vị và ngon đậm đà khó cưỡng.
Thế nhưng, việc ăn quá nhiều nước chấm (nước mắm hoặc nước tương) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ,… Vì trong nước chấm chứa nhiều muối, cộng thêm thói quen nêm nhiều gia vị của người Việt khiến cho lượng muối tiêu thụ mỗi ngày vượt quá lượng khuyến nghị 5g muối/ngày.
Hiện nay, nước mắm giảm mặn là sản phẩm được nhiều người ưu tiên lựa chọn để kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể. Loại nước mắm này đã được cắt giảm muối, không còn mặn như nước mắm cốt nhưng vẫn giữ được vị ngon truyền thống, giữ trọn vẹn hương vị bữa ăn mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe.
Nước mắm giảm mặn – giải pháp mới cho bữa ăn hiện đại, đề cao sức khỏe người tiêu dùng
1.2. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Khi ngồi vào mâm cơm, mỗi người cần phải có sự ý tứ khi ăn. Không ăn quá nhanh hoặc quá chậm, không ăn quá ít hoặc quá nhiều; không nên để thừa đồ ăn. Thông qua cách ăn uống cũng có thể đánh giá được tính cách của một người.
Đối với khách đến nhà, nên ăn thật ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng gia chủ, nhưng phải lưu ý cách ăn uống sao cho đúng mực, hợp hoàn cảnh. Ăn quá nhanh sẽ thể hiện là người vội vàng, ăn quá chậm làm cho nhiều người phải chờ đợi, ăn quá nhiều hay ăn hết phần ăn của người khác biểu thị sự tham lam và ăn quá ít có thể khiến gia chủ nghĩ rằng bạn đang chê thức ăn không ngon. Đây đều là những cách ăn chưa phù hợp mà bạn nên chú ý để tránh mắc phải.
1.3. Bới cơm vừa phải, không bới quá nhiều hoặc quá ít
Cơm là món ăn chính không thể thiếu trong bữa ăn, bởi người Việt quan niệm rằng phải ăn cơm thì mới chắc bụng và no lâu. Trong mỗi bữa ăn, người ngồi gần nồi cơm sẽ phải bới cơm cho những người khác, thông thường là gia chủ (trường hợp có khách ăn cùng).
Việc bới cơm phải thật tế nhị, không bới quá đầy vì dễ làm rơi hạt cơm và không có chỗ để thức ăn. Đồng thời cũng không nên bới quá ít, ăn nhanh hết và phải bới cơm nhiều lần. Không chỉ vậy, khi bới cơm cho thực khách, nếu bới quá ít còn dễ khiến khách suy nghĩ là gia chủ là người tiết kiệm, keo kiệt. Vì vậy, với gia đình có khách ghé thăm, nếu thấy cơm trong nồi còn ít nên bới ít lại cho người trong gia đình, đảm bảo khách được ăn đầy đủ, không cảm thấy ngại khi ăn.
Việc bới cơm cũng cần phải có sự chuẩn mực và tinh tế để người ăn cảm thấy thoải mái
1.4. Sử dụng đũa để ăn
Dùng đũa khi ăn là nét đặc trưng trong văn hóa ăn uống của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Cách cầm đũa thoạt nhìn có vẻ dễ nhưng thực tế có thể khiến nhiều người phải lúng túng, khó khăn khi gắp thức ăn. Cách cầm đũa đúng như sau: bạn xếp hai đầu đũa bằng nhau, không nên có một chiếc cao, một chiếc thấp và cầm nhẹ bằng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa.
Quy tắc dùng đũa là không được sử dụng đũa đang ăn để gắp thức ăn cho người khác hoặc gắp thức ăn trong mâm cơm chung. Nếu muốn vậy, cần phải trở đầu đũa hoặc dùng một chiếc đũa khác. Ngoài ra, bạn không nên cắm đũa vào bát cơm; gắp thức ăn khéo léo, không làm rơi đồ ăn; không tạo ra tiếng khi gắp thức ăn và phải xếp đũa gọn gàng sau khi ăn xong.
1.5. Trò chuyện trong khi ăn uống
Trái với văn hóa không nói chuyện khi ăn của phương Tây, người Việt Nam có thói quen trò chuyện mỗi khi ăn uống. Trong bữa ăn, ngoài việc ăn no, đây còn là nơi bắt đầu mọi câu chuyện và là cơ hội để mọi người tụ tập, chia sẻ về cuộc sống, công việc hay những sở thích của bản thân. Mặt khác, bữa cơm còn là cầu nối xây dựng và gắn kết các mối quan hệ, tăng sự thấu hiểu giữa mọi người và không khí ấm cúng trong gia đình.
Ngồi quây quần bên mâm cơm và cùng nhau trò chuyện là thói quen ăn uống của người Việt Nam giúp bầu không khí thêm vui vẻ, gắn kết mọi thành viên hơn.
Tuy nhiên, trong lúc đang nhai thức ăn thì không nên nói chuyện để tránh làm rơi vãi vụn đồ ăn gây mất vệ sinh. Đồng thời không nên chép miệng tạo ra tiếng ồn khi nhai. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện sau khi đã nhai nuốt thức ăn và nhai nhẹ nhàng để gây tiếng khó chịu, như là cách giữ vệ sinh và tôn trọng người khác nhé.
2. Điểm mặt những sai lầm trong thói quen ăn uống của người Việt Nam
Bên cạnh những thói quen ăn uống đặc trưng, vẫn còn có một vài sai lầm không tốt cho sức khỏe trong câu chuyện ăn uống của người Việt:
2.1. Thói quen ăn mặn gây hại sức khỏe
Việc dùng nước chấm mỗi khi ăn cơm vô tình tạo nên thói quen ăn mặn của nhiều người Việt. Ngay cả với trẻ em vì dùng bữa chung với ba mẹ nên cũng ăn mặn từ lúc còn nhỏ.
>>> Bài viết có liên quan: Cần lưu ý gì khi sử dụng nước mắm cho bé?
Theo thống kê từ WHO – Tổ chức Y tế thế giới, người Việt Nam tiêu thụ đến 9.4g muối/ngày, gấp đôi so với mức khuyến cáo. Đứng trước tình hình này, Bộ Y tế đã đưa ra lời khuyến cáo, hướng dẫn và kêu gọi người dân tham gia giảm mặn trong khẩu phần ăn, phòng ngừa cao huyết áp, tim mạch và những bệnh không lây nhiễm khác với thông điệp Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân trong việc tiêu thụ muối và giảm thiểu ca mắc bệnh do tác hại của ăn mặn gây ra.
Ăn mặn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống
Ăn mặn có tốt không? 15 tác hại của ăn mặn đối với sức khỏe
Ngày càng có nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề thường xuyên ăn mặn có tốt không. Thực tế, tác hại của ăn mặn được nhiều chuyên gia hiện nay cảnh báo. Không chỉ tăng huyết áp, dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ, chế độ ăn thừa muối…
2.2. Nạp quá nhiều calo cần thiết
Trong nhiều năm gần đây, chế độ ăn của người Việt ngày càng thiên về thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm (chứa nhiều calo) và ăn ít hải sản, rau củ quả. Việc tiêu thụ lượng calo lớn trong thời gian dài cùng với sự thiếu hụt chất xơ, vitamin, khoáng chất làm mất cân bằng dưỡng chất trong cơ thể. Điều này có thể gây tích trữ mỡ thừa dẫn đến béo phì, tiểu đường, đột quỵ, cao huyết áp, kháng insulin, giảm chức năng não, đầy hơi, buồn nôn.
Ngược lại, nếu nạp quá ít calo cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, uể oải, kém tập trung, sức đề kháng yếu, dễ bị suy nhược, sút cân và các hoạt động của cơ thể trở nên trì trệ.
2.3. Gắp thức ăn chung bằng đũa của mình
Đối với người Việt, gắp thức ăn chung hoặc gắp thức ăn cho người khác trong bữa cơm là hành động thể hiện cho sự hiếu khách, tôn trọng, quan tâm đối phương. Tuy nhiên, hành động này lại có thể gây nguy hại đến sức khỏe.
Các chuyên gia cho rằng, việc dùng đũa như vậy có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, vi khuẩn cúm, vi khuẩn viêm gan A, E… Những bệnh này có thể phát triển âm thầm và không kèm theo dấu hiệu rõ ràng, dễ khiến nhiều người không nhận biết được hoặc chủ quan bỏ qua, đến khi phát hiện mắc bệnh thì đã tiến triển nghiêm trọng, gây khó điều trị hơn.
2.4. Không chú trọng cân bằng dinh dưỡng
Lối ăn uống không chú trọng cân bằng các nhóm dinh dưỡng như ăn nhiều tinh bột, nhiều đạm hay nhiều béo, không đa dạng thực phẩm cũng là một sai lầm mà có khá nhiều người Việt mắc phải. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho sức khỏe cần có sự cân bằng giữa 4 nhóm chất (chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất).
Theo các chuyên gia, thừa hoặc thiếu một nhóm chất dinh dưỡng đều không tốt cho cơ thể, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, béo phì, loãng xương, cao huyết áp,… Đối với trẻ em, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng có thể khiến trẻ kém phát triển, còi cọc hoặc béo phì,…
Bữa ăn không đảm bảo tính đa dạng của thực phẩm và thiếu cân bằng dinh dưỡng sẽ gây nhiều tác hại xấu cho cơ thể như lão hóa da, rụng tóc, nổi mụn, gãy móng…
8 lợi ích của việc ăn uống lành mạnh giúp bạn sống vui sống khỏe
Ngày nay, rất nhiều người theo đuổi xu hướng ăn uống lành mạnh, ưu tiên sử dụng trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế thức ăn chế biến sẵn. Vậy lợi ích của việc ăn uống lành mạnh là gì?…
2.5. Có xu hướng sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Đứng trước nhịp sống hiện đại và bận rộn, không ít người Việt ngày nay có xu hướng tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh nhằm tiết kiệm thời gian nấu nướng. Một phần khác, nhiều bạn trẻ còn yêu thích những loại thức ăn này vì có hương vị rất hấp dẫn, dễ ăn, dễ mang theo và phù hợp với nhiều đối tượng.
Tuy nhiên, các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn như bánh quy, bánh rán, khoai tây chiên, bắp rang bơ, thịt đóng hộp… lại chứa nhiều chất béo chuyển hóa – tác nhân làm giảm cholesterol tốt, tăng cholesterol xấu, từ đó gây nên vấn đề tim mạch. Các chất bảo quản, hàm lượng muối cao trong thức ăn nhanh cũng không tốt cho sức khỏe.
Ăn nhiều đồ ăn nhanh, chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
3. Mẹo nhỏ giúp rèn luyện cách ăn uống lành mạnh hơn
Một số lưu ý giúp bạn ăn uống khoa học và khỏe mạnh hơn:
Tránh dung nạp nhiều muối hoặc các sản phẩm chứa nhiều muối. Nên sử dụng các loại gia vị giảm mặn, chấm thức ăn nhẹ tay, không nêm nhiều muối,…
Giảm tiêu thụ thức ăn chiên rán, các loại thực phẩm đóng gói sẵn hoặc đồ ăn vặt.
Nên tự nấu ăn tại nhà để kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng và calo nạp vào cơ thể thay vì đi ăn bên ngoài.
Tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau xanh, củ quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt không tinh chế,… vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép hoặc sinh tố. Ăn trái cây giúp tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể tốt hơn dạng nước ép, sinh tố.
Chọn thực phẩm tươi sạch, không chứa hóa chất bảo quản và cần làm sạch kỹ trước khi chế biến.
Thức ăn không để qua đêm, nên ăn hết trong ngày và không hâm lại nhiều lần vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây tổn hại đến sức khỏe.
Đọc kỹ thông tin thành phần dinh dưỡng trên nhãn sản phẩm để chọn đúng sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
Đọc nhãn ghi thành phần dinh dưỡng trên gói thực phẩm trước khi mua giúp bạn kiểm soát tốt lượng calo và các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể.
Bài viết trên là những chia sẻ về thói quen ăn uống của người Việt Nam. Có thể thấy rằng, để đảm bảo về mặt sức khỏe và ăn uống ngon miệng, mỗi người nên xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, thực hiện giảm mặn trong khẩu phần ăn mỗi ngày, hạn chế thực phẩm không tốt và chú ý trong lựa chọn cũng như chế biến thực phẩm.
>>> Xem thêm: