Bản chất của văn hóa là gì? Chúng ta nên tìm hiểu về văn hóa dân tộc – ACC GROUP
Trong thời đại mà cuộc cách mạng truyền thông đang bùng nổ và thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, đề tài văn hóa lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những vấn đề xoay quanh di sản văn hóa là gì, giá trị văn hóa là gì,… trở thành những tâm điểm nóng dần được khán giả quan tâm và bàn luận nhiều. Cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm văn hoá là gì, bản sắc văn hóa là gì cũng như các chức năng của văn hóa qua bài viết dưới đây.
Bản chất của văn hóa là gì? Chúng ta nên tìm hiểu về văn hóa dân tộc
Mục lục bài viết
1. Văn hoá là gì?
Có thể nói, văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống kể và vật chất lẫn tinh thần của con người. Trên thế giới, đã từng có vô vàn định nghĩa khác nhau về văn hóa. Dựa trên những hệ quy chiếu khác nhau, mỗi định nghĩa lại phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Như vậy, ta có thể hiểu nền văn hóa là gì, vốn văn hóa là gì?
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đưa ra lời giải thích sâu sắc về khái niệm văn hoá là gì như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như phục vụ mục đích của cuộc sống mà loài người đã sáng tạo và phát minh ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, khoa học, văn học, nghệ thuật, cùng những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng chúng. Tất cả những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa”.
Trong quá trình tìm hiểu khái niệm văn hóa là gì theo UNESCO, Federico Mayor – Cựu Tổng Giám đốc của UNESCO đã đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về văn hóa như sau: “Văn hóa là sự phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động tất thảy mọi mặt của cuộc sống (với từng cá nhân và cả cộng đồng) diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Qua hàng thế kỷ, văn hóa đã cấu thành nên một hệ thống những giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống. Dựa trên hệ thống đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc văn hóa là gì của chính quốc gia mình”.
Vậy, cuối cùng khái niệm văn hoá là gì? Nói một cách dễ hiểu, văn hóa chính là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo nên và tích lũy thông qua quá trình hoạt động, thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn hóa là một khái niệm bao quát, có liên quan đến tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người.
Do vậy, khi nhắc đến văn hóa, ta không thể không kể đến nhiều khía cạnh khác nhau của một đất nước như: ngôn ngữ, tiếng nói, tư tưởng, tôn giáo… Ngoài ra, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ghi đậm dấu ấn của bất cứ dân tộc nào cũng phản ánh văn hóa của dân tộc đó.
Tổng kết lại, nếu hiểu một cách chung nhất, văn hóa chính là những giá trị mà một cộng đồng người sáng tạo ra nhằm một mục đích trước hết là để phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của chính mình. Để hình thành và duy trì những giá trị văn hóa của một dân tộc đòi hỏi phải trải qua một khoảng thời gian rất dài và có tính kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Di sản văn hóa là gì?
Liên kết với khái niệm về văn hóa là gì được lý giải ở trên, bạn có thể tự hình dung được khái niệm di sản văn hóa là gì chưa? Di sản văn hóa được hiểu là di sản được thể hiện qua các hiện vật vật lý cùng các thuộc tính phi vật thể của một nhóm người hay xã hội. Di sản văn hóa có tính kế thừa từ các thế hệ trước, còn duy trì đến ngày nay và dành cho các thế hệ tương lai. Di sản văn hóa bao gồm cả yếu tố tài sản văn hóa, văn hóa phi vật thể và di sản tự nhiên. Các tòa nhà, di tích lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật khác chính là hiện thân của yếu tố tài sản văn hóa. Yếu tố văn hóa phi vật thể có thể kể đến như: những văn hóa dân gian truyền thống, ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) và tri thức. Di sản tự nhiên bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và tính đa dạng sinh học. Tìm hiểu di sản văn hóa là gì, ta có thể tiếp cận chức năng của văn hóa một cách dễ dàng hơn.
3. Bản chất, chức năng, giá trị của văn hoá
3.1. Bản chất của văn hóa
Trước khi đi tìm hiểu chức năng của văn hóa cũng như giá trị văn hóa là gì, bản sắc văn hóa là gì, ta cần xác định rõ ràng bản chất của văn hóa. Văn hóa chính là hoạt động với mục tiêu sản xuất, sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa hữu hình cũng như vô hình. Bản chất của văn hóa là tổng thể của vô vàn hoạt động và tất cả hành động ấy đều hướng đến cái Chân – Thiện – Mỹ. Do thế mà văn hóa không thể tách rời nền kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, chính văn hóa lại có đời sống của riêng mình, cũng như vận hành quy luật hoạt động riêng. Mục tiêu cao cả nhất của hoạt động văn hóa cần đạt được chính là con người và sự phát triển – hoàn thiện con người. Hiểu những nét bản chất này của văn hóa, ta sẽ nhận biết được các chức năng của văn hóa cũng như giá trị văn hóa là gì.
3.2. Chức năng của văn hóa
Khi nói về chức năng của văn hóa, văn hóa xã hội là gì, ta cần nhớ đến 5 chức năng tiêu biểu: Chức năng giáo dục; Chức năng nhận thức, dự báo; Chức năng thẩm mỹ; Chức năng giải trí; Chức năng kế tục và phát triển giữa các thế hệ. Biểu hiện cụ thể từng chức năng của văn hóa như sau:
Chức năng giáo dục:
Giáo dục là một trong những chức năng của văn hóa tiêu biểu nhất. Các hoạt động, các sản phẩm của văn hoá có thể tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển cả về tinh thần và thể chất của con người. Theo thời gian, con người sẽ hoàn thiện phẩm chất và năng lực theo chuẩn mực xã hội đề ra. Chức năng giáo dục của văn hóa không chỉ thể hiện qua truyền thống văn hoá – những giá trị đã ổn định, mà còn thông qua những giá trị đang dần hình thành. Chúng tạo nên một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng đến. Vì thế, văn hoá đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người, hay nói cách khác là “trồng người “. Thông qua chức năng giáo dục, văn hoá đã tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc và lịch sử của toàn nhân loại. Văn hoá có khả năng duy trì và phát triển bản sắc dân tộc, đồng thời là cầu nối hữu nghị gắn bó giữa các dân tộc với nhau, gắn kết thế hệ này với thế hệ khác nhằm mục tiêu hướng tới sự Chân – Thiện – Mỹ. Văn hoá chính là cái “gen” xã hội, di truyền phẩm chất cộng đồng người tới các thế hệ mai sau.
Chức năng nhận thức, dự báo:
Nhắc đến chức năng của văn hóa không thể không kể đến chức năng nhận thức, dự báo. Đây là chức năng đầu tiên và tồn tại trong tất cả hoạt động văn hoá. Vì nếu con người không có nhận thức thì sẽ không thể phát sinh bất cứ một hành động văn hoá nào. Thông qua đặc trưng, đặc thù của văn hóa mà quá trình nhận thức này của con người mới được hình thành trong các hoạt động văn hóa. Muốn phát huy những tiềm năng ở con người thì trước tiên cần nâng cao trình độ nhận thức của con người.
Chức năng thẩm mỹ:
Chức năng thẩm mỹ cũng là một trong những chức năng của văn hóa. Con người bên cạnh nhu cầu hiểu biết thì còn có cả nhu cầu hưởng thụ và luôn hướng tới cái đẹp. Văn hóa cần phải có chức năng này là bởi hiện thực cuộc sống luôn được con người nhào nặn theo quy luật của cái đẹp. Hay nói khác đi, con người đã sáng tạo ra văn hoá tuân theo quy luật của cái đẹp. Trong đó, biểu hiện tập trung nhất của sự sáng tạo ấy chính là văn học nghệ thuật. Con người, với tư cách là khách thể của văn hóa, đã tiếp nhận chức năng này, đồng thời tự thanh lọc mình để hướng tới cái đẹp, khắc phục cái xấu còn tồn tại trong chính bản thân mình.
Chức năng giải trí:
Trong cuộc sống, ngoài việc lao động và sáng tạo, ai cũng cần có nhu cầu giải trí – một trong những chức năng của văn hóa. Để đáp ứng được các nhu cầu ấy, các hoạt động văn hoá như câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc,… được hình thành. Có thể thấy, giải trí thông qua các hoạt động văn hoá là hoạt động rất bổ ích và cần thiết. Nó góp phần giúp con người được phát triển toàn diện hơn, lao động, sáng tạo hiệu quả hơn.
Chức năng kế tục và phát triển:
Chức năng của văn hóa bao gồm sự kế tục và phát triển. Văn hóa luôn được hình thành thông qua một quá trình và được bảo tồn qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử. Điều này đã tạo cho văn hóa một bề dày có chiều sâu, được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Có thể hiểu chức năng kế tục và phát triển chính là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng theo không gian và thời gian. Các kinh nghiệm này là những giá trị tương đối ổn định (còn gọi là những kinh nghiệm tập thể), được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghỉ lễ, luật pháp, dư luận… thông qua những khuôn mẫu xã hội.
3.3. Giá trị của văn hóa
Tính giá trị là đặc trưng quan trọng của văn hóa. Như ở trên đã đề cập, văn hóa hiểu theo nghĩa đen nghĩa chính là cái đẹp và có giá trị. Tính giá trị là cần thiết để phân biệt giữa giá trị và phi giá trị. Giá trị của văn hóa chính là thước đo mức độ nhân bản của con người và toàn xã hội.
Ta có thể chia các giá trị văn hóa theo mục đích, gồm: giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu về vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu về tinh thần). Ngoài ra, giá trị văn hóa có thể phân chia theo ý nghĩa: giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ. Nếu phân chia giá trị văn hóa theo thời gian, ta có thể phân biệt: giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Ta sẽ có được cái nhìn biện chứng cũng như khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của các sự vật và hiện tượng, đồng thời sẽ tránh được các xu hướng cực đoan (phủ định sạch trơn hoặc tán dương hết lời) nếu phân chia giá trị văn hóa qua góc nhìn thời gian.
Vì vậy, để đánh giá một hiện tượng có giá trị nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào góc nhìn và các bình diện được xem xét. Ta cần xem xét các mối tương quan giữa mức độ “giá trị” và “phi giá trị” của một hiện tượng nào đó thì mới có thể đưa ra kết luận chúng có thuộc phạm trù văn hóa hay không. Tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa của từng giai đoạn lịch sử mà một hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không.
Giá trị mà văn hóa có khả năng năng điều chỉnh xã hội, khiến xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động. Con người không ngừng tự hoàn thiện bản thân mình và thích ứng với các biến đổi của môi trường. Giá trị văn hóa giúp định hướng các chuẩn mực, trở thành động lực cho sự phát triển của toàn xã hội.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về văn hoá cũng như B
ản chất của văn hóa là gì?
. Quý bạn đọc quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
5/5 – (2381 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về văn hoá cũng như. Quý bạn đọc quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.