Bạn có biết: Cách hóa vàng mã rằm tháng 7 đúng nhất?
Hóa vàng hay đốt vàng mã tưởng như đơn giản những cũng có những nguyên tắc nhất định mà chúng ta cần nắm được để không làm ảnh hưởng tới người cõi âm.
Hằng năm, cứ đến dịp rằm tháng 7 Âm lịch, người Việt thường có tục lệ cúng cô hồn (hay còn gọi là xá tội vong nhân) nhằm tưởng nhớ, cầu siêu cho những vong hồn đói khổ, lang thang không nơi nương tựa. Đó cũng là dịp lễ Vu Lan – báo hiếu đấng sinh thành và các bậc tổ tiên trong gia đình.
Ngoài việc sắm những đồ lễ gì, sắp xếp đồ cúng trên bàn thờ thế nào và cúng bái ra sao thì việc hóa vàng cũng cần phải tìm hiểu làm thế nào cho đúng. Dưới đây là hướng dẫn hóa vàng mã rằm tháng 7 chuẩn nhất để mọi người tham khảo cho dịp rằm tháng 7 sắp tới.
>>> Xem ngay: Quy trình cúng cô hồn tháng 7 âm lịch và 3 bài văn khấn chúng sinh được dùng nhiều nhất ở Việt Nam
1. Sắm đồ vàng mã thế nào cho đủ?
Nhiều người quan niệm ‘’trần sao âm vậy’’ nên thường mua sắm đồ cúng quá nhiều gây lãng phí. Điều này là không nên, nhất là khi xã hội ngày càng văn minh thì những hủ lậu cũng cần xóa bỏ, chỉ nên giữ lại những nét truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại.
Vậy cần sắm đồ lễ rằm tháng 7 thế nào cho đủ?
Vàng mã để cúng gia tiên cần có: lễ tiền vàng, tiền âm phủ, bộ quần áo mã, giày dép, mũ hài… Tất cả ghi tên những người đã khuất trong gia đình lên từng bộ mã để không bị nhầm lẫn. Khi ghi thông tin, không dùng từ “chết’’ mà chỉ ghi là ‘’đại nạn’’ vào năm nào thật rõ ràng.
Vàng mã để cúng chúng sinh gồm: thếp tiền vàng, tiền âm phủ, tiền chúng sinh (tiền trinh), quần áo, giày dép đủ màu sắc, kích cỡ.
Mỗi thứ chỉ sắm vừa đủ không nên sắm nhiều vì nghĩ rằng đốt càng nhiều thì càng thể hiện sự hiếu thảo, ông bà tổ tiên dưới âm phủ càng được sống sung túc. Ý nghĩ và mong muốn thì tốt những việc đốt quá nhiều vàng mã lại không tốt còn gây lãng phí và không có tác dụng gì cho người cõi âm.
Chúng ta nên nhớ rằng việc thắp hương, khấn vái hay hóa vàng là thể hiện nét đẹp văn hóa, truyền thống ghi nhớ công đức của tổ tiên nhưng nó không phải là thước đo của lòng hiếu thảo. Công đức không thể hiện ở việc đốt ít hay nhiều vàng mã mà nó thể hiện ở tấm lòng. ‘’Tâm không tốt phong thủy vô ích’’, đôi khi chỉ cần ghi nhớ những món ăn, thức quả mà khi ông bà còn sống vẫn thích ăn để đem cúng, nói vài lời thương nhớ tới người thân đã mất mỗi dịp lễ, tết hay giỗ chạp đã là hiếu thảo rồi.
2. Cách hóa vàng mã dịp rằm tháng 7
– Sau khi cúng lễ rằm tháng 7 xong, đến phần hóa vàng. Mang phần tiền và đồ lễ gia tiên để hóa trước cho khỏi nhầm lẫn, sau đó đến những đồ cúng chúng sinh.
– Mọi việc nên làm trước 11h30 trưa ngày 15/7 Âm lịch hoặc chọn giờ và ngày cúng hợp với tuổi của gia chủ. Tuyệt đối không cúng và hóa vàng sau ngày 15/7 Âm lịch vì khi đó cửa địa phủ đã đóng lại, cúng lễ cũng vô ích.
– Một số nơi còn đặt vài ba cây mía ở khu đốt vàng mã để người âm dùng làm đòn gánh mang hàng hóa đi theo.
– Khi đốt nên chậm rãi, từ tốn, đốt đến đồ của ai thì đọc tên người đó lên. Tuyệt đối không gom lại một đống lẫn lộn rồi đốt, như vậy sẽ không thành tâm.
– Không được dùng “cây khấn” vào tiền đang đốt bởi sẽ làm nát hết phần tro.
– Không nên dùng nước dội thẳng vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết.
– Khi đốt tiền vàng quần áo đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng.
>>> Tham khảo: Văn khấn rằm tháng 7 cúng tổ tiên lễ Vu Lan, cúng thần linh, cúng cô hồn, cúng phóng sinh tại nhà và cơ quan chuẩn nhất
3. Văn khấn khi hóa vàng mã
Âm dương nhất lý
Lễ phật hoàn thành
Phần hoá kim ngân
Cúng giàng lễ tất
hoặc
Dương sao âm vậy
Lễ Phật đã xong
Phần* hoá ** vàng bạc
Cúng dàng đã xong
* phần: đốt cháy
** hóa: chệch âm của chữ Hoả = Lửa, đốt cháy
Tóm lại, việc hóa vàng, đốt vàng mã là nét văn truyền thống của dân tộc ta nhưng không nên đốt quá nhiều gây lãng phí mà nên cúng thêm đồ thật. Khi hành lễ và đốt vàng mã cũng phải thực sự thành tâm tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên. Tuyệt đối không được có suy nghĩ đốt nhanh cho xong chuyện, hay chỉ đốt cho có, đốt tượng trưng. Phải có tâm thì mong ước mới thành.