Bản đồ địa chính là gì? Những phần mềm để đo bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là một vật dụng khá quen thuộc với kỹ sư. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó. Hãy cùng Nền Móng Đăng Quang tìm hiểu kỹ hơn bản đồ địa chính là gì và những phần mềm để đo bản đồ địa chính phổ biến nhất hiện nay.
I – Bản đồ địa chính là gì?
1. Định nghĩa bản đồ địa chính là gì?
Bản đồ địa chính được quy định định nghĩa tại Khoản 3 Điều 4 của Luật Đất đai 2013 như sau: “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện và chú thích một thửa đất, sơ đồ thửa đất, phản ánh thông tin về vị trí, ý nghĩa, tình trạng pháp lý của thửa đất và phản ánh các đặc điểm khác của lãnh thổ quốc gia.
Hơn nữa, bản đồ địa chính chuyên dùng về đất đai thể hiện chính xác vị trí ranh giới, diện tích của từng thửa đất hoặc từng khu vực và một số thông tin địa chính. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai được phân định theo xã, huyện, đơn vị hành chính thị xã và được thống nhất trên phạm vi cả nước. Khi đo, kỹ sư sẽ dùng các máy đo diện tích đất khác nhau.
Vậy bản đồ địa hình là gì? Bản đồ địa hình chính là bản đồ địa chính. Tuy nhiên, bản đồ địa chính là cái tên được dùng nhiều hơn.
Bản đồ địa chính được thành lập ở các tỷ lệ khác nhau, bao gồm: tỷ lệ 1:200, tỷ lệ 1:500, tỷ lệ 1:1000, tỷ lệ 1:2000, tỷ lệ 1:5000 và tỷ lệ 1:10000.
2. Mục đích của bản đồ địa chính là gì?
-
Thống kê và kiểm soát theo đơn vị hành chính xã, huyện, thị trấn.
-
Lập và ghi thông tin về quyền sử dụng đất đối với từng thửa đất.
-
Là cơ sở để hỗ trợ các cơ quan chức năng quốc gia thực hiện quản lý đất đai hoặc xác định bản đồ ruộng đất, các nghĩa vụ tài chính, tranh chấp đất đai,…
-
Qua bản đồ đo đất đó, kỹ sư cung cấp thông tin và làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan đến đất đai như thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, kinh doanh bất động sản với việc sử dụng các máy đo đạc địa chính khác nhau.
II – Nội dung của bản đồ địa chính là gì?
Các nội dung chính của bản đồ địa chính là:
-
Khung bản đồ
-
Tọa độ các điểm khống chế, điểm địa chính, cao độ quốc gia các cấp, điểm khống chế ảnh ngoài, điểm khống chế đo vẽ ổn định mốc giới.
-
Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp.
-
Hoạch định ranh giới; chỉ định hành lang bảo đảm các công trình công cộng như giao thông, đê điều, thủy lợi, hệ thống điện và các công trình công cộng khác.
-
Ranh giới lô, loại đất, số thứ tự và và diện tích lô.
-
Nhà, công trình xây dựng khác không phải là nhà ở.
-
Các đối tượng chiếm đất mà không sử dụng chúng theo thửa như: đường giao thông đi lại, thùy lợi, suối, sông, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác.
-
Các vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo ở khoảng địa lý nhất định, những công trình lâu đời và có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, xã hội.
-
Hình dạng của đất và điểm ghi chú độ cao.
-
Thuyết minh đính kèm.
III – Các yếu tố cấu thành nên bản đồ địa chính là gì?
Để hiểu được bản đồ địa chính và nắm được cách xem, bạn cần nắm được những yếu tố cấu thành bản đồ địa chính là gì?
-
Các yếu tố cơ bản về toán học: Bao gồm khung bản đồ, lưới bản đồ, điểm kiểm soát, tỷ lệ bản đồ và sơ đồ phân mảnh.
-
Yếu tố thủy văn: Thể hiện ranh giới, tên gọi, mối quan hệ qua lại của các yếu tố như sông, ao, hồ, kênh, rạch…
-
Yếu tố dáng đất: Là tập hợp các điểm lồi lõm trên bề mặt Trái Đất. Địa hình được thể hiện bằng các điểm độ cao (vùng đồng bằng), điểm độ cao kết hợp với đường đồng mức (núi) trên bản đồ địa chính. Cần thể hiện hình dạng chung và đặc điểm địa hình của toàn khu vực bằng cách chọn độ cao đồng nhất của các đường đồng mức. Địa hình phải dựa vào các yếu tố khác như hệ thống nước, giao thông…
-
Các yếu tố Kinh tế – Văn hóa – Xã hội: Thể hiện các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội có hướng trong khu vực thành lập bản đồ như nhà công, chùa, trạm biến áp, ngã ba, ngã tư tư. Ngoài ra, tất cả các đối tượng địa lý có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng phải được thể hiện đầy đủ tại đây như bệnh viện, chùa chiền, trường học,… Tuy nhiên, số lượng đối tượng địa lý còn phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và quy luật quy định của tỷ lệ bản đồ tương ứng.
-
Yếu tố giao thông: Cho biết tất cả các tuyến đường giao thông và các yếu tố liên quan như đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không.
-
Ranh giới, địa giới hành chính: Thể hiện chính xác, đầy đủ các đường biên giới quốc gia, biên giới Tỉnh / Thành phố, Quận / Huyện Ranh giới, Huyện / Xã. Các mốc hành chính được xác định bằng tọa độ và hiển thị trên bản đồ. Đối với đơn vị hành chính giáp biển, hải đảo nếu chưa đóng hồ sơ địa giới hành chính thì trên bản đồ hành chính thể hiện ranh giới sử dụng đất của khu vực biển liền kề.
-
Đường ranh giới thửa đất: Là yếu tố chính và rất quan trọng của nội dung bản đồ địa chính, được thể hiện là đường ranh giới khép kín, đường liền nét theo ký hiệu của bản đồ.
-
Số lô, diện tích đất: Số lô được ghi trên mỗi thửa là duy nhất trên bản đồ địa chính và tương ứng với chủ sở hữu hoặc đồng sử dụng đã được xác minh. Diện tích đất chính xác đến 0,1 mét vuông.
-
Loại đất: Được chia thành ba loại là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ, các loại đất được thể hiện bằng các ký hiệu chữ cái chính tắc.
-
Các yếu tố tự nhiên và nhân tạo thể hiện trên lô đất: Ở đô thị, khu vực nhà nước tổ chức giao đất, cho thuê đất chỉ thể hiện công trình chính, không thể hiện công trình tạm, ở nông thôn không thể hiện công trình xây dựng.
Để có được bản đồ địa chính thì việc trước tiên là phải xác định được địa chất của nó, vậy địa chất là gì, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về nó để đưa ra được bản đồ địa chính một cách chính xác và phù hợp nhất.
IV – Cách xem bản đồ địa chính là gì?
Cách đọc bản đồ địa chính đơn giản nhất là chúng ta cần tự xác định được những yếu tố sau: tỷ lệ bản đồ, các ký hiệu được ghi trên bản đồ, ô chú thích bên cạnh, xác định tọa độ địa lý. Bản đồ địa chính thể hiện cách đo đất hay cách đo diện tích đất.
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ với một độ dài đoạn đó ngoài thực địa. Vậy cách để xác định tỷ lệ trên bản đồ địa chính là gì? Đó là các bước như sau: Từ việc xác định chiều dài một đoạn thẳng được thể hiện trên bản đồ, chúng ta đối chiếu với độ dài đoạn thẳng ngoài thực địa, từ đó chia chúng cho nhau là tìm được tỉ lệ bản đồ địa chính. Hoặc đơn giản là tìm thấy đoạn đánh dấu tỉ lệ ở một góc của bản đồ địa chính là được.
Giữa các thông tin dày đặc, việc xác định chính xác các ký hiệu trên bản đồ địa chính không hề đơn giản. Chỉ cần xác định sai một chi tiết nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành và triển khai. Tuy nhiên, thông qua nội dung chuyên sâu về Ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính mọi nỗi lo của bạn sẽ được xóa bỏ.
V – Yêu cầu kỹ thuật trong cách đo bản đồ địa chính là gì?
-
Để chứng minh cho bản đồ địa chính của mình, ngoài việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu khảo sát của người đi trước, các kỹ sư cần tận dụng các phương pháp nghiên cứu thực địa để bổ sung thêm.
-
Khi đo vẽ bản đồ địa chính ở thực địa, các kỹ sư nên luôn đảm bảo an toàn lao động với việc sử dụng các thiết bị bảo hộ đầy đủ.
-
Ở các địa hình khó khăn như thung lũng hẹp, sườn dốc, kỹ sư có thể sử dụng phương pháp chụp ảnh bằng máy bay để tiếp cận được những vị trí khó nhằn hoặc sử dụng máy đo địa chính.
-
Tuy vẫn chưa có cách đo diện tích đất bằng điện thoại hay cách đo diện tích đất trên Google Map một cách hoàn toàn nhưng điện thoại và Google Map có thể là công cụ hỗ trợ tuyệt vời trong quá trình đo.
VI – Phần mềm đo bản đồ địa chính là gì?
Các phần mềm bản đồ địa chính đang được sử dụng nhiều hiện nay là:
1. Phần mềm Microstation SE
Microstation là một phần mềm thiết kế được hãng Bentley Systems nghiên cứu và phân phối. Phần mềm này mang lại lợi ích với việc đo bản đồ địa chính là gì? Câu trả lời là chúng giúp xây dựng và quản lý các đối tượng trên nền đồ họa nhằm mô phỏng một bản đồ địa chính hoàn chỉnh.
Đây là phần mềm đo đất có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ. Với một loạt tính năng đa dạng, ứng dụng này có thể giúp người dùng thiết kế những loại ký hiệu như dạng đường, dàng điểm,… Nó cũng là phần mềm đọc bản đồ địa chính trên điện thoại một cách nhanh chóng.
2. Phần mềm Famis 2010
Một phần mềm địa chính nổi bật khác đó chính là Famis 2010. Phần mềm này tích hợp tích năng đo vẽ và xây dựng các bản đồ địa chính với nhau. Famis là một phần mềm được chuyên môn khuyên dùng vì khả năng xử lý số liệu một cách nhanh gọn, hỗ trợ thành lập bản đồ một cách chính xác. Ứng dụng này giúp ích rất nhiều cho các kỹ sư cũng như những bạn sinh viên đang thực hành công việc.
Ngoài ra, Famis cũng có nhiều tính năng vượt trội khác. Mọi người có thể tham khảo thêm trong quá trình sử dụng. Đây là phần mềm địa chính miễn phí và cũng có bản trả phí để các bạn tham khảo. Nó cũng hỗ trợ cách tính diện tích đất 4 cạnh không bằng nhau, cách tính diện tích đất bị méo, cách tính diện tích đất trong sổ đỏ cách tính đất thổ cư với công thức tính diện tích đất chính xác hoặc tính diện tích đất online. Cách tính mét vuông đất, cách tính mét vuông nhà cũng có thể được kích hoạt.
3. Phần mềm GeoVec
GeoVec là một tính năng nhỏ trong phần mềm Microstation. Ứng dụng này được khuyên dùng với các ứng dụng khác như I/RAS B MSFC để dễ dàng thực hiện hóa việc vẽ bản đồ hơn. Đây là một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực phần mềm vẽ bản đồ địa chính, thu hút nhiều người muốn thử trải nghiệm.
4. Phần mềm Google Earth
Google Earth là phần mềm cung cấp:
-
Những hình ảnh rõ nét được chụp từ vệ tinh của khu vực đang được khảo sát.
-
Hiển thị thông tin đầy đủ về kinh độ, vĩ độ, tầm quan sát, góc đặt mắt nhìn, và độ cao địa hình so với mực nước biển.
-
Có thể chồng lớp các bản đồ như: các điểm giải trí, các địa điểm với những điểm giao thông đặc trưng.
-
Thể hiện chiều dài của các hình ảnh chụp được.
-
Hiển thị hình ảnh 3 chiều từ các tòa nhà trên thế giới.
-
Chọn lựa địa chỉ phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Đây là phần mềm đo diện tích đất trên điện thoại rất hữu dụng hiện nay. Nó cũng hoàn toàn là phần mềm đo đạc trên iphone nếu chúng ta tải xuống từ Apps store.
5. Phần mềm TMV.map
Đây là một trong những phần mềm nhận được sự quan tâm nhiều nhất hiện nay TMV.map. Phần mềm này giúp các kỹ sư thành lập bản đồ địa chính, mô phỏng không gian địa chính một cách chính xác. Bên cạnh đó, TMV.CADAS là phần mềm đính kèm giúp hỗ trợ kê khai và đăng ký lập các hồ sơ địa chính cũng như xây dựng các dự liệu đi kèm.
Kết luận
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Bản đồ địa chính là gì? Những phần mềm nào giúp ích trong việc xây dựng bản đồ địa chính? Hãy tiếp tục theo dõi Nền Móng Đăng Quang để thu thập thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến lĩnh vực xây dựng.