Bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào tốt? – GoSELL

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào? Đây là câu hỏi của rất nhiều nhà bán hàng khi thị trường thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và dần trở thành một xu hướng khi thu hút nhiều lượt truy cập. Vậy hãy cùng GoSELL đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee không còn là một cái tên xa lạ đối với những người bán hàng online. Ra mắt vào năm 2015 nhưng Shopee nhanh chóng vượt mặt các đối thủ nặng ký khác. Chiếm ngôi đầu trong danh sách các sàn TMĐT có lượt truy cập nhiều nhất tại Việt Nam.

Sàn thương mại Shopee

Shopee trực thuộc tập đoàn SEA. Trong bối cảnh SEA Limited đạt doanh thu năm 2019 tăng 152% so với năm ngoái thì Shopee chắc hẳn sẽ còn tiến xa trên đường đua cạnh tranh thị phần. Bên cạnh đó, Shopee cập nhật ngày càng nhiều tính năng như Shopee Feed, Livestream. Điều này giúp thu hút nhiều người bán lẫn người mua.

Sàn thương mại điện tử Lazada

Lazada Việt Nam là một phần của Lazada Group. Thuộc sở hữu tập đoàn Alibaba – Tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia. Hiện đang có chi nhánh tại Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Đến tháng 3 năm 2016, Lazada Việt nam có 35 trung tâm điều phối và 1 đội ngũ vận chuyển Lazada Express (LEX) do chính công ty cung cấp nhằm hỗ trợ vận chuyển trực tiếp cho nhà bán hàng.

Sàn thương mại điện tử Lazada

Với sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính từ ông lớn Alibaba nên Lazada tung ra không ít các chiến lược quảng cáo thu hút khách hàng. Hàng hoá trên Lazada cũng được chính sàn TMĐT này đảm bảo. Do đó Lazada nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng.

Tham khảo: Cách bán hàng trên Lazada hiệu quả thu trăm đơn mỗi ngày

Sàn thương mại điện tử Tiki

Tiki

Một gợi ý cho bạn nếu không biến nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào? Đó là Tiki – một trong những sàn TMĐT hiếm hoi của Việt Nam. Tiki thu hút nhiều lượt truy cập bởi chất lượng sản phẩm cực tốt và chế độ chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại vô cùng tận tâm cho người bán lẫn người mua.

Tiki thành lập vào tháng 3/2010 từ một trang bán sách tiếng Anh online và đến nay đã kịp chuyển mình trở thành một trang thương mại điện tử đa ngành cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm thuộc 10 ngành hàng.

Tham khảo: Kinh nghiệm bán hàng trên Tiki hiệu quả cho người mới bắt đầu

Sàn thương mại điện tử Sendo

Sendo

Sendo (Sen Đỏ) được thành vào 9/2012 trực thuộc Tập đoàn FPT. Sendo hoạt động với hai hình thức kinh doanh trực tiếp từ doanh nghiệp (B2C) và khách hàng đến khách hàng (C2C). Sở hữu hơn 300.000 người bán và 10 triệu người mua.

Không giống như các đối thủ, Sendo tập trung vào khách hàng ở tất cả khu vực. Đặc biệt là khu vực nông thôn.

Vào năm 2020 có nhiều thông tin về việc Tiki và Sendo sẽ sáp nhập với nhau. Nhưng sau quá trình đàm phán thất bại thì cả hai vẫn đang hoạt động riêng lẻ. Và vẫn đang chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử.

Bên cạnh 4 cái tên trên thì bạn cũng có thể bán hàng trên sàn thương mại điện tử khác như GoMUA

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào có nhiều đơn hàng nhất?

Có thể nói các sàn TMĐT mà GoSELL chia sẻ trên đều lớn mạnh hay khó khăn cho người bán khi lựa chọn nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?

Tuy nhiên bạn có thể dựa vào ưu nhược điểm cũng như các phân tích bên dưới của chúng tôi để chắc chắn hơn trong việc lựa chọn.

Dựa vào lượt truy cập của người dùng 

Dựa vào lượt truy cập của người dùng để biết nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?

Sàn TMĐT với lượt người truy cập lớn sẽ giúp cửa hàng của bạn tăng khả năng tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh nhiều hơn với các gian hàng khác.

Theo như báo cáo mới nhất vào quý 01/2021 thì Shopee đang ở vị trí đầu tiên. Theo sau là Tiki, Lazada và Sendo.

Dựa vào các chiến lược quảng cáo của từng nơi

Một trong những lý do khiến những người bán hàng online lựa chọn sàn TMĐT để bán đó chính là các kênh này thường xuyên đầu tư vào các chiến lược quảng cáo. Các ông lớn” rất mạnh tay chi tiền mời người nổi tiếng, KOL để quảng bá cho các chiến lược flash sale. Nhờ đó mà thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người.

Điển hình như Shopee, Lazada hầu hết tháng nào cũng có chiến lược flash sale được quảng bá rầm rộ. Khiến cho những người mua hàng hình thành thói quen chờ ngày flash sale để được mua hàng giá rẻ. Tiki thì có một chiến lược lớn khi chi tiền đầu tư MV cho các ca sĩ. Giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng.

Trong đường đua quảng cáo, có vẻ Sendo đang yếu thế hơn so với các đối thủ khác.

Dựa vào sản phẩm kinh doanh để chọn nơi bán

Đây là điều quan trọng mà các nhà bán hàng cần phải lưu ý. Vì tuy đều đóng vai trò là trung gian nhưng mỗi nơi đều có những sản phẩm được bán nổi bật mà bất kì người mua nào khi nhắc tới mặt hàng đó đều ưu tiên lên sàn TMĐT đó để mua.

  • Shopee

    : Nổi bật với các mặt hàng về thời gian, nhà cửa, đời sống, sức khỏe sắc đẹp, điện tử… Quy trình bán hàng trên Shopee khá đơn giản. Chính vì thế mà mặt hàng bán ra cũng vô cùng phong phú và đa dạng.

  • Tiki

    : Sách, đồ điện tử, các mặt hàng về sức khỏe, làm đẹp. Một phần vì Tiki vốn là trang bán sách online trước đó, và muốn bán hàng trên Tiki phải có giấy chứng nhận sản phẩm. Nên hầu hết khi cần mua những mặt hàng cần chất lượng tốt thì khách sẽ ưu tiên lên Tiki mua sắm.

  • Lazada

    : Điện tử, thời trang, sức khỏe làm đẹp, hàng gia dụng, thực phẩm, thể thao, du lịch…

  • Sendo

    : Du lịch, dịch vụ, thời trang, sức khỏe làm đẹp, điện tử…

Dựa vào điều kiện của sàn TMĐT

Sự khác biệt lớn nhất mà những người bán hàng online, đặc biệt là những cá nhân khi lựa chọn sàn TMĐT để mở gian hàng chính là kiểm tra xem có phù hợp với các chính sách bán hàng của họ hay không. Trong đó:

  • Shopee, Sendo: Đơn giản từ thủ tục đăng ký, quy trình bán hàng, sản phẩm không cần qua kiểm duyệt khắt khe.

  • Tiki: Bạn phải là doanh nghiệp, thủ tục mở gian hàng yêu cầu nhiều loại giấy tờ.

  • Lazada: Thủ tục đăng ký khá phức tạp, bạn phải hoàn thành khóa đào tạo online rồi mới được đi vào hoạt động.

Dựa vào tình hình thời gian ship hàng để biết nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào

Có rất nhiều khách hàng vì thời gian giao hàng chậm trễ mà không không hài lòng. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến cửa hàng. Tuy nhiên phần giao hàng lại là việc hợp tác giữa sàn TMĐT với các đơn vị vận chuyển khác.

Duy chỉ có Tiki và Lazada là có đơn vị vị giao hàng riêng. Đặc biệt là Tiki có chính sách Tiki Now trong vòng 2 giờ nên khách mua luôn nhận hàng nhanh hơn. Đây cũng là một trong điểm nổi trội giúp nhiều khách hàng lựa chọn mua trên Tiki khi có nhu cầu mua hàng gấp.

Trên đây là một số phân tích của GoSELL về việc nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào? Có thể thấy Shopee, Tiki, Lazada hay Sendo đều có ưu nhược điểm riêng. Nếu Tiki và Lazada chọn phân khúc cao thì Shopee và Sendo nhắm tới những người bán hàng phân khúc bình dân hơn.

Bạn hãy xem xét lại mặt hàng và điều kiện của cửa hàng mình. Từ đó lựa chọn kênh thương mại điện tử phù hợp để bán. Chúc bạn bán hàng thành công!