Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Tại sao phải bảo vệ bản sắc
Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Tại sao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay thì các đất nước càng phải coi trọng việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa. Ý nghĩa và tầm quan trọng của những bản sắc này đối với sự phát triển và tồn tại của một quốc gia. Để trả lời cho những câu hỏi này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.
Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đối với một quốc gia thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm chính xác của nó. Bản sắc văn hóa của dân tộc là tất cả những giá trị văn hóa tinh thần và vật chất của một đất nước.
Tất cả những yếu tố như điều kiện tự nhiên, trang phục dân tộc, quốc kỳ hay con người đều là những yếu tố cấu thành nên bản sắc văn hóa của dân tộc. Nó là sự phản ánh diện mạo, cốt cách cũng như là tâm hồn của một dân tộc.
Văn hóa dân tộc không có định dạng cụ thể mà nó được vun đắp và bổ sung theo chiều dài của lịch sử. Đối với mỗi quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc là một tài sản tinh thần vô giá. Ngoài ra nó còn là nguồn sức mạnh vô hình gắn kết mọi người dân trên toàn đất nước, là sợi dây vô hình liên kết và xóa bỏ những sự phân biệt giữa các dân tộc trong một quốc gia để tạo nên một cộng đồng nhân loại hòa hợp.
Bản sắc văn hóa của dân tộc không phải được hình thành qua một thời gian ngắn mà nó là kết quả của cả một quá trình tích lũy lâu dài của mỗi đất nước. Nó phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố đặc trưng của dân tộc đó như thời tiết khí hậu, điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, tự nhiên, môi trường cư trú, thể chế chính trị.
Biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa của dân tộc của Việt Nam được biểu hiện qua nhiều yếu tố. Bản sắc văn hóa của dân tộc chính là nhận thức của con người về các yếu tố như cảnh vật quan niệm sống. Biểu hiện thứ 2 của bản sắc văn hóa một dân tộc được thể hiện qua các yếu tối như lối sống, gu thẩm mỹ, tư duy và lý tưởng sống của con người.
Biểu hiện thứ 3 được coi là biểu hiện cao nhất và được nhiều người biết đến nhất là phong tục tập quán, trang phục đặc trưng, ngôn ngữ, kiến trúc, văn hóa dân tộc,… hóa. Mỗi vùng miền sẽ có đặc trưng và trang cũng như các kiến trúc hay ngôn ngữ riêng để thể hiện bản sắc của riêng mình.
Việt Nam có đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc nào?
Bản sắc văn hóa của dân tộc là một yếu tố vô hình tuy nhiên nó được thể hiện thông qua những giá trị truyền thống tốt đẹp của người dân, con người đất nước đó.
Ở Việt Nam bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện ở lòng nồng nàn yêu nước, ở ý chí tự cường của dân tộc, ở tinh thần đoàn kết toàn dân như một hay ở ý thức trách nhiệm đối với cá nhân gia đình và toàn thể xã hội.
Ngoài ra nó còn được biểu hiện ở những đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử như lòng nhân ái, sự khoan dung, trượng nghĩa, đức tính cần cù siêng năng hay sự giản dị trong phong cách sống.
Tất cả những điều đó đều phản ánh được những nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân tộc của đất nước ta. Ngày nay khi xã hội đang dần bước sang giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thì sự ảnh hưởng của những yếu tố nước ngoài đã tác động lớn tới bản sắc văn hóa của dân tộc.
Đứng trước những yếu tố khách quan đó chúng ta càng cần phải cố gắng trong việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Luôn không ngừng học hỏi bổ sung và làm giàu cho bản sắc văn hóa.. Thông qua điều này làm nâng cao giá trị của bản sắc văn hóa Việt cũng như vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên toàn thế giới.
Tại sao cần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc?
Để có thể giải thích được câu hỏi tại sao chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của nó đối với một quốc gia.
Ý nghĩa sâu sắc của việc giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa của dân tộc là những điểm tốt đẹp được ông cha ta kế thừa và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử. Nó được coi là gốc rễ hình thành nên một nền văn hóa đặc trưng của dân tộc đó.
Chính bản sắc văn hoá dân tộc là cốt lõi và yếu tố quan trọng đảm bảo cho dân tộc có thể tồn tại , đứng vững và phát triển qua hàng loạt những biến động của lịch sử. Và Việt Nam chúng ta là một minh chứng sống động.
Với hơn 1000 năm dựng nước và giữ nước trải qua hàng trăm các cuộc xâm lược của các nước trên thế giới nhưng chúng ta vẫn đứng đây trở thành một đất nước độc lập tự chủ. Và nguyên nhân mấu chốt đó chính là tình thần yêu nước, ý chí bất khuất và dũng cảm được ông cha ta thể hiện qua hàng ngàn năm đó.
Không phải tự nhiên mà bản sắc văn hóa của dân tộc giữa các quốc gia dân tộc lại khác nhau như vậy. Bởi vì nó là biểu hiện cho sự tồn tại vĩnh viễn, trường tồn và không thay đổi theo thời gian của một đất nước. Là công cụ giúp phân biệt giữa các quốc gia với nhau.
Ở Việt Nam bản sắc văn hóa của các dân tộc xúc tạo nên những giá trị về vật chất tinh thần tinh túy và bền vững nhất cho đất nước, là một công cụ suốt củng cố và gắn kết hơn tinh thần đoàn kết giữa 54 dân tộc trên cả nước. Nhờ vậy giúp đất nước có thể phát triển toàn diện và bền vững.
Lý do cần bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc
Nước ta là một đất nước có nền văn hóa trải qua hàng ngàn năm. Vậy trong bối cảnh hiện nay những bản sắc văn hóa đó đang trong tình trạng như thế nào.
Thực trạng bản sắc văn hóa dân tộc nước ta
Hiện nay là thời đại hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng và sôi nổi. Điều này khiến cho việc phát triển giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một thử thách cũng như khó khăn không chịu đối với Việt Nam mà là cả các quốc gia trên toàn thế giới.
Trong quá trình hội nhập này, bên cạnh những yếu tố tích cực, tốt đẹp thì những điều xấu hay phù hợp với văn hóa của dân tộc cũng được du nhập vào Việt Nam. Điều này đặt ra đất nước phải có những biện pháp để chọn lọc nhầm trau dồi bồi đắp cũng như làm giàu thêm bản sắc văn hóa các dân tộc mà không bị sa đoạn đồng hóa bởi những hệ lụy, tiêu cực.
Lý do cần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
-
Việc hội nhập mang lại cho chúng ta cả những mặt tích cực lẫn tiêu cực. Phải biết làm sao để chọn lọc những yếu tố tốt đẹp và hạn chế sức ảnh hưởng của ảnh yếu tố xấu, tiêu cực vào bản sắc dân tộc.
-
Luôn lo ngại vấn đề bị đánh mất bị chạy theo và đồng hóa với các nước trên thế giới.
-
Càng là một đất nước có nhiều truyền thống, văn hóa, bản sắc riêng biệt được toàn thế giới biết được thì chúng ta càng cần phải để tâm đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Một mặt đem những nét tinh hoa nhất giới thiệu đến bạn bè năm châu một mặt giúp chúng ta “ hoà nhập chứ không hoà tan”.
-
Nếu không giữ gìn được bản sắc dân tộc, chúng ta sẽ không còn là một đất nước riêng biệt, tồn tại độc lập thì lấy tư cách gì để tiến hành giao lưu và hội nhập với các nước khác. Khi đó chúng ta sẽ rất dễ bị chi phối và lép vế hoàn toàn trước thế giới, không có quyền và tiếng nói riêng.
Tóm lại trước tình huống hội nhập thế giới này, chúng ta cần phải có một bản lĩnh cùng một quyết tâm vững vàng, một chiến lược chính xác, đúng đắn để việc giao lưu này trở thành một cơ hội giúp làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc mà không phải nguy cơ bị đánh amwts bản sắc văn hóa.
Biện pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
Vậy những biện pháp giúp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là gì:
-
Trước hết, phải xây dựng một nền giáo dục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Đặt vấn đề giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc là một trong những mục tiêu quan trọng.
-
Nâng cao nhận thức tin tưởng của người dân đối với Đảng, tiếp tục củng cố niềm tin đối với chủ nghĩa Mác-lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Giáo dục người dân phải sống theo lý tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh và phù hợp với truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng.
-
Tăng cường nguồn lực và ngân sách để đầu tư vào việc xây dựng cũng như hoàn thiện các cơ sở văn hóa như các di tích lịch sử văn hóa, các loại hình văn hóa nghệ thuật phi vật thể hay sưu tầm và khai thác thêm những giá trị văn hóa khác.
-
Ổn định cơ chế chính trị và pháp luật của đất nước nâng cao vai trò của văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân.
-
Khuyến khích, cổ vũ những hành động tốt đẹp trong việc xây dựng đạo đức và xã hội văn minh lành mạnh. Nghiêm cấm, xử phạt nặng đối với mọi hành vi xúc phạm đến nền văn hóa dân tộc sử dụng những hủ tục nếp sống không lành mạnh trong xã hội, lan truyền và khuyến khích những tệ nạn xã hội.
-
Quan tâm việc công tác tuyên truyền và xây dựng những hoạt động văn hóa ở các địa phương cũng như mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa đối với các nước láng giềng.
Kết luận
Như vậy bài viết đã giải thích cho các bạn về câu hỏi bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Có thể thấy muốn một đất nước có thể tồn tại và phát triển bền vững thì bản sắc văn hóa là một yếu tố cực kỳ quan trọng.