Bản sắc văn hóa là gì? Những nét riêng để lòng người nhớ đến
Mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc sẽ có bản sắc văn hóa của riêng mình và hình thành nên thương hiệu của dân tộc đó. Vậy bạn có định nghĩ được bản sắc văn hóa là gì hay không? Kết cầu của bản sắc văn hóa như thế nào? Bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa khác nhau như thế nào? Cùng tìm kiếm câu trả lời tại bài viết này.
1. Tìm hiểu về định nghĩa bản sắc văn hóa là gì?
Bạn đã bao giờ tự hỏi bản sắc văn hóa dân tộc mình là gì hay chưa? Tại sao nét văn hóa nào đó của dân tộc lại được gọi là bản sắc văn hóa? Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về bản sắc văn hóa là gì? Vậy làm thế nào để có thể hiểu đúng về bản sắc văn hóa là gì?
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về văn hóa, mỗi người sẽ có định nghĩa riêng của mình về văn hóa làm cho bản sắc văn hóa có những định nghĩa khác nhau. Vậy bạn có thể hiểu định nghĩa văn hóa cụ thể là gì hay không? Văn hóa là kết quả được con người tạo ra có thể là vật chất hặc các sản phẩm mang giá trị tinh thần. Văn hóa không mất đi mà được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là sản phẩm của quá trình lao động và sản xuất, văn hóa mang tính lịch sử và thể hiện được sự văn mình của nhân loại.
Bản sắc văn hóa là gì?
Bản sắc là gì? Bản sắc là nói đến một vấn đề nào đó, một sự vật, hiện tượng có tính chất đặc biệt và tạo thành đặc điểm riêng có sự vật, hiện tượng đó mà các sự vật, hiện tượng khác không có. Bản sắc là thể hiện các riêng, cái độc đáo và độc lập của nó trước các sự vật, hiện tượng khác. Khi mà nghe đến bản sắc thì nghĩ ngay đến một vấn đề nào đó hãy một địa điểm cụ thể nào đó nơi mà tồn tại bản sắc riêng đó.
Qua việc tách nghĩa bản sắc và văn hóa thì bạn có thể đưa ra được một định nghĩa chung cho bản sắc văn hóa như sau:
Bản sắc văn hóa bạn có thể hiểu cơ bản nó là bản chất, là màu sắc, sắc thái, là đặc trưng nhất của một sự vật hiện tượng nào đó. Bản sắc văn hóa là nét đặc trưng của nền văn hóa nào đó. Bản sắc văn hóa thể hiện nét riêng của mình, thông qua đó bạn có thể so sánh và phân biệt với các bản sắc văn hóa khác. Bản sắc văn hóa là một phạm vi nhỏ thuộc nền văn hóa rộng lớn của một địa phương, một vùng hãy thậm chí là một quốc gia. Bản sắc văn hóa là nói về những nét đẹp trong văn hóa, những nét tinh hoa mà chỉ vùng, địa điểm, hay dân tộc đó mới có, và là nét văn hóa đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung để khi nhắc đến là nhớ ngay đến địa điểm cụ thể nào đó, hoặc dân tộc nào đó.
Ví dụ cụ thể để bạn dễ hiểu như nói đến áo dài người ta sẽ nghĩ đến nét văn hóa về trang phục của Việt Nam, nói đến Kimono là nghĩ đến đến nét văn hóa về trang phục của Nhật Bản, hay khi nhắc đến Hanbok bạn sẽ nghĩ ngay đến nét văn hóa về trang phục của Hàn Quốc. Bản sắc văn hóa là thể hiện nét riêng và là nét đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến một địa điểm cụ thể nào đó tồn tại bản sắc văn hóa đó.
Ta cũng có thể lấy một ví dụ khác về nét văn hóa dân tộc Mông. Học có nét văn hóa về bắt vợ, nhiều người cho rằng nó thể hiện việc thiếu tự chủ của người con gái khi có thể phải cưới một chàng trai mình có thể không biết và không yêu. Tuy nhiên, đây là nét văn hóa riêng của họ về phong tục tập quán, và chỉ có dân tộc họ mới có tục bắt vợ như vậy. Khi nói đến dân tộc Mông bạn sẽ nghĩ ngay đến nét văn hóa trong phong tục bắt vợ của người dân tộc.
Bản sắc văn hóa là nét tinh hoa được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc đó. Được con người tạo ra và thể hiện những nét riêng của dân tộc và gắn liền với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia nào đó, một địa phương nào đó.
Trong lịch sử phát triển xã hội của một quốc gia nào đó thì bản sắc dân tộc chính là sức mạnh giúp họ vượt qua những khó khăn của lịch sử để đi lên phát triển văn minh và tồn tại vững chắc. Bản sắc dân tộc mang tính lịch sử, chính vì vậy bạn cần phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc mình để duy trì, và phát triển nét bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Kết cầu của bản sắc văn hóa dân tộc như thế nào?
Bản sắc văn hóa dân tộc là một biểu hiện đa dạng và phong phú của một dân tộc. Bản sắc văn hóa của một dân tộc sẽ có kết cấu khác nhau và ở nước ta sẽ có kết cấu cụ thể như sau:
Thứ nhất, ở tầng thấp nhất và đây là tầng mang bản chất của văn hóa người ta, đây là tầng thể hiện sự tương đối ổn định trong hệ thống cấu trúc văn hóa của xã hội. Bản sắc nằng ở tầng này thể hiện vai trò kép của mình trong xã hội. Một mặt thì bản sắc văn hóa giữ vai trò vai trò chi phối cho toàn bộ nền văn hóa và nó sẽ là nhân tố quyết định biểu hiện của bản sắc văn hóa. Một mặt nó thể hiện phương thức tồn tại của chính mình để hình thành nên văn hóa và trở thành bản sắc. Ở tầng này bao gồm các yếu tố sau hình thành nên bản sắc văn hóa đó là thế giới quan của con người qua nhận thức về cảnh vật bên ngoài, và yếu tố về nhân sinh quan, qua hai yếu tố này thể hiện nên giá trị căn bản của bản sắc dân tộc trong suốt chiều dài của nền lịch sử.
Kết cấu của bản sắc văn hóa là gì bạn biết không?
Thứ hai, tầng bao gồm các yếu tố về cách tư duy của con người, lối sống của con người, lý tưởng và tính thẩm mỹ. Đây là tân trung gian để kết nối các giá trị văn hóa với thế gia quan, và cuộc sống của con người. Đây là tầng kết nối giữ quá khứ và hiện tại với nhau để tạo nền một bản sắc văn hóa xuyên suốt. bản sắc văn hóa ở tầng kết cấu này thể hiện cho sự phong phú và đa dạng hơn và cùng với đó là chút chút biến đổi của bản sắc văn hóa gốc để phù hợp với những lối sống, lối tư duy của con người.
Thứ ba, tầng cao nhất trong kết cầu của bản sắc văn hóa được biểu hiện bởi ngôn ngữ, phong tục tập quán, các nghi lễ đặc trưng, trang phục, kiến trúc, kho tàng về văn học nghệ thuật, ca dao tục ngữ,…. Là những biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng của bản sắc văn hóa trong đời sống xã hội con người. Một mặt thể hiện sự tiếp nối, một mặt thiện sự các sự kiện, hiện tượng vẫn đang diễn ra trong đời sống xã hội. Ở tầng này thì bản sắc văn hóa chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố khách quan bên ngoài, yếu tố của môi trường tự nhiên xung quanh, các yếu tố về kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa.
Qua đó ta thấy được bản sắc văn hóa được biểu hiện với ba tầng kết cầu khác nhau, thông qua việc chia kết cầu này sẽ giúp bạn có được cái nhìn cụ thể tốt nhất cho bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là cách chia bản sắc văn hóa để có được các nghiên cứu cụ thể cho bản sắc văn hóa và biết cách để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp.
3. Phân biệt bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa
Có rất nhiều người người bị nhầm lẫn bản sắc văn hóa với sắc thái văn hóa. Tại sao họ lại nhầm lẫn với nhau? Làm thế nào để phân biệt được bản sắc văn hóa với sắc thái văn hóa thông quá các tiêu chí cụ thể như sau:
Bản sắc văn hóa là gì, có gì khác với sắc thái văn hóa?
* Mang tính đặc trưng
– Bản sắc văn hóa mang tính bản chất, tức là nó nó thể hiện những đặc trưng cụ thể của văn hóa. Bản chất là gốc hình thành văn hóa từ đâu và bắt nguồn của văn hóa đó như thế nào. Bản chất là chất là các gốc để hình thành và từ đó để phát triển văn hóa và tạo nên những bản sắc văn hóa riêng của một tổ chức xã hội nào đó.
– Sắc thái văn hóa mang đặc trưng bảo hiện tượng. Tại sao lại nói là sự đặc trưng biểu hiện bằng hiện tượng? Hiện tượng là thứ biểu hiện ra bản ngoài, là cái hiện hữu mà bạn có thể hiền thấy, có thể cảm nhân và tham gia nhưng không phải là cái bản chất thực sự của nó.
Ví dụ để thấy nét đặc trưng của bản sắc với văn hóa và sắc thái văn hóa như với nét văn hóa về ma chay của người Việt. Nếu xét theo hướng sắc thái văn hóa thì bạn sẽ có thấy được các hiện tượng và biểu hiện bên ngoài của hoạt động ma chay này. Còn nếu xét về bản sắc văn hóa sẽ mang đặc trưng trong từng nghi lễ, mỗi nghi lễ diễn ra đều mang một ý nghĩ nhất định nào đó chứ không phải là một nghi lễ vô nghĩa mà bạn nhìn thấy bên ngoài.
* Sự thể hiện của bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa
– Bản sắc văn hóa thể hiện nội dung văn hóa, mỗi một nghi lễ hay hiện tượng, sự vật nào đó đều có một nội dung và mang một ý nghĩa hình thành nào đó chứ không chỉ đơn giản là một nghi lễ với các nghi thức bình thường mà bạn thấy bên ngoài. Giống như ví dụ bên trên đưa ra với mỗi nghi lễ thể hiện trong phong tục ma chay thì đều mang một ý nghĩa nhất định nào đó mà người sống muốn gửi đến người chết.
– Sắc thái văn hóa thể hiện hình thức của văn hóa, là cái bên ngời giúp bạn dù có không hiểu bản chất bạn vẫn có thể nhìn thấy và cảm nhận bởi các hình thức bên ngoài. Không chỉ vậy, hình thức văn hóa có rất nhiều như ngôn ngữ, trang phục, hay các phong tục tập quán.
* Tính chất của bản sắc văn hóa và sắc thái văn hóa
– Bản sắc văn hóa mang tính bền vững với thời gian. Theo thời gian thay đổi những nét văn hóa dân tộc vẫn còn được gìn giữ với thời gian và không sai biệt với bản sắc văn hóa ban đầu là mấy. Chúng ta luôn thực hiện hoạt động để bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc. Không chỉ vậy, bản sắc dân tộc là mang tính tuyệt đối và chỉ có dân tộc đó mới có bản sắc dân tộc như vậy.
– Sắc thái văn hóa mang tính linh hoạt theo thời gian, cùng với sự biến đổi và phát triển của xã hội đều có sự thay đổi để phù hợp với nó. Sắc thái văn hóa thể hiện sự văn minh và phát triển của xã hội. Còn đối với sắc thái văn hóa nó chỉ mang tính tương đối, sắc thái văn hóa này có thể bị ảnh hưởng bởi các nền văn hóa lớn trên thế giới.
Qua những chia sẻ về bản sắc văn hóa là gì? Bạn sẽ có thêm thông tin cần thiết để bổ xung cho mình những kiến thức về bản sắc văn hóa. Qua đó bạn nên hình thành cho doanh nghiệp mình một bản sắc văn hóa mang bản sắc riêng mà khi nhắc đến là nghĩ ngay đến doanh nghiệp bạn. hãy tạo thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn với bản sắc văn hóa công ty riêng biệt.
Chia sẻ: