Bàn thờ Thần Tài ngày Tết: Cách bày trí hút tài lộc năm mới – MarryBaby
Mục lục bài viết
Cần chuẩn bị gì cho bàn thờ Thần Tài ngày Tết
Theo quan niệm dân gian, khi thờ cúng Thần Tài, gia chủ sẽ nhận được may mắn, tài lộc, đường công danh thuận lợi. Thông thường, bàn thờ Thần Tài sẽ được đặt ở góc nhà ở hoặc văn phòng công ty, hướng ra cửa chính để thần có thể phù hộ.
Khu thờ Thần Tài cần được dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để đảm bảo sự linh thiêng trong khi thờ cúng. Cho nên, ngày Tết, khu vực này sẽ được chú trọng nhiều hơn.
Cách trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết cần chọn những chiếc khảm nhỏ, sơn thếp vàng một cách tinh tế. Bên trong đặt bài vị Thần Tài cần viết bằng mực nhũ kim, lăng hương và đồ cúng. Tất cả các vật phẩm phải được bố trí đúng chỗ, hợp phong thủy để các vị thần phù hộ độ trì cho gia chủ.
1. Bài vị thần tài
Trên bài vị Thần Tài thường được khắc bốn chữ “Chiêu Tài Tiến Bảo” hay câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”. Gia chủ có thể trang trí thêm cho bàn thờ các thỏi vàng sẽ lộng lẫy hơn.
2. Bát nhang và bình hoa
Tương tự như bàn thờ gia tiên, bát nhang và bình hoa là hai vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài. Bạn nên chọn loại bát nhang và bình hoa bằng sứ, hoa thờ nên dùng hoa tươi. Bên trái bàn thờ để bình hoa, bên phải để bát nhang theo chiều từ ngoài nhìn vào.
3. Bộ đỉnh/ Lư hương
Bàn thờ Thần Tài ngày Tết thường có thêm bộ đỉnh hoặc lư hương để dâng hương cho các vị thần. Bộ đỉnh hoặc lư hương được đặt chính giữa bàn thờ, gia chủ nên lưu ý khi dọn dẹp. Bạn cũng có thể sử dụng nến thươm để không gian trở nên thanh tịnh và thư giãn.
4. Đĩa đựng 3 chén gạo, muối, nước, rượu
Vào ngày Tết, gia chủ nên thay gạo, nước, rượu và muối mỗi ngày. Đây là lương thực của các vị thần trong mỗi lần về thiên đình báo cáo công việc trong năm.
Bạn có thể đặt một khay 5 chén nước hình chữ nhật hoặc xếp 5 chén nước này thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương ái. Sau mỗi nghi lễ cúng Thần Tài, gia chủ nên rải muối gạo quanh nhà.