Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh tiện nghi nhất

1. Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh dân dụng

1.1.  Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh nhỏ

Mặt bằng chi tiết nhà vệ sinh nhỏ chỉ bao gồm một số thành phần cơ bản như lavabo, bồn tắm, bồn cầu. Các thiết bị khác lắp đặt trong nhà vệ sinh như vòi sen, kệ giá treo, gương, … cũng có kích thước tương đối nhỏ, phù hợp vs diện tích chung. Do đó, thường không được thể hiện bên trong bản vẽ để tránh gây rối cho người xem và thi công. Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh nhỏ cũng rất đơn giản, bạn có thể tham khảo các bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh nhỏ ngay dưới đây.

Nếu bạn không sử dụng bồn tắm trong nhà vệ sinh thì có thể lược bớt bồn tắm ra khỏi bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh của mình. Bởi việc lược bớt những thứ không cần thiết sẽ giúp không gian trở nên thoáng đãng, thoải mái hơn khi sử dụng và quá trình thi công cũng diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn.

1.2. Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh lớn

Ngược lại với nhà vệ sinh nhỏ, kích thước mặt bằng chi tiết nhà vệ sinh lớn sẽ rộng rãi hơn rất nhiều. Do đó mẫu bản vẽ mặt bằng chi tiết đối với nhà vệ sinh lớn thường có thêm các thiết bị nội thất. Hoặc lắp đặt thêm vách ngăn vệ sinh để đảm bảo riêng tư.

Mẫu mặt bằng nhà vệ sinh 1, 2 phía trên đều sử dụng vách ngăn để ngăn cách không gian giữa vị trí đặt bồn cầu với nơi tắm rửa. Điều này sẽ giúp cho nhà vệ sinh của bạn trở nên sạch sẽ và riêng tư hơn khi sử dụng. Lavabo được đặt sát vào tường nhằm giúp tiết kiệm diện tích sinh hoạt.

Mẫu mặt bằng chi tiết nhà vệ sinh số 3 vẫn sử dụng vách ngăn ở giữa các khu vực. Đối với mẫu mặt bằng nhà vệ sinh 4 thì không, nhưng với cách bố trí chia đôi hai khu vực như mẫu mặt bằng số 4 thì bạn hoàn toàn có thể lắp đặt thêm vách ngăn vệ sinh nếu như muốn không gian riêng tư hơn.

2. Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh công cộng

2.1. Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh công cộng diện tích nhỏ

Đối với bản vẽ chi tiết mặt bằng nhà vệ sinh công cộng diện tích nhỏ tương đối đơn giản, và dễ thi công. Nhà vệ sinh sẽ được chia thành 2 phòng riêng biệt, một phòng dành cho nam và một phòng còn lại dành cho nữ. Cửa ra vào của hai phòng được đặt đối diện nhau để tạo sự riêng tư. Diện tích nhà vệ sinh công cộng nhỏ nằm trong khoảng từ 6m2 đến 7m2.

2.2. Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh công cộng diện tích lớn

Đối với bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh công cộng lớn, số lượng các phòng vệ sinh lúc này sẽ được tăng lên. Bồn rửa tay sẽ không được thiết kế bên trong mà được đưa hoàn toàn ra phía ngoài nhằm đảm bảo vệ sinh, cũng như thoải mái hơn khi sử dụng. Lối đi được thiết kế rộng rãi, thoáng đãng nhằm đảm bảo phục vụ được số đông.

3. Lưu ý quan trọng khi thiết kế bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh

Khi thiết kế bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây để việt thi công được tốt nhất:

  • Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh phải được thiết kế phù hợp diện tích cho trước, công năng sử dụng.

  • Bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh cần phải thể hiện được chi tiết kích thước, khoảng cách, vị trí lắp đặt đường ống hay đồ nội thất.

  • Các thiết bị, đồ dùng được đưa vào bản vẽ chi tiết cần phải phù hợp với chiều cao và nhu cầu sử dụng, ký hiệu và chú thích dễ xem.

  • Bạn cần đặc biệt quan tâm đến độ dốc mặt sàn nhà vệ sinh khi thiết kế bản vẽ. Bởi nếu độ dốc sàn vệ sinh không đúng quy cách sẽ gây nên tình trạng đong, ứ nước, ảnh hưởng xấu đến không gian sinh hoạt. Độ dốc sàn vệ sinh tốt nhất được khuyên dùng cho nền lát gạch men tỉ lệ 1m là từ 1.5 đến 2cm. 

Compact Việt hy vọng rằng những mẫu bản vẽ chi tiết nhà vệ sinh được cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng công trình nhà ở của mình. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0938.20.99.81 (Miss.Hương) nếu bạn cần được tư vấn miễn phí và báo giá vách ngăn vệ sinh Compact tốt nhất.