Bằng C lái được những loại xe nào? Thông tin quy định về GPLX hạng C mà bạn nên biết

Bằng lái xe hạng C được coi là giấy phép lái xe quan trọng với mỗi tài xế lái xe hạng nặng.  Vậy, bằng C lái được những loại xe nào và những thông tin quy định về GPLX hạng C, bài viết dưới đây của Muaban.net sẽ giúp bạn hiểu rõ!

Bằng C lái được những loại xe nào?

 

Bằng C lái được những loại xe nào là câu hỏi được đặt ra bởi khá nhiều lái xe. Giấy phép lái xe C là chứng chỉ do nhà nước, Bộ Giao Thông Vận Tải cấp phép cho tài xế được phép điều khiển các loại xe hạng nặng :

  • Ôtô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
  • Xe đầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
  • Cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Sự khác biệt các xe được điều khiển giữa bằng C và B1, B2:

Điểm khác biệt
Bằng lái xe B1
Bằng lái xe B2
Bằng lái xe hạng C
Các loại xe được phép lái

  • Xe ôtô 4 – 9 chỗ số tự động
  • Xe tải số tự động có trọng tải dưới 3.5 tấn
  • Ôtô dành cho người khuyết tật.
  • Xe ôtô 4 – 9 số sàn, số tự động và xe ôtô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn.
  • Xe ôtô 4 – 9 chỗ số sàn và số tự động
  • Xe ôtô tải có trọng tải dưới 3,5 tấn.
  • Xe ôtô tải có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên
  • Máy kéo kéo một rơ mooc có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên.
  • Các loại xe quy định ở hạng B.

Độ tuổi thi lấy bằng lái xe
Từ 18 tuổi trở lên
Từ 18 tuổi trở lên
Từ 21 tuổi trở lên

Thời hạn sử dụng

  • Có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam.
  • Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
  • Thời hạn 10 năm một lần đổi. Khi hết thời hạn 10 năm (tính từ ngày cấp)
  • Chủ sở hữu không cần đăng kí thi sát hạch mà chỉ cần làm hồ sơ gia hạn để được tiếp tục sử dụng.

Thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.

Điều kiện học và thi bằng hạng C

Điều kiện sức khỏe

Khi đăng ký thi bằng hạng C, học viên phải cung cấp giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp, đóng dấu giáp lai trên ảnh và phải có chữ ký của bác sĩ chuyên khoa mới hợp lệ.

Bằng C lái được những loại xe nào? Điều kiện học và thi bằng lái hạng CBằng C lái được những loại xe nào? Điều kiện học và thi bằng lái hạng C

Những yếu tố không đủ điểu kiện về sức khỏe để đăng ký học và thi bằng lái hạng C như:

  • Mắc các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị quá 7 độ; loạn thị quá 4 độ; mắt bị quáng gà hoặc bị loạn sắc; mắc các bệnh về võng mạc.
  • Mắc các bệnh về tai như: tai rõ hoặc không xác định được các phương hướng âm thanh phát ra trong một khoảng cách nhất định từ 0-50m.
  • Mắc các bệnh về tim mạch: người bị hở van tim ở mức độ nặng theo chẩn đoán của bác sĩ…
  • Mắc các dị tật ở tay, chân như: bàn tay không đủ 4 ngón hoặc không còn ngón tay cái, bị mất một chân hoặc bị teo chân.
  • Mắc các bệnh khác như: có tiền sử bị động kinh, co giật và các bệnh truyền nhiễm; cân nặng không đủ 46kg và chiều cao dưới 1m5 thì sẽ không đủ điều kiện để thi bằng lái hạng C.

Lưu ý: Giấy khám sức khỏe do bệnh viện, trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố xác nhận dấu giáp lai, hình thẻ và xác nhận của bác sỹ chuyên khoa, được cấp trong 3 tháng gần nhất (mẫu giấy khám sức khỏe để học lái xe, thi bằng lái xe).

Độ tuổi

Độ tuổi để học và thi bằng lái xe hạng C sẽ khắt khe hơn bằng lái xe hạng B1 và B2. Độ tuổi để có thể thi bằng lái xe hạng C là 21 tuổi, tuổi sẽ được tính từ lúc đăng ký hồ sơ. 

Đối với những trường hợp muốn thi bằng lái xe hạng C mà chưa đủ 21 tuổi thì có thể đăng ký thi bằng lái xe hạng B1 và B2 trước. Sau 2 năm thi và lấy bằng B2 sẽ được phép nâng lên hạng C. Những trường hợp chưa đủ 21 tuổi vẫn chỉ muốn thi luôn bằng lái xe hạng C sẽ không được chấp nhận. 

>>> Xem thêm: Học Lái Xe B2 Như Thế Nào?

Chi phí cho việc học và thi bằng lái hạng C

Mức lệ phí học lái xe hạng C trọn gói hiện hành năm 2021 bao gồm cả hồ sơ, học luật, thực hành và thi sát hạch là khoảng tầm 10.500.000 đồng.

Trường hợp bạn đã biết lái lái xe mà chỉ cần đăng ký thi thôi thì mức đăng ký hồ sơ thi sát hạch sẽ là 8.000.000 – 8.500.000 đồng. Đây là gói học trọn gói cơ bản sau khi bạn hoàn thành sẽ đủ tự tin tham gia kỳ thi sát hạch lái xe một cách tốt nhất.

Bằng C lái được những loại xe nào? Chi phí cho việc học và thi bằng lái hạng CBằng C lái được những loại xe nào? Chi phí cho việc học và thi bằng lái hạng C

Khóa học lái xe hạng C trọn gói này bao gồm :

  • Chi phí đã bao gồm phí hồ sơ. Thường nó sẽ ở mức phí đối với hạng C là 8.500.000 đồng/khóa.
  • Chi phí đã bao gồm phí đào tạo lý thuyết – “Không giới hạn số buổi học”.
  • Chi phí đã bao gồm phí đào tạo thực hành gồm các khoản:
  • Số buổi học thực hành : 12 buổi.
  • Thời gian mỗi buổi : 1h cầm vô lăng.
  • Số người học trên 1 xe : 1 thầy/ 1 trò/ 1 xe.
  • Thời gian : Đặt lịch vào thời gian rảnh của học viên.
  • Xăng xe
  • Sân bãi (Bãi tập lái xe)
  • Công thầy

Lưu ý: Chi phí trọn gói 10.500.000 đã bao gồm tất cả các chi phí trong quá trình học. Học viên không tham gia khóa học không phải đóng bất kỳ chi phí nào cả.

Tóm lại, mức lệ phí trọn gói trong quá trình học cho bằng lái xe hạng C năm 2022 dao động từ 10.000.000 đồng  – 10.500.000 đồng đây là mức học phí cơ bản phù hợp với đại đa số người bắt đầu học lái xe hạng C. 

Thời hạn sử dụng bằng lái xe hạng C

Theo Luật quy định, giấy phép lái xe hạng C có thời hạn 5 năm. Thời hạn của giấy phép lái xe được tính từ ngày cấp. Khi hết hạn, các bác tài không cần phải làm thủ tục đăng kí thi lại mà chỉ cần làm hồ sơ xin gia hạn loại giấy phép lái xe tương ứng theo đúng quy định pháp luật.

Để việc gia hạn bằng lái được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất, các tài xế cần phải tiến hành chuẩn bị một số hồ sơ gia hạn vào thời điểm khoảng tầm 1 tháng trước ngày hết hạn; hoặc có thể là không quá 3 tháng hết hạn trong bằng lái hạng C của mình.

Trường hợp giấy phép lái xe hạng C bị hết hạn

Tại Khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về cấp lại giấy phép lái xe như sau:

“1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

  • Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
  • Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.”

Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

Theo đó nếu bằng lái xe hạng C đã hết hạn 6 tháng thì bạn sẽ phải thi sát hạch lại lý thuyết để được cấp giấy phép lái xe.

Bằng C lái được những loại xe nào? - Tham gia thi sát hạch khi bằng C quá hạn 6 thángBằng C lái được những loại xe nào? - Tham gia thi sát hạch khi bằng C quá hạn 6 tháng

Hồ sơ dự sát hạch được quy định tại Khoản 3 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:

“3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư này;
  • Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này
  • Bản sao giấy phép lái xe hết hạn.”

Trường hợp này, bạn cần lập một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
  • Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
  • Bản sao giấy phép lái xe đã hết hạn

Bằng lái xe hạng C có được lái xe máy không?

Bằng C lái được những loại xe nào? - Không thể dùng bằng ô tô để thay thế cho bằng lái xe máy và ngược lạiBằng C lái được những loại xe nào? - Không thể dùng bằng ô tô để thay thế cho bằng lái xe máy và ngược lại

Theo Luật Giao thông đường bộ, giấy phép lái xe (bằng lái xe) là loại giấy tờ chứng nhận người sở hữu có đủ điều kiện và khả năng điều khiển một loại phương tiện xe cơ giới nào đó. Luật này cũng quy định người điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển. Có nghĩa là khi điều khiển xe mô tô, người lái phải có bằng xe máy. Nếu lái xe hơi, tài xế phải có bằng lái ô tô. Và tất nhiên không thể dùng bằng ô tô để thay thế cho bằng lái xe máy và ngược lại.

Nếu đã có bằng lái xe ô tô nhưng chưa có bằng xe máy, người điều khiển phương tiện có thể thi lấy bằng lái xe mô tô. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Luật Giao thông đường bộ quy định người đã có bằng ô tô được bỏ qua phần thi luật và chỉ cần thi phần thực hành để lấy bằng xe máy.

Bằng lái hạng C có thể nâng lên được hạng nào?

Theo quy định của khoản 3 điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có bằng lái xe sẽ được nâng hạng trong các trường hợp sau:

  • Bằng lái xe hạng C được nâng lên hạng D, C và FC: Người điều khiển phương tiện có từ 03 năm nghề và 50.000 km lái xe.

  • Bằng lái xe hạng C được nâng lên hạng E: Người điều khiển phương tiện có từ 05 năm nghề và 100.000 km lái xe.

  • Bằng lái xe hạng C lên hạng D: Hoàn thành 192 giờ trong đó có 48 lý thuyết và 144 thực hành.

  • Bằng lái xe hạng C lên hạng E: Hoàn thành 336 giờ trong đó có 56 lý thuyết và 280 thực hành.

  • Bằng lái xe hạng C lên hạng FC: Hoàn thành 272 giờ trong đó có 48 giờ lý thuyết và 224 thực hành.

Bằng C lái được những loại xe nàoBằng C lái được những loại xe nào

Các câu hỏi thường gặp về bằng lái xe ô tô

Bằng FC lái được xe gì?

Bằng lái xe FC cũng là một loại bằng lái được mọi người quan tâm hiện nay. Bên cạnh bằng C lái được những loại xe nào thì bằng FC lái được xe gì cũng là điều được đưa ra thảo luận. Theo quy định, người có bằng lái xe FC được điều khiển các loại phương tiện sau:

  • Điều khiển các phương tiên ở hạng B1, B2, C bao gồm xe kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo (xe Container).

  • Các xe ô tô số sàn và số tự động có từ 4 – 9 chỗ (hạng B1, B2). Các loại xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn (hạng C).

  • Bằng lái xe FC có thể điều khiển phương tiện tối đa 9 chỗ. Không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện xe khách 16 chỗ, 30 chỗ hoặc 45 chỗ.

Bằng C lái được những loại xe nàoBằng C lái được những loại xe nào

Bằng B1 lái được xe gì?

Theo quy định của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người có bằng lái xe B1 chỉ được phép điều khiển các phương tiện phục vụ mục đích cá nhân. Cụ thể như sau:

  • Có thể điều khiển các phương tiện ô tô số tự động chở tối đa 9 người (bao gồm cả người lái).

  • Có thể điều khiển xe ô tô tải thường, xe đầu kéo và xe tải chuyên dùng số tự động có trọng tải dưới 3,5 tấn.

  • Có thể điều khiển xe ô tô chuyên dụng được cấp phép dành riêng cho người khuyết tật.

Bằng C lái được những loại xe nàoBằng C lái được những loại xe nào

Bằng B2 lái được xe gì?

Theo quy định của khoản 7 điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người lái xe có bằng lái B2 có thể lái được các loại xe sau:

  • Bằng B2 có thể lái được xe gì? Có thể điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn.

  • Có thể điều khiển các loại xe theo quy định của bằng lái xe hạng B1. Bao gồm các phương tiện ô tô 9 chỗ, xe tải có trọng tải dưới 3,5 tấn và ô tô chuyên dùng cho người khuyết tật.

  • Có thể điều khiển máy kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Bằng C lái được những loại xe nàoBằng C lái được những loại xe nào

Bằng D lái được xe gì?

Theo quy định của khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT – BGTVT, người điều khiển phương tiện có giấy  phép lái xe hạng D có thể lái các loại xe sau:  

  • Bằng D lái được xe gì? Bằng C được điều khiển ô tô từ trên 10 đến 30 chỗ ngồi (bao gồm cả lái xe).

  • Được phép điều khiển các loại xe theo quy định dành cho bằng lái xe ô tô hạng B1, B2.  

  • Có thể điều khiển xe kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.5 tấn.

Bài viết trên đây Muaban.net đã đem đến cho bạn những thông tin về bằng lái xe hạng C và giải đáp thắc mắc bằng C lái được những loại xe nào. Có thể thấy, để có bằng hạng C cũng khá khó khăn, tuy vậy bù lại bạn có được những công việc ổn định và mức lương đáng mơ ước sau khi có được bằng lái xe hạng C. Nếu bạn muốn luyện tập nhưng chưa có xe, ghé ngay Muaban.net để được cung cấp các dịch vụ cho thuê xe ô tô tự lái giá rẻ mới nhất nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Trần Tuyết