Bằng C lái xe gì? Thi lái xe ô tô hạng C ra sao?
Hiện nay, bằng lái xe ô tô hạng C là loại bằng đang được ưa chuộng và phổ biến nhất. Nhưng nhiều người vẫn cho rằng học bằng C thì có thể điều khiển hết tất cả các loại phương tiện. Tuy nhiên đây là quan niệm sai hoàn toàn. Vậy bằng C lái xe gì? Cùng hocthilaixeoto.com tìm hiểu xem nhé!
Bạn đang thắc mắc bằng C lái xe gì? Theo quy định, Bằng lái xe ô tô hạng C là loại bằng được Bộ GTVT cấp giấy phép cho người tham gia giao thông, được điều khiển các phương tiện như:
-
Xe ô tô, xe tải có trọng lượng từ 3500 kg trở lên.
-
Xe có máy kéo, rơ móc trên 3.5 tấn.
-
Các loại xe mà bằng lái B1 và B2 quy định.
Ngoài ra, tài xế sở hữu bằng lái hạng C có thể kinh doanh vận tải và lái được các loại xe chở người 9 chỗ, gồm cả người lái.
Tuy nhiên bằng C vẫn chưa phải là loại bằng cao nhất, theo quy định thì bằng lái xe hạng C không được điều khiển các loại container có trọng tải là 3.5 tấn.
>>> Muốn học lái xe ô tô thì không nên bỏ qua Quy định học bằng lái xe tải hạng C theo đúng TIÊU CHUẨN của Sở GTVT
Ngoài việc tìm hiểu thật kỹ thông tin hạng c lái xe gì thì bạn nắm rõ những điều kiện thi bằng C trước khi đăng ký khóa học.
Theo hướng dẫn của bộ GTCT, bất kỳ ai khi có nhu cầu đăng kí đào tạo lái xe bằng C bắt buộc phải đạt đủ các yêu cầu sau đây:
-
Từ đủ 21 tuổi theo luật Việt Nam (tính cho đến ngày học viên thi sát hạch).
-
Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống, lao động và làm việc hợp pháp lâu năm tại Việt Nam.
-
Phải có sức khoẻ tốt, không được bị dị tật ở tay chân như thiếu hoặc thừa ngón tay chân hay trường hợp 2 ngón tay trên bàn tay cũng hết chức năng hoặc cả bàn chân đều giảm chức năng,….. Không mắc bất kỳ bệnh tâm thần, bệnh thần kinh, bệnh truyền nhiễm, bệnh có thể lây lan cho người khác hay các bệnh cần cách ly,,… đã nêu trong danh sách quy định của bộ GTVT.
-
Khi tham gia, học viên phải xuất trình giấy kiểm tra sức khoẻ được bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên xác nhận, đóng dấu giáp lai trên ảnh và phải có chữ ký của bác sĩ chuyên khoa mới được tính là hợp lệ.
Bạn có biết bằng C lái xe gì và học như thế nào? Hiện nay có hai hình thức cho học viên lựa chọn đó là học trực tiếp và gián tiếp.
- Học gián tiếp: Học viên đã có bằng lái xe hạng B2 được 3 năm thì nên đăng ký
nâng hạng giấy phép lái xe
: Học viên đã có bằng lái xe hạng B2 đượcthì nên đăng kýtừ B2 lên C.
-
Học trực tiếp: Nếu học viên chưa có bằng lái B2 hay là chưa biết gì thì có thể lựa chọn khóa học lái xe tải hạng C, mà không cần nâng bằng.
Dựa theo hai hình thức này, học viên nằm trong diện nào thì lựa chọn hình thức học kiểu đó để tránh mất thời gian của mình.
Nội dung đào tạo trong khóa học lái xe ô tô hạng C gồm có hai phần, đó là lý thuyết và học thực hành lái xe sa hình và đường trường.
-
Học lý thuyết: Khi đăng ký ở trung tâm, học viên sẽ được cung cấp tài liệu, giáo trình, phần mềm để phục vụ việc học.
-
Học thực hành: Học viên được giáo viên chỉ dẫn và thực hành theo 10 bước khởi động, vào số, gạt cần, học số nguội…
Học viên sẽ trải qua mười bài thi sa hình để kiểm tra các lỗi sai và 2 bài thi đường trường để kiểm định kỹ năng lái.
>>> THAM KHẢO NGAY: Khóa học lái xe hạng C đang được nhiều học viên ƯA CHUỘNG nhất hiện nay
Theo thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi từ Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (từ ngày 01/01/2021 là có hiệu lực). Và có những sự thay đổi trong quá trình thi lấy bằng hạng C như sau:
Điều đầu tiên là việc nâng cao tiêu chuẩn thi. Cụ thể , thời gian thi sát hạch tăng lên từ 20 phút lên 35 phút, và số lượng thí sinh trong một ca thi cũng bị giảm xuống để đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình thi.
Thứ hai, việc đổi mới bài thi. Theo đó, thí sinh sẽ phải làm bài trên máy tính và không được mang tài liệu tham khảo vào phòng thi. Đồng thời, số lượng câu hỏi trong đề thi cũng tăng lên từ 20 câu lên 30 câu, trong đó có ít nhất 2 câu hỏi về kỹ thuật lái xe và an toàn giao thông.
Thứ ba, sẽ có sự thay đổi về phương tiện sử dụng trong quá trình thi. Nếu trước đây thí sinh thi bằng một loại xe cố định, thì hiện nay sẽ có sự linh hoạt hơn, cho phép thí sinh chọn sử dụng một trong ba loại xe tải định mức tương ứng với khối lượng hàng hóa tối đa được phép chở.
Cuối cùng, một điểm đáng lưu ý khác là việc tăng cường giám sát, kiểm tra trong quá trình thi. Điều này nhằm đảm bảo tính chính xác và công bằng trong quá trình thi, tránh tình trạng gian lận hoặc vi phạm quy định.
Sau khi hiểu rõ bằng C lái xe gì, điều kiện và nội dung ôn thi bằng lái thì bạn sẽ nộp hồ sơ tham gia thi lái xe. Học viên sẽ được tham gia kỳ thi sát hạch do Sở GTVT tổ chức sau 6 tháng kể từ lúc nộp hồ sơ.
Kỳ thi sát hạch diễn ra gồm có hai bài thi lý thuyết là trắc nghiệm, còn thực hành là lái xe sa hình và đường trường.
-
Thi lý thuyết nếu đạt từ 26/30 câu là đạt.
-
Thi thực hành gồm 11 bài thi và giống B2 về yêu cầu đạt.
Một khi đã thoả mãn tất cả những yêu cầu về điều kiện học bằng C liên quan với độ tuổi, sức khoẻ trên, bạn chỉ cần vào ngay trung tâm đào tạo lái xe ô tô và hoàn thành đầy đủ thủ tục, giấy tờ hồ sơ như:
-
Đơn đề nghị đăng kí tham gia đào tạo lái xe hạng C
-
Giấy kiểm tra sức khoẻ mới nhất được chứng thực tại trung tâm y tế cấp quận, huyện, tỉnh và một số cơ sở y tế, phòng khám thuộc Sở GTVT đáp ứng
-
10 hình thẻ 3×4 màu trong thời gian sớm nhất hoặc là chụp tại phòng thu khi chưa đăng kí.
-
2 bản CMND hoặc bảng photo hộ chiếu.
>>> CHIA SẺ CHO BẠN: “Học lái xe tải ở đâu Sài Gòn là CHẤT LƯỢNG NHẤT” hiện nay???
Luyện tập thường xuyên: Hãy dành thời gian để tập lái xe thực tế hoặc trên máy mô phỏng lái xe. Luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn trong quá trình thi.
Nắm vững luật lệ: Hãy đọc và nghiên cứu kỹ các quy định và luật lệ về an toàn giao thông. Việc nắm vững luật lệ không chỉ giúp bạn trả lời đúng các câu hỏi trong bài thi, mà còn giúp bạn trở thành một người lái xe an toàn và đáng tin cậy.
Chú ý đến kỹ thuật lái xe: Hãy tập trung vào kỹ thuật lái xe, đặc biệt là khi đối mặt với các thử thách khó khăn như đường dốc, đường cong, hoặc điều khiển xe trong điều kiện thời tiết xấu.
Không nên vội vàng: Trong quá trình thi, hãy điều chỉnh tốc độ xe một cách chậm rãi và kiểm soát tốc độ của bạn. Không nên vội vàng hoặc quá tự tin vì có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
Tự tin và tỉnh táo: Cuối cùng, hãy tự tin và tỉnh táo trong suốt quá trình thi. Nếu bạn đang thực hiện một thủ tục sai lầm hoặc không chắc chắn, hãy dừng lại, suy nghĩ và xử lý tình huống một cách thận trọng và có hệ thống.
Với những mẹo này, hy vọng bạn sẽ tăng khả năng đỗ bằng lái xe tải hạng C của mình và trở thành một người lái xe an toàn và đáng tin cậy trên đường.
Đã hành nghề tài xế thì ngoài việc hiểu rõ bằng C lái xe gì thì còn phải biết thời hạn tồn tại của nó.
-
Nếu như bằng lái B1 và B2 có thời gian tồn tại lâu hơn là do hạng bằng không cao như bằng C.
-
Thì bằng lái xe hạng C lại có thời hạn ngắn hơn do quyền lợi và tính chất của nó, người lái xe hạng C có thể điều khiển nhiều phương tiện hơn.
-
Giấy phép lái xe hạng C có thời hạn là 5 năm, và sau thời gian này phải tiến hành gia hạn lại bằng lái.
Giấy phép lái xe là vật bất ly thân với người tài xế, tham gia giao thông mà không có nó thì mất tiền oan thôi. Vì thế bản thân người tài xế đi đâu đều phải mang theo bên mình như đứa con tinh thần không thể thiếu.
Nếu như “em nó” đến độ tuổi cần thay đổi thì phải tiến hành gian hạn thôi. Đơn giản lắm, thủ tục chỉ cần có:
-
Đơn đề nghị gia hạn bằng
-
Bản sao CMND
-
10 tấm hình 3×4
-
Giấy khám sức khỏe
-
Bộ hồ sơ gốc của bằng lái C
Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên và sau đó là tìm một trung tâm uy tín để gia hạn bằng là được. Tuyệt đối không làm giả bằng và gia hạn trái phép nhé, nếu phát hiện là phạt nặng lắm đó.
Mặc dù lái được các loại xe ô tô, xe tải lớn nhưng bằng C vẫn còn nhiều giới hạn hơn so với bằng D,E. Cho nên nếu tính chất công việc bạn yêu cầu cao thì đòi hỏi bạn phải nâng bằng lên cao hơn để đáp ứng.
Cũng nhiều trường hợp do mọi người không hiểu rõ bằng C lái xe gì và sau khi nhận bằng thì nhận ra tấm bằng này chưa đủ để phục vụ nhu cầu của mình. Lúc này, họ có thể nâng hạng bằng lái từ C lên D hoặc E theo nhu cầu khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà nước.
Để nâng hạng từ bằng C lên D, E thì người tài xế phải đủ 24 tuổi với bằng D và 27 tuổi với bằng E. Và hồ sơ nâng hạng gồm có:
-
4 ảnh 3×4 phông nền xanh đậm
-
Bản khai hành nghề và số km lái an toàn là 100.000 km
-
Bản sao bằng tốt nghiệp THCS trở lên
-
Hồ sơ gốc khi thi bằng C
-
Bản sao giấy phép hạng C
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như trên và bạn tiến hành nâng hạng bằng để có được bằng cao hơn đáp ứng nhu cầu của chính mình nhé!
>>> Bạn nhất định phải đọc bài viết: Nâng hạng GPLX từ C lên E cần điều kiện gì và hết bao nhiêu tiền để CẬP NHẬT những thông tin MỚI NHẤT nhé!
Hy vọng bài viết thông tin bằng lái xe ô tô hạng C sẽ giúp bạn có được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã đọc nếu thấy hay và bổ ích hãy chia sẻ nhé!
>>> NGUỒN: TỔNG HỢP (Hocthilaixeoto.com)