Bảng calories các món ăn ngày Tết chi tiết chính xác nhất
Tết là dịp dành thời gian nghỉ ngơi và sum họp gia đình với nhiều món ẩm thực đặc sản tại các vùng miền. Các món ăn ngày Tết cũng là nỗi lo tăng cân của rất nhiều người. Bài viết này hãy cùng WheyShop tìm hiểu về bảng calories các món ăn ngày Tết để sử dụng đúng cách nhé!
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp 18 món ăn ngày Tết đặc sản tại các vùng miền :
Với người Việt Nam không chỉ chú trọng đến chất lượng từng món ăn ngày Tết, mà cách tráng trí sao cho món ăn vừa ngon, đạt chất lượng lẫn cả hình thức trang trí mang đậm nét cổ truyền dân tộc. Trong một mâm cỗ trong các dịp lễ tết, gia đình có điều kiện trên mâm cỗ sẽ có 6 bát, 8 đĩa ý nghĩa là mong 1 năm mới “ phát tài phát lộc”. Còn với những gia đình khác họ sẽ bày 4 bát 6 đĩa, thể hiện sự tròn đầy, ấm cúng, đủ đầy trong cuộc sống. và dưới đây là những món không thể thiếu trong ngày Tết :
1.1 Bánh chưng xanh:
Bánh chưng xanh là món ăn ngày Tết biểu tượng của đất mẹ hình vuông được làm từ hạt ngọc trời – gạo nếp trắng ngần bao bọc lấy đậu xanh, thịt lợn sản vật của một năm bội thu được gói kĩ lại bằng lớp lá dong xanh mướt tượng trưng cho mùa vụ tốt tươi, luộc kĩ trong 12 tiếng đồng hồ để tạo ra thứ bánh thơm ngon, thành quả kết tinh của biết bao công sức lao động.
Tết xưa, ngồi thâu đêm trông nồi bánh chưng là hình ảnh không thể thiếu trong mỗi gia đình. Chung mang đặc trưng ngày Tết. Làm cho không khí chuẩn bị Tết thêm phần hào hứng, sôi nổi và mong chờ hơn bao giờ hết.
» Tìm hiểu thêm bánh chưng bao nhiêu calo tại đây : https://wheyshop.vn/banh-chung-bao-nhieu-calo.html
1.2 Xôi gấc
Với người Châu Á phương Đông, màu đỏ là màu tượng trưng của may mắn và hạnh phúc. Vì vậy mà trong những dịp lễ Tết của người Việt Nam, mâm cơm món ăn ngày Tết luôn phải có đĩa xôi gấc để cầu chúc năm mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
Xôi gấc thường ngon nhất được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương , trộn với thịt gấc đỏ và đồ 2 lần cho mềm dẻo rồi trộn với dừa nạo và đường, đồ chín bằng hơi nóng trong trõ nấu xôi.
» Tham khảo Xôi gấc bao nhiêu calo tại đây : https://wheyshop.vn/an-xoi-gac-co-beo-khong.html
1.3 Thịt nấu đông
Đặc trưng Tết tại miền Bắc là thời tiết giá giá lạnh. Do vậy, xưa kia ông cha ta đã nghĩ ra món thịt đông, vừa là món ăn ngon, vừa lạ lại giàu dinh dưỡng và tốt cho xương khớp mà cách chế biến quá cầu kì , rất ngon miệng. Chỉ cần thái thịt lợn thành miếng con chì vừa ăn, chặt thịt gà và cho vào ninh nhỏ lửa với mộc nhĩ và nấm hương cùng nước mắm ngon. Dưới trời lạnh giá, nước thịt sẽ đông lại trong veo và dẻo như thạch. Món ăn này trở thành biểu tượng đặc trưng của ngày Tết miền Bắc nhờ cách chế biến độc đáo mà các vùng miền khác không có được.
1.4 Thịt gà luộc
Thịt gà luộc không còn quá xa lạ trong các món ăn ngày Tết với mâm cỗ trang trọng trong các dịp cưới hỏi, tân gia, mừng thọ, lễ Tết. Món ăn thanh đạm, dân giã này có hương vị thơm ngon, đặc biệt khi kết hợp với lá chanh và muối ớt, vị ngon của gà càng được tăng thêm bội phần, và củng cố vị trí không thể thay thế của món ăn Tết này trong mâm cỗ.
1.5 Nem rán
Nem rán là một trong hai món ăn ngày Tết được ví như là “quốc bảo” trong nền ẩm thực của Việt Nam nói chung và người miền Bắc nói riêng. Nhờ kết hợp đầy hài hòa và tinh tế giữa thịt – rau củ và tinh bột đã tạo nên sức lôi cuốn riêng không thể pha tạp của nem rán, kết hợp ăn cùng nước chấm và dưa góp chua ngọt, cay cay. Quả đúng là món ngon tuyệt vời ngày Tết.
1.6 Mứt quả các loại
Trước là để đãi khách đến chơi, sau là để cả nhà cùng quây quần bên nhau thưởng thức món ăn ngày Tết. Người Việt Nam cho rằng mức độ thịnh vượng, phú quý của một ngôi nhà thông qua khay mứt, hạt được trưng vào ngày Tết của gia đình ấy. Một khay mứt Tết không chỉ thơm ngon bởi hình thức bên ngoài mà mỗi một loại mứt đều mang một ý nghĩa khác nhau. Nhiều loại mứt được bày trên cùng 1 khay còn có ý nghĩa mong muốn sự hòa hợp, sum họp đoàn viên. M
ột khay mứt Tết truyền thống và cơ bản của người Việt Nam luôn đầy đủ hạt dưa, mứt sen, quất, gừng, táo, đậu phộng … tương ứng với chua, cay, ngọt, bùi như đặc trưng cho hương vị cuộc sống cũng như thể hiện khí trời của bốn mùa trong một năm vậy.
» Tham khảo 10 loại mứt Tết ăn thoải mái không tăng cân tại đây : https://wheyshop.vn/10-loai-mut-tet-an-thoai-mai-khong-lo-tang-can.html
1.7 Bánh Tét
Không cầu kỳ bằng cách gói như bánh chưng ngoài Bắc. Bánh Tét miền Trung sử dụng lá chuối dân dã và dễ tìm, gói đòn hình trụ đơn giản nhưng nhân bên trong vẫn đủ đầy và đậm vị không thua kém bánh chưng. Bánh Tét là món ăn ngày Tết mang hàm ý là sự kết tinh của đất trời, trở thành món ăn truyền thống ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Trung.
1.8 Tôm Chua
Đây là đặc sản Người miền trung xứ Huế – tôm chua góp mặt vào những món ăn ngày Tết của người miền Trung nhờ vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt hòa trộn đều mà không lấn át vị cay, mùi thơm của riềng, tỏi, ớt, xen lẫn vị chua của khế, vị chát của vả mà vẫn cảm nhận được mùi thơm dịu nhẹ của các loại rau thơm. Tất cả đã tạo ra món ăn ngày Tết hòa hương vị khiến bất kì ai thưởng thức đều phải nhớ mãi.
1.10 Chả Bò
Những ngày Tết đầu năm của người miền Trung sẽ có đĩa chả bò màu hồng đỏ đặc trưng. Kết hợp đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay hòa quyện mùi thịt bò và tiêu đen đã làm cho món ngon này không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết.
1.11 Nem chua
Nem chua là món ăn ngày Tết đặc sản nổi tiếng của người miền Trung, nhờ vậy mà nem chua góp mặt vào danh sách các món ăn ngày Tết cần có cũng là điều dễ hiểu. Được làm từ thịt lợn xay nhuyễn tẩm ướp gia vị đậm đà và bọc kín trong lá ổi, lá chùm ruột trong vài ngày để được làm chín, tạo nên vị chua nhẹ, cay giòn nơi đầu lưỡi khiến càng ăn càng nghiền.
1.12 Dưa góp
Dưa Góp là món ăn ngày Tết với phương thức lên men các loại rau củ khác nhau như: củ cải, dưa chuộc, cà rốt, củ kiệu, đu đủ… cùng với nhau để tạo nên món ăn bắt mắt và ngon không cưỡng nổi. Vị chua giòn đem lại cảm giác lạ miệng khi ăn kết hợp cùng các món ăn khác sẽ tạo nên hương vị rất riêng cho mâm cỗ ngày Tết Người miền Trung.
1.13 Thịt ngâm mắm
Thịt ngâm mắm là cách chế biến thịt phổ biến ở Người miền Trung. Thịt được sơ chế rồi ngâm vào nước mắm pha mặn ngọt theo công thức riêng, tạo nên món ngon “bất bại” khi ăn kèm thêm với củ kiệu chua ngọt và rau sống thanh mát chống ngấy.
Miền Nam là nơi hội tụ của rất nhiều dân tộc khác nhau trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Do vậy, văn hóa và ẩm thực vùng đất này có sự pha trộn đa dạng.
1.14 Bánh Tét Miền Nam
Bánh tét miền Nam là món ăn ngày Tết có sự khác biệt trong nguyên liệu so với bánh Tét người miền Trung. Chúng được chú trọng và biến tấu trong cách chế biến với 2 vị nhân mặn, ngọt đặc trưng. Nhân mặn bao gồm: đậu, thịt mỡ, trứng muối, lạp xưởng cho ra các vị khác nhau. Nhân ngọt thường được làm từ chuối, đậu đỏ, đậu xanh… được gói cẩn thận thành các khối vuông vức, chắc tay và đẹp mắt.
1.15 Canh khổ qua nhồi thịt
Ngày Tết ăn quá nhiều thịt và đồ ăn chiên rán không có lợi cho sức khỏe thì canh khổ qua nhồi thịt nổi lên là một món ăn ngon, rất tốt cho sức khỏe, nó giúp thải độc gan và giúp cân bằng lại cơ thể. Ngoài ra, canh khổ qua còn mang ý nghĩa tinh thần to lớn là là đi qua được những khó khăn trong cuộc sống mỗi con người, món canh rất giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể và không thể thiếu trong ẩm thực ngày Tết Việt Nam tại miền Nam.
1.16 Thịt kho hột vịt nước dừa
Tết miền Nam trong mâm cỗ không thể thiếu món ăn ngày Tết thịt kho hột vịt nước dừa hay còn có tên gọi khác là thịt kho cốt dừa. Món ăn này rất dễ làm và ngon miệng. Các gia đình thường nấu một nồi lớn để ăn dần trong vài ngày Tết. Chúng được ăn kem với cơm, củ kiệu hay Bánh Tét rất là ngon và không bị ngán.
1.17 Củ kiệu tôm khô
Loại củ Kiệu ở miền Nam khác biệt so với món ăn ngày Tết cùng tên tại miền Trung. Thay vì ăn kèm với bánh Tét, người miền Nam ăn củ kiệu với tôm khô để tạo ra đủ vị chua, ngọt, dai, giòn, hăng, mặn. Thường dùng để làm món nhậu trong dịp đầu năm mới rất là ngon.
1.18 Lạp xưởng
Tết truyền thống tại miền Nam không thể thiếu món ăn ngày Tết là lạp xưởng. Có nhiều loại lạp xưởng từ tươi, khô tới nguyên liệu đa dạng: thịt lợn, thịt bò, tôm, cá và cách chế biến khác nhau: luộc, hấp, chiên, nướng biến thưởng thức lạp xưởng trở nên kì công và tinh tế hơn bao giờ hết. Lạp Xưởng chấm tương ớt và uống Bia ăn cùng củ Kiệu Tôm Khô cuộc nhậu ngày Tết vui hơn bao giờ hết.
» Mời bạn tham khảo 15 cách không tăng cân ngày Tết hiệu quả : https://wheyshop.vn/15-cach-khong-tang-can-ngay-tet-cuc-ky-hieu-qua.html
2. Bảng calories các món ăn ngày Tết :
Để đón một cái Tết vui vẻ trọn vẹn, và chào đón một năm mới nhiều điều như ý. Hãy thận trọng ăn uống trong những ngày Tết để tránh việc cân nặng bị mất kiểm soát do “lỡ” miệng mấy ngày Tết nhé. Dưới đây là các món ăn ngày Tết có hàm lượng Calo, dinh dưỡng rất cao, các bạn cần lưu ý và cân đối khẩu phần ăn cho bản thân nhé.
2.1 Bánh Chưng, Bánh Tét
Về hàm lượng các chất dinh dưỡng, các nhà chuyên gia dinh dưỡng đã phân tích, trong 100g bánh chưng thành phẩm sẽ cung cấp 181 Kcal; 4,3 g chất đạm; 4,2 g chất béo; 31,6 g chất bột đường; 0,6 g chất xơ; 26 g canxi; 0,94 g sắt; 1,4 g kẽm.
Một chiếc bánh chưng vuông cỡ vừa, chia 8 miếng, mỗi miếng sẽ có trọng lượng khoảng 114 g, cung cấp 204 kcal, 4,7 g chất đạm, 5,6 g chất béo và 33,9 g chất bột đường. Lượng Kcal từ 1 miếng bánh chưng lớn hơn 1 bát cơm trắng (khoảng 180 Kcal). Bánh chưng là món ăn giàu năng lượng nhưng chỉ nên ăn vừa đủ, khi ăn nên bổ sung thêm chất xơ từ rau xanh, củ quả để cân bằng.
2.2 Lạp Xưởng
Có vị mặn ngọt, ăn xựt xựt, béo thơm, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn cho gia đình, món ăn ngày Tết hợp khẩu vị với đại đa số người Việt. Trong 100g lạp xưởng có chứa khoảng 55g Lipid, 20.8g Protid, 52mg Canxi và nhiều loại chất dinh dưỡng khác. Khi ăn lạp xưởng bạn sẽ bổ sung cho cơ thể các loại dưỡng chất này nhưng không thể ăn quá nhiều.
Bởi tiêu thụ lượng chất béo quá cao từ lạp xưởng, cơ thể sẽ hấp thu lượng lớn cholesterol và các axit béo no, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch. Trong lạp xưởng cũng có nhiều muối, chất tạo màu, chất tạo mùi, ăn quá nhiều các chất này vào cơ thể cũng gây hại cho sức khỏe.
» Tham khảo Kinh nghiệm giảm cân bằng yến mạch tại đây : https://wheyshop.vn/kinh-nghiem-giam-can-bang-yen-mach.html
2.3 Canh khổ qua nhồi thịt
Trong 100g mướp đắng có 79 calo; 4,32g carbohydrate; 1,95g đường; 2g chất xơ; 0,18g chất béo; 0,84g chất đạm cũng rất nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, B3, B6, B9, B12, vitamin C, E,K cùng chất khoáng như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri và kẽm kết hợp 100g thịt lợn (heo) ba chỉ có 260 calo, 70% là chất béo, 25g protein/100g thịt lợn.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…Đây là một món ăn ngon và bổ dưỡng nhưng các bạn nên ăn ở mức vừa đủ là hợp lý nhất, tốt cho cân nặng và sức khỏe.
2.4 Thịt kho hột vịt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi phần thịt kho 150g sẽ tương ứng với khoảng 250 calo. Nếu ăn món ăn ngày Tết này với cơm trắng sẽ khiến lượng calo nạp vào cơ thể lớn hơn rất nhiều. Mỗi phần thịt kho 150g sẽ tương ứng với khoảng 250 calo. Thịt kho tàu là món ăn ngày Tết giàu chất béo, lượng mỡ nhiều.
Đặc trưng của món ăn ngày Tết này chính là thịt phải có cả mỡ và nạc. Trứng có hàm lượng protein cao kết hợp cả hai nguyên liệu này với nước dừa sẽ gây tăng cân. Do đó, ăn thịt kho tàu có thể gây béo phì nhưng đây cũng là món ăn được các chuyên gia khuyến khích người gầy nên sử dụng món này. Ăn thịt kho tàu thường xuyên, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lên đáng kể.
» Tham khảo thêm bảng tính Calories tất cả món ăn đầy đủ nhất tại đây : https://wheyshop.vn/bang-tinh-calories-trong-thuc-an.html
2.5 Mứt quả các loại
Vị ngọt, chua chua của các loại mứt rất hấp dẫn người ăn. Theo các chuyện gia dinh dưỡng thì calo của món ăn ngày Tết này trong 100gr cụ thể như sau:
-
100g mứt dừa sẽ có chứa khoảng 500 calo bao gồm lượng calo của cơm dừa và lượng đường trong mứt dừa.
-
100g mứt gừng chứa khoảng 300 calo.
-
100g mứt vỏ bưởi chỉ chứa khoảng 150 – 200 calo.
2.6 Chả giò
Theo nhiều thống kê cũng như nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g chả giò thì chứa tới 600 calo, trong đó có chứa 13g chất béo – 5,3g tinh bột cũng như các hàm lượng như natri béo – chất đạm, …
Ngoài ra Chả giò lại có nhiều các chất béo bão hoà, điều này làm tăng lượng cholesterol tăng lên, điều này không tốt cho sức khoẻ. Với lượng natri béo bão hoà cũng như lượng cholesterol cao trong chả giò, nếu ăn quá nhiều thì sẽ không tốt cho cân nặng và hệ tim mạch, người mắc tiểu đường, gút, …
2.7 Thịt nấu đông
Các chuyên gia dinh dưỡng phân tích, trong 100g thịt heo chứa khoảng 297 calo năng lượng, trong đó thịt lợn nạc chứa 145 calo…Ngoài ra thịt nấu đông có hàm lượng nước, chất đạm và chất béo cung cấp nhiều năng lượng và trong 100g thịt heo còn chứa đến 21,5g chất béo. Vì vậy, nếu ăn nhiều có thể tăng gánh nặng cho dạ dày, ruột, gan và thận. Nếu ăn nhiều trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, mỡ trong máu, xơ vữa động mạch hay gan nhiễm mỡ…
2.8 Nem rán
Đối chiếu bảng tính calo các loại thực phẩm của Viện dinh dưỡng Việt Nam thì trung bình cứ 100 gram nem sẽ chứa 137 calo. Tuy nhiên, khi rán lên, lượng calo này sẽ rơi vào khoảng 150 calo trên 100 gram. Chỉ có thể ước lượng được mức calo tương đương, thường một cái nem sẽ tương đương 100 – 150 calo
Điều này có nghĩa rằng bạn không nên ăn quá nhiều nem rán cùng một lúc hoặc ăn nhiều lần trong trong những ngày Tết nếu như không muốn bị tăng cân nhanh chóng.
2.9 Xôi gấc
Tra bảng dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng Việt Nam cứ 100g gạo nếp trắng sẽ nấu được khoảng 200g xôi tương đương với 600 calo. Tức 100g xôi trắng sẽ cung cấp khoảng 300 calo, lượng calo này cao hơn so với lượng calo trong một bát cơm. Theo nghiên cứu thì một đĩa xôi gấc có chứa tới 600 calo, trong khi đó 1 bát chỉ chứa khoảng 130 calo hay 1 bát phở là 400 calo mà thôi. Còn 100g xôi lạc thì sẽ cung cấp khoảng 400 calo. 100gr xôi gấc ăn cùng thịt gà thì lượng calo có thể tăng lên đến trên 600 calo.
2.10 Thịt gà
Cũng theo nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng thì thịt gà lại có hàm lượng calo khác nhau tùy theo bộ phận của con gà, thịt gà sống hay thịt gà chín, chủng loại, giống gà khác nhau. 100g thịt gà thông thường được tính:
-
Ức gà sống: 120 calo/100g
-
Ức gà chín: 165 calo/100g
-
Chân gà để da: 226 calo/100g
-
Gà hầm bỏ da: 229 calo/100g
-
Gà nướng bọc trứng và bánh mì rán: 115 calo/100g
-
Thịt gà quay để da: 170 calo/ 100g.
» Tham khảo thêm cách giảm cân nhanh an toàn không dùng thuốc tại đây : https://wheyshop.vn/cach-giam-can-nhanh-khong-dung-thuoc.html
Trong ngày tết, để kiểm soát cân nặng, tốt nhất hãy chuẩn bị ăn uống hợp lý, và hãy nhớ bổ sung thêm các món canh rau xanh, hoa quả vừa tốt cho sức khỏe vừa có thể giúp bạn giữ được dáng xinh nhé.