Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên chi tiết 2022
Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc là cách đánh giá năng lực làm việc của nhân viên mà các nhà quản trị thường hay sử dụng. Để áp dụng phương pháp đánh giá này một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số mẫu và các lưu ý khi xây dựng bảng tiêu chí trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nhận ngay MIỄN PHÍ Bộ biểu mẫu Nhân sự mới nhất 2022 từ Fastdo. Click ngay vào ảnh để xem thông tin chi tiết chương trình:
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc nhân viên
Tùy vào từng ngành nghề cũng như vị trí làm việc, phòng ban của mỗi công ty mà nội dung bảng đánh giá nhân viên sẽ có các tiêu chí khác nhau. Bạn có thể tham khảo mẫu bảng tiêu chí dưới đây và chỉnh sửa nội dung cũng như chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp với doanh nghiệp.
>> [TẢI MIỄN PHÍ]: Bảng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc nhân viên
>>> THAM KHẢO NGAY: [Tải miễn phí] Các mẫu biên bản hiện trạng chi tiết nhất 2023
2. Thời điểm nên đánh giá công việc của nhân viên
Tùy vào mục đích của ban quản lý công ty mà bảng đánh giá thực hiện công việc sẽ được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau. Những thời điểm chung mà doanh nghiệp thường đánh giá nhân viên là:
- Kết thúc thử việc.
- Đánh giá để xét ký hợp đồng chính thức.
- Kỳ hạn xem xét tăng lương.
- Chuẩn bị hết hợp đồng làm việc.
- Đánh giá để xem xét tái ký hợp đồng làm việc mới.
- Đánh giá định kỳ của công ty như hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật…
>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] 8 mẫu bảng lương nhân viên chi tiết nhất
fWork – Bộ giải pháp phần mềm quản trị kế hoạch giúp Doanh nghiệp quản trị dự án hiệu quả, theo dõi timeline chi tiết và báo cáo trực quan về kế hoạch. Click ngay vào ảnh để nhận ngay BẢN DEMO HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ các tính năng của phần mềm:
3. Quy trình đánh giá kết quả công việc
Tùy vào cách vận hành riêng của từng công ty mà quy trình đánh giá công việc sẽ được tiến hành theo các bước khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình đánh giá cơ bản sẽ được thực hiện theo các bước sau:
- Tạo ra tiêu chuẩn đánh giá công việc chung của công ty.
- Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với doanh nghiệp.
- Chọn lựa các kỹ năng cần thiết để đánh giá nhân viên.
- Tùy vào các kỹ năng cũng như tiêu chuẩn đánh giá chung mà chọn ra các tiêu chí, nội dung đánh giá riêng của từng mục.
- Đánh giá và thảo luận công khai trong ban quản lý công ty.
- Dựa vào kết quả và tỷ lệ đánh giá, người quản lý nhân sự và người quản trị sẽ đưa ra kế hoạch, phương pháp điều chỉnh phù hợp đối với từng nhân viên, phòng ban.
- Dựa vào kết quả đánh giá trước đó để tạo ra tiêu chuẩn cho các lần đánh giá sau này.
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: [TẢI MIỄN PHÍ] Mẫu đề xuất nhân sự cho Doanh nghiệp
4. Các phương pháp đánh giá bảng tiêu chuẩn công việc
NHẬN NGAY 30+ BIỂU MẪU NHÂN SỰ MIỄN PHÍ
Họ và tên *
Email *
Số điện thoại(Zalo) *
Công ty *
Quy mô *
Chức vụ *
Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, Fastdo sẽ giới thiệu 3 phương pháp đánh giá tốt và nhất đang sử dụng phổ biến hiện nay thông qua nội dung sau đây.
4.1 Sử dụng thang điểm
Với phương pháp này, người đánh giá sẽ dựa trên ý kiến chủ quan để cho điểm ở từng tiêu chí. Hầu hết các bảng đánh giá đều có thang điểm tối đa là 10 điểm. Để có thể sử dụng phương pháp này hiệu quả, bạn nên có một bảng kế hoạch công việc chi tiết và tính toán thời gian hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên để so sánh và cho điểm.
>>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân hiệu quả và chi tiết nhất
4.2 So sánh cặp
Đây là phương pháp mà nhà quản lý phải lựa chọn ra hai nhân viên để tiến hành đánh giá. Qua việc đánh giá ưu, nhược điểm của từng người mà nhà quản lý sẽ thấy được điểm mạnh của cả hai. Từ đó, nhà quản lý sẽ cân nhắc để đánh giá nhân viên nào là người hoàn thành công việc tốt hơn.
>>> TÌM HIỂU NGAY: Đánh giá 360 độ là gì? Quy trình và bí quyết triển khai hiệu quả
4.3 Quản lý mục tiêu
Với phương pháp mày, người quản lý và nhân viên sẽ cùng nhau thiết lập các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong công việc tương lai. Sau đó, ban lãnh đạo sẽ đánh giá năng lực của nhân viên dựa trên kết quả công việc mà nhân viên mang lại.
>>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] 2 Mẫu đơn xin nghỉ phép công ty chuẩn cho nhân viên
5. Những lưu ý khi xây dựng bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc
Ban lãnh đạo sẽ lập ra những lưu ý riêng cho từng vị trí, từng phòng ban và công việc cụ thể cần đánh giá để phù hợp và mang lại kết quả chính xác hơn.
5.1 Tùy biến theo cấp bậc, phòng ban
Tùy vào mỗi vị trí làm việc khác nhau mà lưu ý khi lập bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc cũng khác nhau.
- Trưởng phòng, trưởng nhóm sẽ có mục tiêu đánh giá khác với nhân viên cấp dưới.
- Nhân sự cấp cao cũng có các chỉ tiêu đánh giá công việc khác với các nhân viên và nhân sự cơ bản.
- Định hướng phát triển và mục tiêu công việc của từng phòng ban lĩnh vực cũng khác nhau.
- Bộ phận kinh doanh sẽ nhìn vào số lượng sản phẩm và hợp đồng ký kết để đánh giá.
- Bộ phận tuyên truyền, quảng cáo thì sẽ nhìn vào sản phẩm truyền thông và tỷ lệ đón nhận của khách hàng để đánh giá.
>>> BỎ TÚI NGAY: 10 lí do xin nghỉ việc thuyết phục và hiệu quả nhất khiến công ty phải đồng ý ngay
5.2 Đánh giá phù hợp mục tiêu chung của doanh nghiệp
Mục tiêu hướng đến trong tương lai gần và xa mà công ty muốn đạt được cũng là tiêu chí được đem ra để đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Dựa vào mục tiêu chung mà công ty hướng đến, người quản lý sẽ đánh giá nhân viên chính xác năng lực của từng nhân viên.
>>>> THAM KHẢO THÊM: [TẢI MIỄN PHÍ] 2 Mẫu đơn xin nghỉ không lương dùng trong doanh nghiệp
5.3 Truyền thông rõ ràng, lắng nghe và tiến hành cẩn thận
Ban lãnh đạo nên truyền thông, công khai rõ ràng cho nhân viên các mục tiêu công ty hướng đến. Từ đó, nhân viên sẽ thấy rõ được hướng phát triển của bản thân và tự nhìn nhận mình đã làm việc tốt hay chưa. Điều này giúp bỏ đi yếu tố chủ quan khi nhân viên tự đánh giá mình quá cao.
- Người quản lý nên thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến về công việc của nhân viên và nhân viên cũng vậy. Điều này giúp hai bên hiểu rõ mong muốn của nhau và đưa ra các quyết định phù hợp giúp tăng hiệu suất làm việc.
- Nhà quản lý nên động viên, khen thưởng hoặc đưa ra các hình thức kỷ luật, cảnh cáo đối với hiệu suất làm việc của từng nhân viên.
- Từ việc đánh giá và lắng nghe ý kiến, ban quản trị có thể đưa ra các quyết sách, giải pháp khắc phục các lỗ hổng trong công việc để cải thiện năng suất.
>>> ĐỌC NGAY: 3 xu hướng xây dựng chính sách phúc lợi trong bối cảnh đại dịch
5.4 Đánh giá cần có tiêu chuẩn rõ ràng
Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc sẽ cho ra kết quả cụ thể, chính xác nếu ngày từ đầu ban quản lý đã đặt ra các tiêu chí rõ ràng mà nhân viên cần đạt được. Việc này giúp bạn hạn chế các lỗ hổng trong việc đánh giá và rà soát đúng năng lực của từng người. Dưới đây là ví dụ về mục tiêu hiệu suất làm việc và tiêu chuẩn cần đạt được của một số vị trí công việc.
- Nhân viên kinh doanh 1 tháng ký được 5 hợp đồng.
- Nhân viên content 1 ngày phải viết được 5 bài chuẩn SEO.
- Bộ phận quảng cáo có các chính sách phù hợp giúp kết nối được 50 khách hàng tiềm năng.
>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] Hợp đồng nguyên tắc là gì? 3 Mẫu hợp đồng nguyên tắc chi tiết
5.5 Kết quả đánh giá cần gợi mở được giải pháp cải thiện hiệu quả công việc
Kết quả của bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên sẽ giúp người quản trị tìm ra các giải pháp, phương hướng phát triển của công ty. Đồng thời, nhà quản trị cũng sẽ đưa ra các đề xuất thay đổi trọng vận hành kinh doanh để hạn chế các sai sót và tiêu cực thông qua kết quả đánh giá nhân viên. Vì vậy, sau khi đánh giá thì bạn nên:
- Trao đổi, nói chuyện, lắng nghe và tìm ra hướng cải thiện công việc cho nhân viên được đánh giá
- Đưa ra các gợi ý, phương pháp giúp nhân viên nhìn nhận được ưu và nhược điểm trong công việc của bản thân.
Để cải thiện hiệu quả công việc cũng như nâng cao năng lực công tác của nhân viên, Doanh nghiệp có thể xem xét việc tổ chức các khóa đào tạo dành cho nhân sự trong công ty. Trong thực tế, có rất nhiều hình thức để Doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo cho nhân sự. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được tối đa sự hiệu quả của việc đào tạo, nhà quản lý nên cân nhắc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ cho công việc này.
Một phần mềm đào tạo sẽ giúp nhà quản trị tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Thêm vào đó, thông qua phần mềm đào tạo, nhân sự sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập cũng như xác định lộ trình phù hợp cho bản thân.
Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:
- Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
- Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
- Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
- Quản lý thông tin học viên.
- Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.
Đăng ký nhận ngay bản demo Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo tại đây:
Nhận ngay bản Demo phần nềm fTrain tại đây
Trên đây là mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, bài viết còn giúp bạn biết được các thời điểm nên tiến hành đánh giá công việc của nhân viên. Nếu bạn đang cần một phần mềm quản trị nhân sự có hỗ trợ tính năng đánh giá thì hãy liên hệ cho Fastdo để được nhân viên tư vấn về F-HRM nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: [email protected]
- Website: https://fastdo.vn/
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA:
Thời điểm nào nên đánh giá công việc của nhân viên?
Những thời điểm chung mà doanh nghiệp thường đánh giá nhân viên là: Kết thúc thử việc; Đánh giá để xét ký hợp đồng chính thức; Kỳ hạn xem xét tăng lương; Chuẩn bị hết hợp đồng làm việc; Đánh giá để xem xét tái ký hợp đồng làm việc mới; Đánh giá định kỳ của công ty như hàng tháng, hàng quý, hàng năm; Làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật…
Các phương pháp đánh giá bảng tiêu chuẩn công việc là gì?
3 phương pháp đánh giá tốt và nhất đang sử dụng phổ biến hiện nay thông qua nội dung sau đây: Sử dụng thang điểm; So sánh cặp; Quản lý mục tiêu.
Những lưu ý khi xây dựng bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc là gì?
Ban lãnh đạo sẽ lập ra những lưu ý riêng cho từng vị trí, từng phòng ban và công việc cụ thể cần đánh giá để phù hợp và mang lại kết quả chính xác hơn: Tùy biến theo cấp bậc, phòng ban; Đánh giá phù hợp mục tiêu chung của doanh nghiệp; Truyền thông rõ ràng, lắng nghe và tiến hành cẩn thận; Truyền thông rõ ràng, lắng nghe và tiến hành cẩn thận; Kết quả đánh giá cần gợi mở được giải pháp cải thiện hiệu quả công việc.
4.8/5 – (6 bình chọn)