Bánh Chưng Ngày Tết: Nguồn gốc, Ý nghĩa, Phân loại
2. Vì sao mọi nhà thường làm bánh chưng mỗi dịp Tết?
Bánh chưng ngày tết là hình ảnh vô cùng quen thuộc và thân thương đối với mỗi người dân Việt. Vươn xa khỏi những giá trị về mặt ẩm thực, món bánh cổ truyền này còn hàm chứa rất nhiều ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Và mỗi lần tìm hiểu, chúng ta lại càng thêm trân quý.
Mục lục bài viết
1. Nguồn gốc của món bánh chưng ngày Tết
Theo tích xưa kể lại, vào đời Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh bại giặc Ân, vua gọi 22 hoàng tử lại. Sau đó yêu cầu mỗi người tìm 1 sản vật dâng cúng Tiên Vương. Nếu thuận ý vua cha sẽ được truyền ngôi báu.
Lang Liêu là vị hoàng tử thứ 18 gia cảnh đặc biệt, mẹ đã mất, nhà ít người, nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm ra sản vật gì để trình vua cha. Đêm nọ sau khi nghe Thần nhân mách nước trong giấc mơ, Lang Liêu đã dùng gạo nếp để chế biến nên 2 món bánh.
Hoàng tử chọn những hạt gạo nảy, mập mạp không sứt mẻ, đem vo sạch. Sau đó, phối cùng nhân đậu thịt, gói bằng lá dong, làm thành những chiếc bánh vuông vắn.
Cũng gạo nếp, sau khi đồ chín và giã nát, Lang Liêu gói thành bánh hình vòm tròn. Bánh vuông được gọi là bánh chưng, còn bánh tròn được gọi là bánh dày. Cặp bánh hàm chỉ công đức của Tiên tổ rộng lớn như Trời Đất, bao trọn lấy vạn vật, nhân sinh.
Đúng hạn, Lang Liêu đem dâng bánh cho vua cha. Sau khi lắng nghe câu chuyện của Hoàng tử, Hùng Vương tấm tắc khen ngợi, chọn sản vật của Lang Liêu để dâng Tiên Vương. Sau đó, truyền ngôi cho vị Hoàng tử này..
2. Vì sao mọi nhà thường làm bánh chưng mỗi dịp Tết?
Việc gói bánh chưng vào mỗi dịp tết cổ truyền có mối liên hệ mật thiết với gốc tích mà chúng tôi vừa chia sẻ. Không chỉ vậy, món ăn này được làm từ những nguyên liệu chính nuôi sống dân Việt bao đời.
Nhìn thấy lá dong, gạo nếp xanh, lạt giang… là gợi lại bao nhiêu kỷ niệm về ngày tết cổ truyền đối với mỗi chúng ta. Từ khi còn là 1 đứa trẻ cho đến tuổi trưởng thành, vẫn còn nguyên cảm giác xốn xang khi bắt gặp những hình ảnh thân thương ấy. Nó nhắc nhở ta về ngày đoàn viên, thôi thúc mỗi người tìm về với gia đình trong dịp lễ vô cùng đặc biệt này.
Bên cạnh việc hàm chứa những thông điệp tốt đẹp thì bánh còn là một món ăn ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Chúng được làm từ 3 thành phần cơ bản là gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh.
Những nguyên liệu này chứa đầy đủ chất đạm, chất đường bột, chất xơ và chất béo, tương đương với 1 bữa ăn hằng ngày. Bánh lại được nấu chín dền nên rất dễ tiêu hóa, hương vị hòa quyện, thơm ngon “nức nở”. Chẳng những vậy, chúng còn có tạo hình vuông vắn, đẹp mắt, dùng để thắp hương hay biếu tặng đều rất phù hợp.
Với 1 món ăn ghi điểm tuyệt đối cả về hình thức và nội dung như vậy, bạn đã biết vì sao mọi nhà thường làm vào mỗi dịp Tết rồi chứ?
➤➤➤ LIỆU RẰNG CÓ NÊN: Thuê nồi luộc bánh chưng cho tiện?
3. Giới thiệu 1 số loại bánh chưng ngày Tết phổ biến
Ngày nay món ăn đã có nhiều phiên bản hấp dẫn, được biến tấu theo từng vùng miền. Và dưới đây là những loại bánh phổ biến nhất tại Việt Nam:
-
Bánh chưng gù: loại bánh được nấu bằng gạo nếp nương, thịt lợn, đỗ xanh. Với tạo hình như chiếc bánh lá, bánh giò, dáng vòm (gù). Kích thước chỉ bằng 1/4 chiếc bánh vuông thông thường
-
Bánh chưng nếp cẩm: thay vì được gói bằng nếp, món ăn được hoàn thiện bằng nếp cẩm màu tím hạt dài. Chính điều này đã khiến thành phẩm rất dậy mùi và đẹp mắt
-
Bánh chưng 5 màu: vẫn sử dụng nguyên liệu là gạo nếp nhưng được nhuộm thành các màu: vàng, xanh, đỏ, tím, trắng, tượng trưng cho ngũ hành.
-
Bánh chưng cốm:
có phần nhân ngọt (thêm đường vàng). Vỏ được tạo thành từ việc mix cốm khô và gạo nếp ta
-
Bánh chưng chay:
nhân chỉ gồm đậu, mặn hoặc ngọt tùy ý nhưng không thêm mắm, bột nêm từ thịt và xương.
-
Bánh chưng gấc:
ở công đoạn sơ chế, gạo được vò cùng ruột gấc, thành phẩm có màu đỏ cam, thơm và ngậy hơn hẳn so với những đại diện khác
4. Cách làm bánh chưng Tết ngon, nhanh, đơn giản tại nhà
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu
-
Gạo nếp nương:
-
Đậu xanh nguyên hạt:
-
Thịt lợn ba chỉ:
-
Lá dong:
-
Lá riềng:
-
Lạt giang
-
Gia vị
4.2 Các bước làm
Chỉ với 3 bước “dễ như ăn cháo”, chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn bên dưới là tết này có thể ăn thả ga mà dáng vẫn đẹp. Sau đây là cách làm cụ thể:
4.2.1 Sơ chế nguyên liệu
-
Lá riềng nhặt bỏ phần sâu, tước lấy phiến lá, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt
-
Vo gạo nếp 3-5 lần để làm sạch vỏ trấu, tạp chất bao ngoài rồi đem ngâm 6-8h. Chú ý thay nước 2h/lần, tiếp đó đem đổ ra rổ cho ráo. Rưới nước riềng lên gạo, đảo đều rồi lặp lại vài lần để tạo màu xanh mướt và dậy mùi hơn.
-
Đậu xanh cán vỡ đôi, ngâm nước ấm 4 tiếng rồi đãi. Lọc bỏ vỏ lụa bên ngoài cho đến khi sạch thì đem để ráo. Sau đó đun nước và ninh đậu cho nhừ thì tán tơi nhuyễn
-
Lá dong rửa trên vòi nước chảy cho trôi hết đất cát, sau đó dùng khăn sạch lau khô, cắt cuống
-
Thịt lợn rửa sạch, thái thành dạng bản độ dày cỡ 5 ly. Tiếp theo, đem ướp cùng chút mắm, hạt nêm, hành khô, tiêu xay trong 30’
4.2.2 Gói bánh
-
Đặt 2 lá dong theo chiều vuông góc (mặt sẫm hơn bên ngoài, mặt nhạt quay vào trong)
-
Đổ lưng bát gạo vào chính giữa 2 lá, dàn đều về các bên thành hình tròn
-
Cho đậu xanh với lượng khoảng 2/5 bát con, thao tác tương tự (đường kính bé hơn so với gạo)
-
Thêm thịt ba chỉ vào chính giữa đậu, tiếp tục cho thêm 1 phần đậu xanh như trên để hoàn thiện nhân
-
Cho 1/2 bát gạo để tạo phần vỏ bánh phía trên
-
Kéo 2 đầu lá thừa của lá dong ngoài vào phần trung tâm. Cuộn chúng cùng 1 hướng theo kiểu cuốn chiếu rồi cố định bằng lạt giang
-
Gập tiếp phần lá thừa của lá dong còn lại vào chính giữa với các bước tương tự. Sau đó, buộc chặt bằng lạt để các nguyên liệu được cố định bên trong
4.2.3. Luộc bánh và hoàn thiện
-
Đổ nước hơi ngập mặt bánh, sau đó nhóm lửa để nấu. Trong quá trình nấu chú ý khâu gia giảm nhiệt. Đặc biệt là tiếp nước khi cần để ngăn nguy cơ cháy nồi, bánh trưng cháy
-
Sau khoảng 12h, tắt bếp, chờ nguội bớt và vớt bánh ra.
4.3 Thành phẩm
-
Bánh có hình thức đẹp, cầm nặng tay, dễ bóc. Phần nhân bánh chín nục, xanh đậm, thơm phức mùi lá riềng, thoang thoảng hương lá dong. Nhân bánh bùi bùi, mặn mặn và mang vị cay nhẹ. Phần mỡ của thịt ba chỉ tan ra và ngấm vào đậu, nếp, ăn đến đâu biết đến đấy.
5. Bí quyết nấu bánh chưng Tết số lượng lớn nhanh, chất lượng để bán
Nếu tính đến cả khâu vệ sinh, kỳ cọ thì thường mỗi ngày chỉ có thể ra lò 1 mẻ. Cũng bởi thế, hầu hết các cơ sở đều tìm đến nồi điện nấu bánh Quang Huy để giải quyết bài toán kinh doanh của mình.
Nồi nấu bánh chưng bằng điện Quang Huy có thể nấu chín sau 5-6 tiếng, nhanh gấp đôi so với lựa chọn thủ công. Không chỉ vậy, quá trình đun nấu không làm bẩn thành ngoài của nồi. Khâu vệ sinh bên trong cũng rất đơn giản vì có thêm vòi xả.
Chính vì thế, bạn có thể đun nấu 3-4 mẻ/ngày với sự hỗ trợ của thiết bị. Đặc biệt, với kết cấu hình vuông, sức chứa cao hơn hẳn so với nồi tròn truyền thống. Và theo đánh giá thực tế, nếu sử dụng hết công năng thì năng suất của nồi điện Quang Huy sẽ cao hơn gấp 5-6 lần so với nồi nấu bằng than/củi.
Khi nấu bánh chưng ngày tết bằng thiết bị thủ công thì việc tiêu tốn nhiều thời gian chính là hạn chế lớn nhất. Và với sự góp mặt của nồi điện Quang Huy, nhược điểm này sẽ được khắc chế hoàn toàn.