Bánh Chưng Ngày Tết: Nguồn gốc, Ý nghĩa truyền thống
3. Các loại bánh chưng ngày Tết thường thấy
Bánh chưng ngày Tết là món phải có, nếu thiếu vắng thì sẽ mất đi 99% phong vị dân tộc. Những chiếc bánh làm từ nếp, thịt, đỗ,… chính là kết tinh của văn hóa nhiều đời nay. Đây không chỉ là món giàu dưỡng chất mà còn thể hiện nhiều mặt ý nghĩa tượng trưng. Nếu chưa biết cách gói sao cho ngon thì lướt ngay xuống dưới thôi nào!
Mục lục bài viết
1. Gốc gác của bánh chưng ngày Tết
Trong chúng ta, ai cũng biết sự tích về bánh Chưng, bánh Dày vào thời vua Hùng thứ 6. Vua yêu cầu các con làm lễ vật bái cúng tổ tiên. Ai có mâm lễ dâng lên ấn tượng nhất sẽ được nối ngôi.
Lang Liêu là hoàng tử thứ 18 nhưng lại không được trọng dụng nên có cuộc sống vất vả. Nhờ thần linh báo mộng mà chàng dùng gạo nếp để làm ra 2 loại bánh khác nhau. 1 chiếc vuông vắn, biểu tượng cho Đất. 1 chiếc tròn đầy như Trời. Vua Hùng vô cùng hài lòng, dùng làm lễ vật cúng bái Tổ tiên mỗi năm. Người dân thấy vậy nên làm theo, truyền thống ấy đã được giữ cho đến ngày nay.
Luôn có những câu chuyện với yếu tố huyền ảo để lý giải cho các món ăn từ lâu đời. Thực tế, không ai có thể biết được chính xác thời điểm mà bánh chưng xuất hiện. Chỉ chắc chắn được rằng đây là món đã tồn tại hàng ngàn năm, gắn liền với Tết cổ truyền.
2. Ý nghĩa của chiếc bánh chưng vào các dịp lễ Tết
2.1 Đặc trưng cho văn hóa dân tộc
Việt Nam là đất nước phát triển dựa trên nền văn minh lúa nước, lúa gạo là lương thực chính. Vì lẽ đó, món ăn làm từ gạo nếp đã trở thành biểu tượng văn hóa. Quá trình chế biến đòi hỏi phải có sự khéo léo, tỉ mẩn từ bước chọn lá. Kế đến là sự cẩn thận khi đóng khuôn, gói bánh và luộc chín trong nhiều giờ.
2.2 Biểu hiện tinh thần, tín ngưỡng
Bạn đã từng thắc mắc tại sao bánh lại có hình vuông mà không phải hình trụ như bánh Tét? Sở dĩ bánh Tét được làm giống đòn gánh vì đó là tượng trưng cho tín ngưỡng người Chăm. Trong khi đó, câu chuyện trên đã lý giải phần nào vì sao bánh chưng lại có hình như vậy.
Người xưa quan niệm đất thì vuông còn trời thì tròn. Bọc trong lớp lá dong là gạo, thịt đong đầy, thể hiện sự bao bọc của mẹ thiên nhiên. Từng lớp được xếp đầy đặn còn truyền đạt ước muốn về sự ấm no, hạnh phúc.
2.3 Mang đến sự ngon lành, bổ dưỡng
Không cần đề cập quá nhiều đến dưỡng chất của món ăn. Chỉ liệt kê thành phần cũng đủ thấy sự đẫy đà trong từng miếng. Chẳng thế mà cứ đến ngày Tết lại khối người lo lắng tăng cân và không dám ăn thoải mái. Đấy là chỉ xét trên loại bánh nhân cơ bản nhất, chưa kể đến nhiều loại biến tấu sau này.
3. Các loại bánh chưng ngày Tết thường thấy
Càng ngày càng có nhiều loại bánh được sáng tạo dựa trên truyền thống.
-
Tây Bắc có bánh chưng ngũ sắc với các loại nếp nương được nhuộm màu đỏ, vàng,… đẹp mắt. Nhân bánh vẫn là đậu và thịt mỡ nhưng được tẩm ướp rất đậm đà, bùng lên hương vị khó diễn tả.
-
Hà Giang có đặc sản bánh chưng gù với nếp dẻo, được ngâm với lá nếp. Khi luộc lên vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt. Nếu có cơ hội hãy thử 1 lần.
-
Bánh chưng, bánh tét có ý nghĩa biểu trưng khác nhau về hình dạng. Tuy nhiên, về thành phần cơ bản thì không mấy khác biệt. Vì vậy, ta vẫn gộp chung đây là loại bánh truyền thống cho dịp Lễ, Tết. Không đổi cách gọi lẫn với nhau vì đó là sự tôn trọng phương ngữ vùng miền.
4. Chia sẻ cách làm bánh chưng Tết đẹp, ngon, dễ làm tại gia
Bạn có thể luộc bánh chưng bằng nồi cơm hoặc các công cụ khác. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích dùng bếp củi nếu đủ diện tích. Còn không thì nên đầu tư hẳn nồi điện nấu bánh chưng thì sẽ tiện dụng hơn.
4.1 Chuẩn bị nguyên liệu
-
Gạo nếp
-
Đậu xanh bóc vỏ
-
Thịt ba chỉ heo
-
Lá dong, dây lạt
- Gia vị
Muốn có món ăn ngon thì phải chú ý ngay từ khâu mua nguyên liệu:
-
Chọn lá dong tươi, không bị úa vàng. Tránh là quá già hay non (màu quá đậm, nhạt tương ứng độ già). Tốt nhất, hãy mua lá lành và không bị sâu ăn hại.
-
Đậu xanh mua tại các cửa hàng chuyên về đồ khô. Chọn loại đều hạt, không bị mối mọt và không bị phủ nhiều cám trên bề mặt.
-
Gia đình thích ăn gì thì phục vụ loại nếp ấy sẽ tốt hơn. Gạo có màu trắng tinh hay có mùi hắc bất thường nghĩa là đã bị xử lý hóa chất.
-
Mua tảng ba chỉ heo lớn để tiện cho việc cắt miếng làm nhân. Thực tế thì làm thịt nhiều mỡ sẽ khiến bánh ngon, ngậy hơn nhưng khá ngấy. Do đó, bạn mua loại mỡ chiếm tỷ lệ ⅓ là vừa.
4.2 Các bước chế biến
Nếu chưa có kinh nghiệm gói thì nên chuẩn bị khuôn bánh chưng hình vuông. Dụng cụ này rất dễ dùng và sẽ trợ giúp bạn hoàn thiện khâu tạo hình cho món ăn.
B1: Sơ chế
-
Ngâm đậu xanh và gạo nếp với nước lạnh. Để riêng 2 chậu khác nhau, không ngâm chung. Đậu cần 4-5h nếu dùng nước lạnh, 3h nếu dùng nước ấm. Gạo thì cần thời gian ít hơn 1h.
-
Ngâm dây lạt cho mềm bớt rồi tước thành các đoạn mỏng (không quá mỏng cũng không để quá to).
-
Lá dong thường dính rất nhiều đất, cát nên bạn cần dùng khăn sạch để rửa lần lượt. Lật 2 mặt và dùng khăn chà thật nhẹ nhàng. Sau đó tước bớt sống lá và để ráo nước. Có thể đem phơi dưới nắng khoảng 60-90” cho lá héo bớt.
B2: Ướp thịt
-
Thịt heo đem ngâm với nước gạo và thêm chút phèn chua (không bắt buộc) để khử mùi.
-
Tùy kích thước bánh mà cắt thịt thành các miếng cân đối. Ví dụ bạn gói bánh to khoảng 20cm, dày 5cm. Vậy cắt thịt dài khoảng 10-12cm, ngang 5cm và dày 1cm là đủ.
-
Ướp thịt cùng hành tím băm, tiêu xay, hạt nêm khoảng 30”. Nhớ phủ bề mặt lại để thịt không bị khô.
B3: Tạo hình
-
Gạo và đậu sau khi ngâm thì thêm chút muối tinh và xóc đều tới khi tan hết.
-
Đặt lá dong vào khuôn gói, đổ 1-1.5 bát nếp xuống trước. Tiếp đến là ½ bát đậu xanh (bát cùng kích thước). Xếp khoảng 3 miếng thịt lần lượt (cho bánh 20cm).
-
Tiếp tục thêm ½ bát đậu và 1-1.5 bát nếp cho lớp trên cùng. Hơi ấn chặt tay để kết cấu bánh được chắc chắn hơn.
-
Nhấc khuôn ra và dùng lạt buộc hình dấu cộng, sau đó đan chéo. Có thể tập trung các nút chốt dây lạt về 1 vị trí hoặc gài gọn lại.
B3: Luộc bánh
-
Đổ ⅓ nồi nước và xếp bánh vào nồi. Xếp lần lượt từng lớp, không nén quá chặt hay xếp quá khít.
-
Sau khi đã cho toàn bộ bánh thì đổ ngập nồi nước (ngập cách mặt của chiếc bánh cao nhất khoảng 3cm).
-
Dùng 1 tấm ván gỗ với bán kính tương ứng đặt lên trên dùng, đậy kín nắp và đun sôi.
-
Tới khi nước sôi thì đợi thêm 5-10” và giảm ½ nhiệt. Nếu nước bị cạn xuống dưới ván gỗ thì phải tiếp nước ấm ngay lập tức. Duy trì nhiệt và mực nước như vậy khoảng 8h – 10h (tùy trọng lượng bánh)
4.3 Thành phẩm
-
Sau khi bánh chín thì vớt ra ngoài, để ráo nước. Sau đó, dùng tấm gỗ đặt lên trên để ép bánh vuông hơn.
-
Bánh chín đều, nhân và nếp không bị rời rạc khi cắt miếng. Gia vị tẩm ướp vừa vặn, không bị mặn hay quá nhạt , vừa đủ để chấm thêm mặn, ngọt tùy người ăn.
5. Trải nghiệm ngay nồi nấu bánh chưng ngày Tết hiện đại mà không “hại điện”
Việc nấu bánh hiện nay đã đơn giản hơn rất nhiều nhờ nồi điện nấu bánh chưng chuyên dụng. Thiết bị được sản xuất đa dạng mẫu mã và phân phối chính hãng tại kanawa.vn. Có các dung tích lớn, nhỏ, hình dạng tròn, vuông cho quý khách lựa chọn. Tùy quy mô sử dụng, khách hàng sẽ được đội ngũ NV Quang Huy tư vấn đúng dòng sản phẩm.
Website đặt hàng trực tuyến được design vô cùng dễ nhìn. Nồi luộc bánh chưng được đặt ngay trên trang #1 với các thông số kỹ thuật chi tiết. Với công cụ, bạn sẽ giảm được ít nhất 1 nửa thời gian đun nấu. Thêm vào đó là chi phí nhiên liệu, chất đốt được tiết kiệm triệt để.
Giá bán tại Kanawa hiển thị công khai, cạnh tranh, được đánh giá thấp hơn so với thị trường. Bên cạnh đó, đơn vị còn đăng tải các thông tin về CSBH, thủ tục đổi trả,… Người dùng dễ dàng tra cứu và liên hệ với nhân viên (chat trực tiếp) nếu cần thiết.
Nấu bánh chưng ngày Tết giờ đây đã không còn lo cháy sém hay nhão nhoét. Toàn bộ vấn đề đều được khắc phục nhờ có nồi điện công nghiệp. Ngoài lợi ích trên, bạn còn tận dụng được cho rất nhiều món ăn khác.