Báo cáo đánh giá tác động môi trường – Viện Y học Lao Động và Công Nghệ Môi Trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là hồ sơ pháp lý quan trọng nhất trong bộ “Hồ sơ môi trường” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Báo cáo đánh giá tác động môi trường là báo cáo mang tính dự báo những hoạt động gây ô nhiễm khi các bạn đưa doanh nghiệp của mình vào vận hành, khai thác thương mại. Dựa trên những dự báo đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Tất cả các dự báo cũng như biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong Báo cáo DTM đều được thông qua dưới sự thẩm tra của Bộ/ Sở Tài nguyên Môi trường và các chuyên gia hàng đầu trong ngành môi trường. Đây cũng là nền tảng quan trọng nhất, song song với các Nghị định, Thông tư về môi trường mà doanh nghiệp cần lấy làm căn cứ để thực thi.
- Đối tượng nào sẽ phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Căn cứ luật
Đối tượng thực hiện ĐTM
Cơ quan thẩm định
Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điêu 28 Luật BVMT 2020
Dự án đầu tư nhóm I (dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao )
Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Dự án đầu tư nhóm II quy định tại khoản
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình
Uỷ ban Nhân dân cấp Tỉnh (trừ một số trường hợp)
Khoản 3 Điều 35 Luật 35 Luật BVMT 2020
Dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định ở trên
Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh
Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với UBND cấp tỉnh
Khoản 2, Điều 35 Luật BVMT 2020
Bộ quốc phòng, Bộ công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
- Cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Ban quản lý Khu công nghiệp
- Ban quản lý Khu kinh tế
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các bộ khác
- Căn cứ lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường?
- Luật bảo vệ môi trường 2020
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ Môi trường của Chính phủ ngày 10 tháng 1 năm 2022
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Thông tư Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường ngày 10 tháng 1 năm 2022.
- Hồ sơ cần thiết phải có để lập báo cáo ĐTM
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Giấy phép đầu tư
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng : Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất
- Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm: Quy mô hoạt động/sản xuất, quy trình hoạt động/sản xuất, danh mục máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên…
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải
- Bản vẽ các hệ thống xử lý (nếu có)
- Quy trình thực hiện báo cáo ĐTM
- Thu thập và tổng hợp thông tin về dự án
- Khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế – xã hội, địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn khu vực thực hiện dự án.
- Tham vấn ý kiến cộng đồng: tổ chức tham vấn ý kiến của UBND cấp xã, huyện, quận.. nơi thực hiện dự án.
- Quan trắc hiện trạng môi trường: môi trường không khí, nước thải, nước mặt, nước ngầm, đất.
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án, thay đổi về tự nhiên, kinh tế – xã hội liên quan đến dự án, mức độ tác động và ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đến yếu tố tài nguyên, môi trường, con người xung quanh khu vực.
- Xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án, xác định chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án bằng phương pháp thu thập, thống kê, phân tích, đánh giá.
- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án xử lý thải, phương án quản lý môi trường và dự phòng sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành.
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Soạn thảo hồ sơ, báo cáo trình nộp cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Lập hội đồng thẩm định, bảo vệ trước hội đồng.
- Chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.
- Trình nộp lại sau khi chỉnh sửa.
- Nhận quyết định Phê duyệt từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Thời gian lập & Phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường
45-60 ngày làm việc.
- Xử phạt hành chính trong việc chấp hành quy định pháp luật về ĐTM
Điều 9, Nghị định 55/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có quy định như sau:
Hành vi
Mức phạt 1 (*)
Mức phạt 2 (**)
Không gửi Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT) đến UBND cấp xã để được niêm yết công khai trước khi khởi công xây dựng dự án
2.000.000 – 5.000.000 đồng
5.000.000 – 10.000.000 đồng
Lập không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung KHQLMT của dự án
Không cập nhật KHQLMT và gửi đến UBND cấp xã trong trường hợp có thay đổi chương trình quản lý và giám sát môi trường
5.000.000 – 10.000.000 đồng
10.000.000 – 15.000.000 đồng
Không lập KHQLMT và báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM
10.000.000 – 15.000.000 đồng
15.000.000 – 20.000.000 đồng
Không thông báo bằng văn bản ít nhất 10 ngày đến các cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành trước khi tiến hành vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trước khi các cơ quan này nhận được thông báo
15.000.000 – 20.000.000 đồng
20.000.000- 30.000.000 đồng
Không báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
20.000.000 – 30.000.000 đồng
30.000.000 – 40.000.000 đồng
Thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo ĐTM và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành
30.000.000 – 40.000.000 đồng
40.000.000 – 50.000.000 đồng
Không thực hiện một trong các nội dung báo cáo ĐTM và yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành
40.000.000 – 50.000.000 đồng
50.000.000 – 60.000.000 đồng
Không lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thu dọn vệ sinh lòng hồ trước khi tích nước hoặc thực hiện việc tích nước khi chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, chấp thuận đối với dự án có nội dung đầu tư xây dựng hồ chứa thủy lợi hoặc hồ chứa thủy điện
50.000.000 – 60.000.000 đồng
60.000.000 – 80.000.000 đồng
Xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường
Không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường
Không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án
60.000.000 – 80.000.000 đồng
80.000.000 – 100.000.000 đồng
Không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và báo cáo kịp thời tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để hướng dẫn giải quyết trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường
Không tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật
Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá 06 tháng nhưng chưa được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM
80.000.000 – 100.000.000 đồng
100.000.000 – 120.000.000 đồng
Không lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành và gửi cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM
100.000.000 – 120.000.000 đồng
120.000.000 – 140.000.000 đồng
Không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định
120.000.000 – 140.000.000 đồng
140.000.000 – 160.000.000 đồng
Không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành
140.000.000 – 160.000.000 đồng
160.000.000 – 180.000.000 đồng
Không lập lại báo cáo ĐTM của dự án theo quy định.
160.000.000 – 180.000.000 đồng
180.000.000 – 120.000.000 đồng
(*) Mức phạt 1 áp dụng đối với các báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND, bộ; cơ quan ngang bộ.
(*) Mức phạt 2 áp dụng đối với các báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ TN&MT
Hình phạt bổ sung
Ngoài phạt tiền, các cơ sở vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp trái quy định
– Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận trong thời hạn
– Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn