Bao sái bát hương – lễ sửa bát hương thực hiện tại gia đình dịp Tết nguyên đán

Bao sái ban Thờ đúng cách đón Tết Nguyên Đán hàng năm

✅ Bao sái bàn thờ đúng cách, thông thường, nếu không có chuyện gì đặc biệt, các gia đình Việt chỉ động bát hương một lần trong năm vào ngày 23 tháng Chạp, trước lễ cúng Ông công ông Táo. Việc làm này còn gọi là bao sái bát hương – lễ sửa bát hương.

    

  Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Thông thường cứ vào dịp cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu bốc lại bát hương. Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đổi bát hương cho đồng bộ… 

      Bát hương sau 1 năm thắp lễ thường đầy tàn và chân nhang. Lễ sửa bát hương là khi gia chủ vệ sinh lại bát hương, ban thờ; tỉa bớt chân nhang, thay-thêm tro bát nhang. Tro dùng cho bát hương thường được đốt bằng rơm nếp.

 

   

  Trình tự của lễ bao sái – lễ sửa bát hương như sau:

      Bước 1 :  Đầu tiên gia chủ thắp hương bái cúng thổ công, gia tiên xin bao sái bát hương.

      Bài văn khấn xin bao sái bát hương như sau:

– Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
– Con xin kính lạy : – Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia ;
– Con tấu lạy Thần linh đất nước;
– Con lạy ông tiền chủ, bà Hậu chủ ;
– Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa.
– Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương,
– Con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ,
– Con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại.
Họ ……, Họ ……:
– Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ.
“ Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần)
“Linh xuất lô nhang” (3 lần)

 


Bước 2 : Dịch chuyển bát hương


   

  Sau khi đã đọc xong đợi hương tàn 1/3 thì gia chủ có thể xe dịch bát nhang để lau rửa thoải mái.
      Lưu ý phải dời bát hương khỏi ban thờ rồi mới làm vệ sinh, tuyệt đối không vệ sinh ngay trên ban thờ.

 

Bước 3 : Cách lau dọn Ban thờ 

– Bát hương quan thần linh tỉa hết, chỉ giữ lại 5 chân nhang.
– Bát hương khác giữ lại 3 chân nhang.
– Phần chân nhang tỉa ra đốt hết, thả tro trôi sông.
– Bỏ bớt phần tro đã đầy, cho thêm tro mới sao cho cách miệng bát hương 1-2cm
Vệ sinh bát hương phải dùng rượu gừng. Dùng khăn gạc sạch thấm rượu gừng lau sạch từ miệng bát hương trở xuống. Cũng dùng rượu gừng để lau sạch ban thờ.

 

Bước 4 : Cố định lại bát hương

– Sau khi đã vệ sinh bát hương xong, đặt cố định lại vị trí trên ban thờ. Từ đây, gia chủ không được xê dịch bát hương nữa.
– Sau khi xong xuôi tất cả, gia chủ thắp nhang xin yên vị chân nhang ngọn khói và án thờ.

Bước 5 : Sắm lễ , thắp hương

– 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt
– 1 đĩa hoa quả theo mùa
– 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
– 3 chén rượu nhỏ
– 1 tách nước sôi để nguội
– 3 lễ tiền vàng 
– 2 lọ hoa hai bên

Sau khi đã sắm lễ xong, thắp nhang và đọc
–  “Linh nhập lô nhang” (3 lần)
– Nếu có tượng thì đọc “Linh nhập tượng” (3 lần)

 

Lưu ý:

– Những chân nhang đã nhổ cần đốt, thả tro xuống sông suối.
– Khi bao sái xong đâu đấy đặt ngay ngắn theo chỗ cũ không được đặt lệch chỗ khác, muốn vậy trước khi bao sái phải lấy bút đánh dấu

Bao sái không chỉ là một nghi thức thông thường mà nó nhằm tỏ rõ lòng thành kính của con cháu đến ông bà, tổ tiên chính vì vậy khi thực hiện nghi thức này cần thật sự thành tâm để công việc suôn sẻ, tốt đẹp.

Nguồn : Sưu tầm dân gian

 

Video: Không gian công viên Thiên Đức tựa chốn Bồng Lai

CÔNG VIÊN TƯỞNG NIỆM THIÊN ĐỨC – NƠI HIẾU NGHĨA VẸN TRÒN
            (Với  thông điệp mong muốn mang lại cho khách hàng sự 
Bình An trong Tâm – Nơi lòng Hiếu Nghĩa được Tôn Vinh – Hướng về Nguồn Cội)
Chân thành cảm ơn!   
Tagged: công viên nghĩa trang, nghĩa trang đẹp Thiên đức vĩnh hằng viên, công viên sinh thái kết hợp nghĩa trang.