Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững văn hóa

Trang phục truyền thống là một thành tố văn hóa

Trang phục truyền thống là một thành tố văn hóa quan trọng và không thể thiếu trong di sản văn hóa truyền thống độc đáo, rất dễ nhận biết của từng dân tộc. Không chỉ mang đậm bản sắc dân tộc, trang phục truyền thống mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người, tồn tại từ nhiều đời, là thông điệp của quá khứ để lại cho ngày nay.

Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững văn hóa Trang phục truyền thống mang đậm giá trị nghệ thuật

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Nguyễn Thị Hải Nhung cho biết: Các dân tộc thiểu số có truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo, đa dạng đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong đó trang phục truyền thống là một thành tố văn hóa chứa đựng nhiều giá trị, nhiều bản sắc là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Tùy theo điều kiện tự nhiên, cảnh quan, môi trường và xã hội, mỗi dân tộc đã lựa chọn, hình thành các nguyên liệu, chất liệu, quy trình, thức dệt, nhuộm, may, thêu, trang trí, cấu trúc hình dáng và màu sắc của các bộ trang phục truyền thống theo những giá trị riêng, bản sắc riêng của mình. Thông qua các bộ trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số không chỉ thể hiện được “gu” thẩm mỹ mà còn phản ánh được nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, nhân sinh quan, thế giới quan, thậm chí là cả cội nguồn hình thành, phát triển của dân tộc mình.

Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững văn hóa Trang phục truyền thống là một thành tố văn hóa chứa đựng nhiều giá trị, nhiều bản sắc

Trang phục truyền thống các dân tộc tộc thiểu số cũng sớm hình thành bao gồm trang phục dành cho cuộc sống lao động bình thường, trang phục trong ngày lễ hội, cho các sự kiện quan trọng của cuộc đời như trong đám cưới, trong tang ma, trang phục dành cho thầy cúng, thầy mo khi họ thực hành các nghi lễ giao tiếp với các lực lượng siêu nhiên, trang phục dành cho người già, trang phục dành cho trẻ em… Nhiều dân tộc đã quy đinh khá rõ về mặc trang phục phù hợp với vị trí xã hội, với lứa tuổi, với giới tính, với hoàn cảnh cụ thể khi giao tiếp, ứng xử; trong đó có yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, hoạt động văn hóa nghệ thuật. Vì vậy, trang phục mỗi dân tộc ở các vùng miền khác nhau, các nhóm khác nhau cũng có sự khác nhau.

Chính vì sự phong phú, đa dạng, giàu sắc thái biểu cảm nên trang phục là một trong những giá trị tiêu biểu góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các dân tộc thiểu số nước ta đã tạo dựng được bản sắc văn hóa riêng qua trang phục.

Trang phục truyền thống thách thức bị mai một

Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cùng với sự giao thoa về văn hóa, sự tác động của kinh tế thị trường, cánh cửa giao thương được mở rộng với nhiều nước trên thế giới. Đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, đồng bào các dân tộc thiểu số ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi những giá trị mới, làm thay đổi nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ. Trang phục các dân tộc đang có sự biến đổi một cách nhanh chóng, nhiều dân tộc người không còn giữ được bản sắc văn hóa của trang phục truyền thống, nhất là những tộc người có số dân rất ít, những tộc người sinh sống ở những địa bàn có sự giao thoa, ảnh hưởng văn hóa cao…

Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững văn hóa Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững văn hóa Nhiều nơi, đồng bào chỉ mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ hội

Nhiều nơi, đồng bào dân tộc chỉ mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, ngày hội, ngày tết, khiến trang phục truyền thống gần như trở thành một thứ lễ phục không còn thân thuộc với đời sống sinh hoạt bình thường. Có nơi, trang phục truyền thống đã biến mất ở nhiều cộng đồng; nhiều thanh niên dân tộc thiểu số còn ngại, thiếu tự tin khi mặc trang phục của mình trước đám đông đặc biệt là những thanh niên học tập ở các đô thị. Nhiều bạn trẻ, kể cả trong các lễ hội của dân tộc mình cũng không chịu sử dụng trang phục truyền thống nữa.

Mức độ sử dụng trang phục truyền thống của dân tộc, nhất là ở thế hệ trẻ… ngày càng ít dần… Vì thế, việc bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống nói chung, bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số nói riêng, làm thế nào để các dân tộc thiểu số – chủ thể văn hóa, thế hệ trẻ có ý thức hơn, trách nhiệm hơn trong việc lựa chọn các giá trị văn hóa đặc trưng riêng của mình để bảo tồn, gìn giữ và phát huy, để văn hóa của các dân tộc thiểu số hòa nhập, phù hợp văn hóa của nhân loại nhưng không thể bị hòa tan… là vấn đề đã và đang đặt ra với nhiều thách thức.

Bảo tồn trang phục truyền thống là một nhiệm vụ cần thiết

Theo ông Đinh Xuân Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc): Để bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số hiện nay, bản thân mỗi dân tộc phải có bản lĩnh, có ý thức nâng cao năng lực tự bảo vệ, bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc mình; song song với đó cần có sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là đội ngũ nghệ nhân, người cao tuổi dân tộc thiểu số nơi lưu giữ một kho tàng đồ sộ kiến thức về trang phục của dân tộc mình

Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững văn hóa Mỗi dân tộc phải có ý thức nâng cao năng lực tự bảo vệ, bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc mình

Để các giá trị văn hóa hòa nhập mà không hòa tan, thay đổi mà không đánh mất mình, trong thời gian tới cần khảo sát, đánh giá, tiến hành kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước. Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan, lồng ghép thông qua nghệ thuật điện ảnh quảng bá giới thiệu trang phục truyền thống của các dân tộc. Xây dựng một số mô hình bảo tồn, phát triển trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số; bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống gắn với phát triển du lịch; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm về trang phục truyền thống dân tộc thiểu số tại các điểm du lịch cộng đồng.

Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững văn hóa Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những nghệ nhân sản xuất trang phục truyền thống

Ông Thắng cho rằng, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những nghệ nhân tiêu biểu, người lưu giữ, truyền dạy sản xuất các sản phẩm trang phục truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức biểu dương, tôn vinh các nghệ nhân định kỳ từ cấp cơ sở nhất là đối với dân tộc thiểu số rất ít người.

Bảo tồn phát huy trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần phát triển bền vững văn hóa Thường xuyên tổ chức các cuộc liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc

Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các cuộc liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc từ Trung ương đến cấp cơ sở; tổ chức tuyên dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống truyền thống của các dân tộc thiểu số. Tổ chức các lớp truyền dạy kỹ năng nghề dệt, thêu hoa văn trên trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số, mở các lớp về kỹ năng mặc trang phục truyền thống của các dân tộc cho học sinh là người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, số hóa các bộ trang phục gốc truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng bảo tàng số trang phục truyền thống các dân tộc…

Xổ số miền Bắc