Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Lượt xem: 70

Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng


      Theo khoản 3 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), “Di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học”. Di tích lịch sử còn là bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, là những trang sử sống mang dấu ấn về sự biến động, thăng trầm của nhiều thời kỳ lịch sử, cho nên việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền thống và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân.


Khảo sát di tích lịch sử cấp tỉnh tại Bia chiến thắng Rạch Già

Khảo sát di tích lịch sử cấp tỉnh tại Bia chiến thắng Rạch Già

      Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có 51 di tích lịch sử đã được công nhận; trong đó, 08 di tích cấp quốc gia (được chia theo các loại hình gồm: 02 lưu niệm danh nhân, 03 kiến trúc nghệ thuật, 03 lịch sử cách mạng) và 43 di tích cấp tỉnh (được chia theo các loại hình gồm: 02 lưu niệm danh nhân, 09 kiến trúc nghệ thuật, 28 lịch sử cách mạng, 02 chứng tích chiến tranh, 01 danh lam thắng cảnh, 01 lưu niệm anh hùng liệt sĩ). Di tích lịch sử – văn hóa là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động kỷ niệm các ngày lễ quan trọng của đất nước; nơi tham quan, về nguồn kết hợp du lịch và là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích cho người dân. Các di tích loại hình đình, chùa gắn liền với các hoạt động tín ngưỡng dân gian được bảo quản tốt, diện mạo ngày càng khang trang, thu hút khách đến tham quan ngày càng nhiều.

      Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử có nhiều tiến bộ, những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, cũng như các quy định của pháp luật về di sản văn hóa được tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể Nhân dân. Cụ thể  là công tác tuyên truyền, phổ biến về bảo tồn và phát huy các khu di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh được lãnh đạo các ngành, các cấp quan tâm, thực hiện. Bên cạnh việc triển khai các văn bản của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-CTUBND ngày 12/6/2013 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, khai thác các di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh; Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 về việc ban hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; theo đó đã chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp và Ban Quản lý di tích nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy các khu di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh.

      Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp các sở, ngành liên quan và trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa; tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện tốt nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội tại các khu di tích bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Từ năm 2018 đến nay tổng lượt khách tham quan tại các di tích là 3.675.139 lượt người; việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích được quan tâm thực hiện từ nhiều nguồn lực khác nhau. Tổng nguồn kinh phí đầu tư, bảo quản và phục hồi di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh từ năm 2006 đến năm 2022 là 145.808.744.000 đồng (trong đó ngân sách trung ương 40.900.000.000 đồng, ngân sách địa phương 71.060.000.000 đồng và nguồn vận động hội hóa 33.848.744.000 đồng).

      Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa ngày càng được quan tâm. Đến nay, đã thành lập 11 Ban Quản lý di tích tại các huyện, thị xã, thành phố và 01 Ban Quản lý tại di tích cấp quốc gia Khu căn cứ Tỉnh ủy. Đối với các di tích tín ngưỡng và tôn giáo, các đơn vị quản lý nhà nước đã quan tâm, hướng dẫn Ban quản lý di tích xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, thành lập Ban tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; phối hợp chính quyền địa phương bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng kế hoạch sắp xếp hàng quán, dịch vụ, nơi trông giữ phương tiện giao thông khu vực phía trước cổng vào di tích, triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng tránh cháy, nổ;…

      Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, phối hợp đồng bộ nhằm bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và có biện pháp ngăn chặn việc lấn chiếm, xâm hại di tích. Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; có sự phối hợp của các sở, ngành liên quan và các địa phương. 

Quang cảnh làm việc tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Quang cảnh làm việc tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

      Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế cần quan tâm như: (1) tại một số địa phương chưa có lắp đặt bảng chỉ dẫn đường đi đến di tích và chưa có bảng giới thiệu về di tích hoặc một số nơi có nhưng đã bị hỏng, chưa sửa chữa khắc phục kịp thời. Hệ thống giao thông dẫn đến các di tích chưa được mở rộng, việc đi lại gặp khó khăn. (2) công tác quản lý di tích ở một số địa phương còn buông lỏng; công tác trùng tu, tôn tạo chỉ giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách, chưa có quy mô tổng thể, lâu dài và thiếu tính bền vững; một số khu di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh chưa được bảo quản chặt chẽ nên xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng; tại một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng mua bán lấn, chiếm khu vực di tích; cảnh quang môi trường xung quanh chưa khang trang, sạch đẹp. (3) một số nơi, di tích không còn nguyên yếu tố gốc do tác động của môi trường tự nhiên và thời gian di tích xuống cấp, cơ quan chuyên môn và chính quyền ở địa phương còn lúng túng trong việc phối hợp hướng dẫn trình tự và thủ tục để tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác di tích thực hiện việc trùng tu, sửa chữa, xây mới công trình trên nền di tích lịch sử, di tích văn hóa chưa đúng quy định. (4) công tác giáo dục truyền thống cách mạng thông qua các di tích còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia trong đó có thanh thiếu niên; việc khai thác các di tích để xây dựng các sản phẩm du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương chưa phát huy được hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.

      Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh cần quan tâm một số giải pháp:

      Một là, tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người về các giá trị của di tích; phát huy vai trò của người dân trong việc giử gìn, bảo vệ di tích; tăng cường công tác phối hợp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích trên địa bàn, đặc biệt là các di tích văn hóa – lịch sử gắn với hoạt động tín ngưỡng. Quan tâm chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên về ý nghĩa lịch sử truyền thống của các di tích lịch sử – văn hóa tại địa phương.

      Hai là, đầu tư các nguồn lực cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, quan tâm đầu tư kinh phí để bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; nhất là các di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh đang xuống cấp. Trước mắt là chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý khẩn cấp sửa chữa, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia như di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng (Rừng tràm Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú), Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung); xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2028”. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích; xây dựng chính sách thu hút, kêu gọi nguồn đầu tư từ xã hội, các nguồn tài trợ, ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

      Ba là, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ về di tích; phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt công tác khoanh vùng, cắm mốc các khu vực bảo vệ di tích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an ninh, trật tự; vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ tại các khu di tích; chỉ đạo các ngành thực hiện tốt công tác phối hợp trong quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Kiện toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý di tích; thường xuyên quan tâm mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý di tích. 

      Thứ tư, tiếp tục gìn gửi, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, nhất là các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh trở thành trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, đoàn kết, ý chí, khát vọng vươn lên của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tạo động lực, nguồn lực kế tiếp sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Tăng cường tổ chức các hoạt động, chương trình về nguồn, dâng hương, báo công, giao lưu văn hóa, văn nghệ, trải nghiệm… tại các khu di tích lịch sử, tạo thành phong trào sâu rộng, thường xuyên đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân trong tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách đến tham quan.

      Di tích lịch sử là tài sản của các thế hệ đi trước trao truyền lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Vì thế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh chính là thể hiện cụ thể tinh thần yêu nước, sự biết ơn của chúng ta đối với các bậc tiền nhân, vun đắp những truyền thống tốt đẹp của cha ông, đó là cội nguồn, đồng thời là sức mạnh nội sinh để phát triển kinh tế – xã hội bền vững./.

Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có 51 di tích lịch sử đã được công nhận; trong đó, 08 di tích cấp quốc gia (được chia theo các loại hình gồm: 02 lưu niệm danh nhân, 03 kiến trúc nghệ thuật, 03 lịch sử cách mạng) và 43 di tích cấp tỉnh (được chia theo các loại hình gồm: 02 lưu niệm danh nhân, 09 kiến trúc nghệ thuật, 28 lịch sử cách mạng, 02 chứng tích chiến tranh, 01 danh lam thắng cảnh, 01 lưu niệm anh hùng liệt sĩ). Di tích lịch sử – văn hóa là nơi thường xuyên diễn ra hoạt động kỷ niệm các ngày lễ quan trọng của đất nước; nơi tham quan, về nguồn kết hợp du lịch và là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích cho người dân. Các di tích loại hình đình, chùa gắn liền với các hoạt động tín ngưỡng dân gian được bảo quản tốt, diện mạo ngày càng khang trang, thu hút khách đến tham quan ngày càng nhiều.Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử có nhiều tiến bộ, những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, cũng như các quy định của pháp luật về di sản văn hóa được tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể Nhân dân. Cụ thể là công tác tuyên truyền, phổ biến về bảo tồn và phát huy các khu di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh được lãnh đạo các ngành, các cấp quan tâm, thực hiện. Bên cạnh việc triển khai các văn bản của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-CTUBND ngày 12/6/2013 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, khai thác các di tích cấp quốc gia và di tích cấp tỉnh; Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 10/02/2015 về việc ban hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; theo đó đã chỉ đạo, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các cấp và Ban Quản lý di tích nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy các khu di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp các sở, ngành liên quan và trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa; tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện tốt nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội tại các khu di tích bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Từ năm 2018 đến nay tổng lượt khách tham quan tại các di tích là 3.675.139 lượt người; việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích được quan tâm thực hiện từ nhiều nguồn lực khác nhau. Tổng nguồn kinh phí đầu tư, bảo quản và phục hồi di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh từ năm 2006 đến năm 2022 là 145.808.744.000 đồng (trong đó ngân sách trung ương 40.900.000.000 đồng, ngân sách địa phương 71.060.000.000 đồng và nguồn vận động hội hóa 33.848.744.000 đồng).Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa ngày càng được quan tâm. Đến nay, đã thành lập 11 Ban Quản lý di tích tại các huyện, thị xã, thành phố và 01 Ban Quản lý tại di tích cấp quốc gia Khu căn cứ Tỉnh ủy. Đối với các di tích tín ngưỡng và tôn giáo, các đơn vị quản lý nhà nước đã quan tâm, hướng dẫn Ban quản lý di tích xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, thành lập Ban tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; phối hợp chính quyền địa phương bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng kế hoạch sắp xếp hàng quán, dịch vụ, nơi trông giữ phương tiện giao thông khu vực phía trước cổng vào di tích, triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, phòng tránh cháy, nổ;…Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, phối hợp đồng bộ nhằm bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và có biện pháp ngăn chặn việc lấn chiếm, xâm hại di tích. Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; có sự phối hợp của các sở, ngành liên quan và các địa phương.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế cần quan tâm như: (1) tại một số địa phương chưa có lắp đặt bảng chỉ dẫn đường đi đến di tích và chưa có bảng giới thiệu về di tích hoặc một số nơi có nhưng đã bị hỏng, chưa sửa chữa khắc phục kịp thời. Hệ thống giao thông dẫn đến các di tích chưa được mở rộng, việc đi lại gặp khó khăn. (2) công tác quản lý di tích ở một số địa phương còn buông lỏng; công tác trùng tu, tôn tạo chỉ giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách, chưa có quy mô tổng thể, lâu dài và thiếu tính bền vững; một số khu di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh chưa được bảo quản chặt chẽ nên xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng; tại một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng mua bán lấn, chiếm khu vực di tích; cảnh quang môi trường xung quanh chưa khang trang, sạch đẹp. (3) một số nơi, di tích không còn nguyên yếu tố gốc do tác động của môi trường tự nhiên và thời gian di tích xuống cấp, cơ quan chuyên môn và chính quyền ở địa phương còn lúng túng trong việc phối hợp hướng dẫn trình tự và thủ tục để tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng, khai thác di tích thực hiện việc trùng tu, sửa chữa, xây mới công trình trên nền di tích lịch sử, di tích văn hóa chưa đúng quy định. (4) công tác giáo dục truyền thống cách mạng thông qua các di tích còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều đối tượng tham gia trong đó có thanh thiếu niên; việc khai thác các di tích để xây dựng các sản phẩm du lịch, quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương chưa phát huy được hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh cần quan tâm một số giải pháp:Một là, tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người về các giá trị của di tích; phát huy vai trò của người dân trong việc giử gìn, bảo vệ di tích; tăng cường công tác phối hợp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích trên địa bàn, đặc biệt là các di tích văn hóa – lịch sử gắn với hoạt động tín ngưỡng. Quan tâm chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên về ý nghĩa lịch sử truyền thống của các di tích lịch sử – văn hóa tại địa phương.Hai là, đầu tư các nguồn lực cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, quan tâm đầu tư kinh phí để bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; nhất là các di tích văn hóa – lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh đang xuống cấp. Trước mắt là chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh thành lập đoàn khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý khẩn cấp sửa chữa, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia như di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng (Rừng tràm Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú), Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung); xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2028”. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích; xây dựng chính sách thu hút, kêu gọi nguồn đầu tư từ xã hội, các nguồn tài trợ, ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân, cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.Ba là, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ về di tích; phối hợp với các ngành chức năng thực hiện tốt công tác khoanh vùng, cắm mốc các khu vực bảo vệ di tích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an ninh, trật tự; vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ tại các khu di tích; chỉ đạo các ngành thực hiện tốt công tác phối hợp trong quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Kiện toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý di tích; thường xuyên quan tâm mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý di tích.Thứ tư, tiếp tục gìn gửi, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, nhất là các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh trở thành trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, đoàn kết, ý chí, khát vọng vươn lên của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tạo động lực, nguồn lực kế tiếp sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Tăng cường tổ chức các hoạt động, chương trình về nguồn, dâng hương, báo công, giao lưu văn hóa, văn nghệ, trải nghiệm… tại các khu di tích lịch sử, tạo thành phong trào sâu rộng, thường xuyên đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân trong tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách đến tham quan.Di tích lịch sử là tài sản của các thế hệ đi trước trao truyền lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Vì thế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh chính là thể hiện cụ thể tinh thần yêu nước, sự biết ơn của chúng ta đối với các bậc tiền nhân, vun đắp những truyền thống tốt đẹp của cha ông, đó là cội nguồn, đồng thời là sức mạnh nội sinh để phát triển kinh tế – xã hội bền vững./.

Kim Chuyền

Tweet

Tin khác

  • Thông báo nội dung kỳ họp thứ 13 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026

    (39
    Lượt xem
    )

  • Thường trực HĐND tỉnh họp đánh giá kết quả hoạt động quý I

    (102
    Lượt xem
    )

  • Giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan hoạt động tư pháp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng giai đoạn 2020 – 2022 tại Tòa án nhân dân tỉnh

    (69
    Lượt xem
    )

  • Giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan hoạt động tư pháp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng giai đoạn 2020 – 2022 tại thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm và huyện Cù Lao Dung

    (71
    Lượt xem
    )

  • Công tác khảo sát, giám sát cần chủ động theo kế hoạch đã đề ra

    (111
    Lượt xem
    )

1

 2 3 4 5  … 

Xổ số miền Bắc