Bảo trì bảo dưỡng là gì? Quy trình bảo trì bảo dưỡng chi tiết
5/5 – (4 votes)
Bảo trì bảo dưỡng là gì? Tại sao bảo trì bảo dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành tòa nhà? Cùng Đơn vị quản lý tòa nhà Nhật Bản Asahi Japan khám phá quy trình bảo trì bảo dưỡng tòa nhà qua bài viết dưới đây.
I. Bảo trì bảo dưỡng là gì?
Bảo trì bảo dưỡng là quy trình được lặp đi lặp lại trong quá trình quản lý vận hành bất động sản nhằm đảm bảo tòa nhà luôn hoạt động ổn định, hạn chế phát sinh các chi phí không cần thiết.
Để giảm thiểu các sự cố máy móc – thiết bị, ban lãnh đạo tòa nhà cần tiến hành bảo dưỡng định kỳ hợp lý. Ngoài ra, đội ngũ nhân lực bảo trì cần có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc cao.
II. Mục đích của bảo trì – bảo dưỡng thiết bị
Mục tiêu của bảo trì bảo dưỡng thiết bị nhằm tăng khả năng hoạt động của hệ thống máy móc trong tòa nhà với chi phí thấp. Bảo trì bảo dưỡng kịp thời giúp chủ đầu tư đạt được nhiều mục đích:
-
Bảo trì bảo dưỡng thường xuyên giúp máy móc giảm thiểu hao mòn, tăng tuổi thọ, hạn chế hư hỏng, nâng cao hiệu suất.
-
Tăng độ an toàn cho cư dân, giảm thiểu tối đa các trường hợp cháy nổ không đáng có.
-
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và quản lý vận hành tòa nhà, quản lý vận hành văn phòng giúp tối đa thời gian máy móc ngừng hoạt động.
-
Cắt giảm chi phí sửa chữa máy móc, cải thiện hệ thống, phục vụ cho hoạt động của tòa nhà.
III. Các hình thức bảo trì – bảo dưỡng máy móc
1. Bảo trì định kỳ
Bảo trì định kỳ thường dựa trên thông số kỹ thuật của nhà sản xuất và tình trạng hiện tại của máy móc. Nhiều ban quản lý tòa nhà áp dụng phần mềm để quản lý quá trình bảo trì trên từng loại máy móc.
2. Sửa chữa khi máy hỏng
Loại hình này phù hợp với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Với hình thức này, máy móc chỉ được bảo trì bảo dưỡng khi xảy ra hỏng hóc. Công việc bảo trì không chỉ là thay dầu, tra mỡ.
Đây cũng là phương pháp không được đánh giá cao bởi gây hại cho máy, tốn kém cho doanh nghiệp về lâu dài.
3. Bảo trì theo tình trạng máy
Phương pháp bảo trì theo tình trạng máy thường được áp dụng tại các tòa nhà có quy mô lớn. Bảo trì tất cả các máy móc định kỳ giúp ban quản lý hiểu rõ tình trạng của máy. Từ đó, ban quản lý sẽ lên kế hoạch thay thế linh kiện, sửa chữa nhằm đảm bảo hoạt động của tòa nhà.
Trong 3 hình thức liệt kê trên, phương pháp bảo trì định kỳ dựa trên tình trạng của thiết bị được đánh giá cao bởi hiệu quả đem lại cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
IV. Quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc
1. Sơ đồ quy trình bảo trì – bảo dưỡng
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc gồm các hạng mục:
– Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ: thiết lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho từng loại máy móc theo quy định của nhà sản xuất.
– Đề xuất bảo trì, bảo dưỡng: xác nhận hư hỏng của thiết bị, tình trạng và mức độ. Từ đó nhân viên kỹ thuật sẽ làm đề xuất bảo trì sớm để đảm bảo máy móc hoạt động ổn định.
– Xác nhận thông tin và phê duyệt: phòng hành chính nhân sự tiếp nhận đề xuất từ phòng kỹ thuật. Sau đó tiến hành xem xét, xác nhận thông tin và phê duyệt căn cứ tính trên hợp lý, độ tin cậy.
– Tiến hành bảo trì, bảo dưỡng: sau khi đề xuất được phê duyệt, bộ phận kỹ thuật sẽ liên hệ nhà cung cấp hoặc bố trí nhân lực tiến hành bảo trì, bảo dưỡng.
– Kiểm tra và nghiệm thu: phòng hành chính nhân sự và kỹ thuật tiến hành giám sát tiến độ quá trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị. Sau đó, phòng hành chính sẽ thực hiện lập biên bản nghiệm thu và ghi nhận kết quả.
– Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ theo dõi: căn cứ dựa trên biên bản nghiệm thu, phòng hành chính nhân sự sẽ tổng hợp số liệu và ghi chép vào sổ theo dõi.
2. Sơ đồ quy trình thay thế và sửa chữa
Thay thế, sửa chữa thiết bị máy móc khi phát hiện tình trạng hư hỏng sẽ thực hiện theo công việc sau:
– Trình báo: khi trang thiết bị máy móc xuất hiện tình trạng hư hỏng thì người phát hiện sẽ tiến hành ghi nhận (tên thiết bị, hiện trạng, vị trí, thời gian phát hiện hư hỏng).
– Xác nhận: Sau khi được trình báo, phòng hành chính nhân sự sẽ thông báo cho bộ phận kỹ thuật ngay lập tức.
– Đề xuất phương án: Bộ phận kỹ thuật đề xuất phương án, chi phí dự trù, đơn vị sửa chữa, khoảng thời gian thực hiện gửi về phòng hành chính nhân sự.
– Phê duyệt: Phòng hành chính nhân sự sẽ tiến hành đánh giá tính hợp lý của phương án đề xuất để trình ban giám đốc và thông báo cho phòng kỹ thuật.
– Sửa chữa, thay thế: Phòng kỹ thuật sẽ liên hệ với nhà cung cấp thiết bị hoặc bố trí nhân lực tiến hành sửa chữa, thay thế theo nội dung đã phê duyệt. Nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo mọi quy trình sửa chữa đúng tiến độ và chi phí phù hợp.
– Nghiệm thu: Phòng kỹ thuật phối hợp với phòng hành chính – nhân sự giám sát quá trình sửa chữa chặt chẽ. Khi hoàn thành, phòng hành chính sẽ lập biên bản nghiệm thu ghi nhận kết quả sửa chữa, thay thế.
– Lưu trữ hồ sơ theo dõi: Giai đoạn cuối này, phòng hành chính – nhân sự sẽ ghi nhận kết quả, lưu vào sổ theo dõi và báo cáo với ban giám đốc.
Lời kết
Hy vọng, qua bài viết trên Asahi Japan mong rằng bạn hiểu được bảo trì bảo dưỡng là gì cũng như tầm quan trọng của bảo trì bảo dưỡng trong quá trình vận hành quản lý tòa nhà. Nếu bạn có mong muốn tìm hiểu về dịch vụ quản lý tòa nhà hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nhé!
||Thông tin liên hệ:
>>>Bài viết tham khảo khác: