Bảo trì máy móc và check-list công việc giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng

Bảo trì máy móc định kỳ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp. Giúp cải thiện hoạt động của dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thời gian ngừng hoạt động tổng thể. Một trong các yếu tố để đạt được lợi ích trên là phải xây dựng lịch trình cũng như quản lý và triển khai đúng quy trình. 

Để có một kế hoạch quản lý bảo trì hiệu quả, trước tiên phải nắm rõ những checklist không thể thiếu trong công tác bảo trì và điều chỉnh sao cho phù hợp với quy mô hoạt động và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Trên thực tế tùy thuộc vào bộ máy vận hành của từng doanh nghiệp mà quy trình và danh sách bảo trì trang thiết bị sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản danh sách bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc sẽ bao gồm các công việc cụ thể sau đây: 

Bảo trì máy mócBảo trì máy móc
Kiểm tra máy móc – dây chuyền sản xuất trước khi lên kế hoạch bảo trì , bảo dưỡng

Kiểm tra trước bảo trì phòng ngừa

Trước khi bắt đầu kế hoạch bảo trì máy móc, nhà quản lý cần kiểm tra toàn diện về trang thiết bị máy móc trong tổ chức. Các doanh nghiệp có thể dựa vào danh sách các công việc cốt lõi cần có trong mọi biểu mẫu kế hoạch bảo trì thiết bị sau đây: 

Đánh giá và kiểm kê trạng thái hiện tại của doanh nghiệp: Đặt điểm chuẩn dựa trên hoạt động hiện tại về hiệu quả, chất lượng, thời gian hoạt động, bảo trì, v.v. Và đảm bảo rằng nhà quản lý hiểu tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp sẽ được bảo trì phòng ngừa.

Xác định danh sách kiểm tra bảo trì: Đối với máy móc, có thể áp dụng nhiều hình thức bảo trì phòng ngừa theo các khuyến nghị và thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.

Tạo danh sách phù hợp với doanh nghiệp: Danh sách kiểm tra bảo trì phòng ngừa cơ sở vật chất giúp doanh nghiệp bắt đầu việc phòng ngừa tốt hơn, việc tham khảo nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhà quản lý cần đảm bảo quy trình và kế hoạch bảo trì máy móc được trình bày toàn diện, để hiểu và đặt tại nơi mà tất cả các nhân viên đều có thể truy cập và xem xét. 

Sau khi hoàn thành các bước trên, nhà quản lý sẽ xây dựng danh sách các công việc kiểm tra bảo trì cụ thể. Từ các checklist sẽ lên kế hoạch công việc cụ thể như thời gian bắt đầu – thời gian kết thúc, KPIs đánh giá công việc, người triển khai thực hiện…

Tham khảo:

Hiểu đúng và đủ về tài sản cố định trong doanh nghiệp

Hệ thống quản lý bảo trì nhà máy là gì?

Danh sách kiểm tra bảo trì máy móc cụ thể 

Bảo trì định kỳ cho máy móc thiết bị được xem là giải pháp tối ưu giúp đảm bảo chất lượng và hiệu suất sản xuất tại các doanh nghiệp. Quy trình bảo dưỡng tốt giúp kéo dài tuổi thọ, tăng tính sẵn sàng của máy móc cũng như giảm thiểu lãng phí, tổn thất do ngừng máy. Không những thế bảo trì còn giúp duy trì hiệu suất và chất lượng hoạt động của máy móc, đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm chất lượng. Danh sách công việc bảo trì trang thiết bị đầy đủ bao gồm: 

Danh sách công việc bảo trì máy móc

Danh sách công việc bảo trì máy móc bao gồm: 

  • Trước và sau mỗi ca làm việc máy móc, trang thiết bị sẽ được kiểm tra, đảm bảo không có mảnh vụn hay các lỗi hỏng hóc. 
  • Hàng ngày nhân viên phụ trách vận hành máy móc cần lau sạch bề mặt dầu nhớt, các mảnh vụn hay bụi bẩn bám vào máy. 
  • Cần kiểm tra thường xuyên độ sắc nét của các dụng cụ, trang thiết bị
  • Đối với các dụng cụ, trang thiết bị máy móc bị hư hỏng, mài mòn cần được kiểm tra và thay thế. 
  • Thường xuyên kiểm tra bộ lọc khí, cũng như các mức chất lỏng (dầu nhớt, xăng) của máy móc, nếu cần thiết cần thay mới. 
  • Điều chỉnh, hiệu chỉnh máy móc thường xuyên theo khuyến cáo từ nhà sản xuất

Bảo trì dự phòng thiết bị xử lý vật liệu

Danh sách bảo trì dự phòng thiết bị xử lý vật liệu bao gồm: 

  • Kiểm tra thường xuyên xem dây đau có bị bào mòn, hư hỏng hay không
  • Đối với máy giàn cần xem lại thông số hiệu chuẩn và lập trình theo đúng khuyến cáo từ nhà sản xuất. Đây là cơ hội tốt để các kỹ sư bản hành xác định hoạt động kém hiệu quả của máy móc. 
  • Hàng ngày nhân viên vận hành cần làm sạch dây đai và các thiết bị khác tiếp xúc trực tiếp với vật liệu và hàng tồn kho. 
  • Trong vòng 1 năm các doanh nghiệp nên kiểm tra và bảo dưỡng động cơ và các nguồn điện ít nhất 2 lần. 

Bảo trì dự phòng cơ sở hạ tầng cơ sở

Danh sách bảo trì máy móc cơ sở hạ tầng trong doanh nghiệp bao gồm: 

  • Đảm bảo có đủ không gian giữa các máy móc, trang thiết bị
  • Cần đánh dấu đầy đủ, chính xác các khu vực an toàn và thận trọng
  • Giữ lối đi, khoảng cách giữa các máy móc phương tiện không có mảnh vụn hoặc các vật liệu gây cản trở nào khác. 
  • Đảm bảo rằng các dây được cố định đúng cách và không gây nguy hiểm.
  • Kiểm tra cầu thang và lan can lối đi thường xuyên.
  • Kiểm tra các thành phần xây dựng kết cấu ít nhất mỗi năm một lần. Việc hư hỏng kết cấu gây tổn hại thêm vốn đầu tư và hàng tồn kho của doanh nghiệp, gây ra tổn thất nặng nề theo cấp số nhân.
  • Kiểm tra và sửa chữa toàn diện hệ thống tòa nhà (điện, đường ống dẫn nước, mạng lưới) ít nhất mỗi năm một lần.
  • Kiểm tra đầu báo cháy hai lần một năm và tuân thủ các quy định của địa phương.
  • Đánh giá xem địa điểm bên ngoài (bao gồm cả bãi đậu xe) có nguy hiểm không.
  • Kiểm tra mái nhà ít nhất mỗi năm một lần.

Quản lý bảo trì máy móc thiết bị bằng phần mềm đang mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp từ khâu quản lý đến vận hành

Bảo trì dự phòng mạng và hệ thống dữ liệu

Lưu ý: Khi các hệ thống được kết nối ngày càng trở nên phổ biến hơn, thì việc “vệ sinh dữ liệu” tốt đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp công nghiệp như bất kỳ tổ chức nào khác. Danh sách bảo trì hệ thống dữ liệu bao gồm: 

  • Xem lại các thực hành an ninh mạng của doanh nghiệp.
  • Thường xuyên xem xét và xác định mối đe dọa trực tiếp nhất đối với an ninh mạng của bạn (Ví dụ: có bất kỳ vi phạm dữ liệu nào trong tin tức gần đây không?).
  • Đảm bảo rằng nhân viên tuân thủ các phương pháp bảo mật, chẳng hạn như bảo mật bằng mật khẩu và các phương pháp email tốt (tránh các chương trình lừa đảo, v.v.).
  • Thay đổi mật khẩu Wifi và các mạng khác ít nhất hai lần một năm.

Danh sách bảo trì máy móc trên bao gồm một loạt các khía cạnh cần thiết góp phần vào việc vận hành doanh nghiệp hiệu quả, an toàn hơn và năng suất hơn. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động và quy mô mà các doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng kế hoạch bảo trì máy móc mẫu trên đây. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các giải pháp phần mềm quản lý máy móc thiết bị. 

Doanh nghiệp tha khảo thêm:

Hệ thống quản lý bảo trì nhà máy là gì?
Xu hướng công nghệ: Tương lai rộng mở cho ngành máy móc công nghiệp
Công nghệ tự động hóa sẽ thay thế con người như thế nào?
Quy trình bảo trì năng suất toàn diện cần biết cho doanh nghiệp
Quy trình 7 bước bảo trì máy may công nghiệp ngành may mặc
5 yếu tố cốt lõi trong quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng