Bảo trì thiết bị là gì? Phương pháp và giải pháp bảo trì hiệu quả nhất

Trong công nghiệp sản xuất, bảo trì thiết bị đóng vai trò rất quan trọng quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để bảo trì thiết bị hiệu quả thì phải nắm rõ được thời điểm tiến hành thích hợp cũng như một số đặc thù đối với hệ thống máy móc hiện có. Dưới đây là tất cả nội dung liên quan đến việc bảo trì thiết bị trong nhà máy công nghiệp. Cùng theo dõi nhé!

Vai trò của bảo trì thiết bị công nghiệp

Tăng hiệu suất hoạt động của máy móc

Vòng đời của máy móc thường đi qua 5 giai đoạn: vận hành → hỏng hóc → sửa chữa → vận hành → loại bỏ/thay thế. Thế nhưng, nếu thực hiện tốt việc bảo trì thiết bị thì hiệu suất làm việc của máy móc sẽ được nâng cao đồng thời giảm tối đa thời gian chết do hỏng hóc, sửa chữa.

Kéo dài tuổi thọ máy móc

Bảo trì thiết bị thường xuyên giúp nâng cao tuổi thọ làm việc của máy móc. Các vấn đề phát sinh hoặc các lỗi trong quá trình vận hành được phát hiện sớm và khắc phục. Từ đó, ngăn chặn các lỗi nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến cả dây chuyền hoạt động.

Đảm bảo an toàn

Bảo trì thiết bị giúp sớm phát hiện và giải quyết vấn đề của máy móc trước khi gánh hậu quả đáng tiếc. Máy móc được vận hành theo đúng quy chuẩn, an toàn và chất lượng, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động có thể xảy ra.

Bảo trì thiết bị (1)

Phương pháp bảo trì thiết bị công nghiệp

Bảo trì phục hồi

Đây là phương pháp bảo trì thiết bị không được thực hiện cho tới khi máy móc bị hư hỏng, bắt buộc phải sửa chữa, phục hồi. Thông thường phương pháp này chỉ áp dụng trong các cơ sở sản xuất nhỏ và các nhà máy hoạt động không có tính dây chuyền.

Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, về lâu dài máy móc không được bảo trì khi gặp trục trặc thì chi phí sửa chữa rất cao cũng như làm gián đoạn lịch trình sản xuất. Tệ hơn nữa là doanh nghiệp có thể phải thay thế máy mới do lỗi không khắc phục được.

Bảo trì phòng ngừa

Bảo trì phòng ngừa hay còn gọi là bảo trì ngăn ngừa là phương pháp sử dụng bất kỳ hành động để kéo dài tuổi thọ của máy móc, giảm thiểu các hư hỏng đáng tiếc trước thời hạn. Phương pháp bảo trì thiết bị này dựa trên độ tin cậy các thành phần của thiết bị. Dữ liệu được sử dụng để phân tích nguyên nhân gây hư hỏng và cho phép kỹ sư bảo trì xác định chương trình bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị đó.

Bảo trì cơ hội

Bảo trì cơ hội là phương pháp bảo trì thiết bị được thực hiện khi nhà máy không sản xuất hoặc bảo trì ngoài ca sản xuất. Phương pháp này thường áp dụng nhiều trong các nhà máy làm việc không liên tục.

Để thực hiện bảo trì thiết bị theo bảo trì cơ hội cách hiệu quả thì bộ phận bảo trì cần nhờ đến sự hỗ trợ của bộ phận sản xuất để đồng nhất thời gian sản xuất và bảo trì, không làm dây chuyền sản xuất bị ảnh hưởng.

Bảo trì thiết bị (3)

Bảo trì dựa trên tình trạng

Bảo trì dựa vào tình trạng là phương pháp được thực hiện căn cứ vào các dữ liệu thu được từ hệ thống cảm biến. Dựa vào các thông số dữ liệu thiết bị được theo dõi, các kỹ sư sẽ biết được tình trạng máy móc. Từ đó, thực hiện bảo trì cần thiết trước khi các thiết bị bị hư hỏng. Phương pháp hiện nay được áp dụng khá phổ biến.

Bảo trì dự đoán

Khác với phương pháp bảo trì dựa trên tình trạng, bảo trì dự đoán thu thập dữ liệu, thông số quan trọng cần được kiểm soát và phân tích nhằm tìm ra 1 khuynh hướng có thể thay đổi. Điều này khiến giúp nó kiểm soát các giá trị đạt hoặc vượt quá ngưỡng quy định. Các nhân viên bảo trì sẽ có thể lên kế hoạch dựa vào điều kiện vận hành, các thành phần cần thay thế hoặc sửa chữa.

Phương pháp này giúp tối đa tuổi thọ của thiết bị và tối ưu hóa quá trình vận hành trong sản xuất. Tuy nhiên, bảo trì dự đoán bắt buộc cần đến nhân viên bảo trì trình độ cao, có kinh nghiệm trong việc dự đoán các khả năng hư hỏng của thiết bị.

Khi nào cần bảo trì thiết bị?

Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía doanh nghiệp. Máy móc, thiết bị sau một thời gian vận hành cần phải được kiểm tra, tra dầu, bơm mỡ hoặc thay thế linh kiện để đảm bảo khả năng vận hành hiệu quả.

Tùy theo môi trường làm việc (khí hậu, thời tiết), thiết kế của thiết bị,… cũng như cách thức vận hành của nhà máy mà thời điểm bảo trì sẽ khác nhau. Có khi là sau 12 tháng sử dụng nhưng cũng có khi lại chỉ sau 5.000 giờ sử dụng.

Thông thường các hệ thống máy móc hay robot vừa mới lắp đặt sẽ có thời gian bảo dưỡng 3 lần đầu tiên cách nhau khá ngắn (chẳng hạn: bảo hành định kỳ 3 tháng 1 lần). Đến khi hệ thống làm việc trơn tru thì thời gian bảo trì sẽ được kéo giãn (bảo trì thiết bị 12 tháng/1 lần hoặc xa hơn nữa hơn).

Bảo trì thiết bị (2)

Hình thức bảo trì thiết bị công nghiệp

Để bảo trì thiết bị công nghiệp một cách hiệu quả và tiết kiệm, ta cần phải chọn được hình thức bảo trì phù hợp nhất. Có thể kể đến một số hình thức như sau:

Bảo trì thiết bị sống còn

Là những thiết bị chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đảm bảo tính an toàn sẽ được bảo trì phòng ngừa hoặc bảo trì theo tình trạng.

Bảo trì thiết bị quan trọng

Các thiết bị này có ảnh hưởng đến dây chuyền nhưng chỉ mang tính dự phòng. Do đó, chỉ nên bảo dưỡng theo tình trạng và lên kế hoạch sửa chữa khi có dấu hiệu hư hỏng.

Bảo trì thiết bị phụ trợ

Các thiết bị này không quá quan trọng và không gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nên có thể áp dụng phương pháp bảo trì phục hồi.

Bảo trì toàn bộ nhà máy

Để bảo trì toàn bộ nhà máy thì cần phải có thời gian. Đây là cơ hội để xử lý toàn bộ những thiết bị hư hỏng còn tồn đọng trong các lần bảo trì định kỳ.

Giải pháp bảo trì thiết bị công nghiệp

Giá trị cốt lõi của việc bảo trì thiết bị là duy trì được tình trạng hoạt động tốt nhất của máy móc với chi phí thấp nhất. Để đạt được mục tiêu này thì doanh nghiệp phải có giải pháp bảo tối ưu. Nổi bật trong đó là giải pháp OEE.

Giải pháp OEE là gì?

Giải pháp OEE (Hiệu quả Thiết bị Tổng thể) là giải pháp phổ biến nhất trên thế giới trong việc đo lường năng suất và hiệu quả vận hành của một thiết bị. OEE giúp doanh nghiệp xác định phần trăm thời gian sản xuất thực sự hiệu quả, nhận thấy những vấn đề trong việc sử dụng và bảo trì và là thước đo tiêu chuẩn để theo dõi tiến trình khắc phục các vấn đề này.

Bảo trì thiết bị bằng giải pháp OEE

mũi tênXem chi tiết: OEE là gì

Lợi ích giải pháp OEE mang lại

Tối ưu hóa chi phí sản xuất và bảo trì thiết bị

Hiểu được hiệu suất thực tế hoạt động của thiết bị cho biết chúng có hoạt động thực sự hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, sự xuất hiện những thông số, vấn đề bất thường có thể dẫn đến sự cố để kịp thời sửa chữa. Với OEE, bạn có thể dự đoán các sự kiện giúp tiết kiệm đáng kể chi phí – bảo trì phòng ngừa, hỏng hóc máy móc,…

Nâng cao năng suất hoạt động

Nếu cắt giảm được chi phí tổn thất trong quá trình sản xuất thì khả năng cạnh tranh sẽ được thúc đẩy cao hơn. Với dữ liệu OEE, kỹ sư vận hành và nhà quản lý có thể xác định được bất kỳ điểm yếu và cơ hội nào có trong quy trình. Từ đó, điểm yếu được loại bỏ, các chính sách tối ưu khả năng hoạt động của máy móc được đề ra, tận dụng tối đa cơ hội hoạt động.

Ngoài 2 lợi ích trên hỗ trợ chính trong việc bảo trì thiết bị thì giải pháp OEE còn giúp tăng độ tin cậy và độ an toàn khi sử dụng thiết bị. Các nguy hiểm trong quá trình vận hành có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động được hạn chế xuống mức tối thiểu hoặc thậm chí được loại bỏ hẳn.

Có thể thấy, các phương pháp bảo trì thiết bị có đến hàng trăm kỹ thuật được triển khai và ngày càng được nâng cấp, thay đổi để phù hợp với những thiết bị công nghiệp hiện đại. Nhưng chung quy lại mục đích chung của việc bảo trì đều hướng về lời giải cho bài toán: “Tăng năng suất, giảm giá thành”.

Nếu doanh nghiệp bạn chưa có cho mình phương pháp bảo trì thích hợp thì đừng quên liên hệ ngay với Eco-Smart để được tư vấn, hỗ trợ lựa chọn giải pháp thích hợp nhất với tình hình sản xuất, kinh doanh.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế, triển khai các giải pháp IoT & ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong công nghiệp, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất hiện nay.

mũi tênCó thể bạn sẽ quan tâm: Giải pháp quản lý tổng thể hiệu suất thiết bị – OEE

Xổ số miền Bắc