“Bật mí” cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 chính thức!

Sức nóng của kỳ thi đánh giá năng lực ngày càng lan rộng đến với các sĩ tử cũng như các trường Đại học. Vậy nên trong bài viết dưới đây PREP tổng hợp cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2023 của 3 trường Đại học: ĐH Quốc gia HN, ĐH Quốc gia TP. HCM, Đại học Bách khoa HN và Bộ Công an giúp bạn dễ dàng chinh phục được điểm số cao. Tham khảo một số nội dung được chia sẻ dưới đây để hiểu rõ về kỳ thi mới lạ này nhé!

“Bật mí” cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022 chính thức

I. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2023 của ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh có 120 câu hỏi, tổng thời gian làm bài 150 phút.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực gồm 3 phần:

  • Phần một là

    tư duy định tính

    với 40 câu hỏi về văn học – ngôn ngữ cũng dưới dạng trắc nghiệm

  • Phần hai là

    tư duy định lượng

    gồm 40 câu hỏi về toán học, thống kê và xử lý số liệu dưới dạng trắc nghiệm

  • Phần 3 là

    giải quyết vấn đề

    gồm 40 câu hỏi thuộc một số lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

1. Phần 1: Tư duy định tính

Các câu hỏi, bài đọc sẽ kiểm tra và đánh giá kiến thức văn học cũng như khả năng dùng từ, khả năng phân tích và suy luận của thí sinh bằng cả Tiếng Việt, Tiếng Anh.

Phần 1: Tư duy định tính Phần 1: Tư duy định tính

2. Phần 2: Tư duy định lượng

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực phần tư duy định lượng trong đề thi của trường ĐH Quốc gia TPHCM kiểm tra:

  • Một số vấn đề được mở rộng từ kiến thức toán học cơ bản trong chương trình THPT

  • Một số câu hỏi mang tính chất suy luận và tư duy logic từ các dữ kiện đã cho trong đề

  • Một số bài toán phân tích số liệu và lựa chọn đáp án thông qua các số liệu đề bài đã cho

Phần 2: Tư duy định lượng Phần 2: Tư duy định lượng

3. Phần 3: Giải quyết vấn đề 

Phần 3 của đề thi sẽ bao gồm một số vấn đề được tổng hợp từ kiến thức khoa học xã hội và tự nhiên, ví dụ:

Phần 3: Giải quyết vấn đề 

Tham khảo thêm bài viết: TẤT TẦN TẬT VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

II. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia Hà Nội

Toàn bộ các câu hỏi trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia Hà Nội đa số có dạng trắc nghiệm. Đề bài tổng cộng 150 câu (trong đó 132 câu trắc nghiệm 4 đáp án và 18 câu hỏi dạng điền đáp án). Thời gian thí sinh làm bài thi là 195 phút và bao gồm 3 phần, đó là:

  • Phần thi Tư duy định lượng bao gồm 50 câu

  • Phần thi Tư duy định tính bao gồm 50 câu

  • Phần thi Khoa học bao gồm 50 câu

1. Cấu trúc chung

Dưới đây là cấu trúc chung của đề thi đánh giá năng lực 2023 chính thức của trường Đại học Quốc gia Hà Nội bạn nên tham khảo để ôn luyện thi tiếng Anh hiệu quả tại nhà.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia Hà Nội

2. Cấu trúc chi tiết

2.1. Tư duy định tính

70% câu hỏi trong phần tư duy định tính là các câu hỏi có dạng đọc hiểu văn bản. Vậy nên, để trả lời được các câu hỏi của phần thi này thì thí sinh dự thi phải vận dụng những kiến thức về văn học, Tiếng Việt hay Tập làm văn đã được học trước đây.

Một số câu hỏi về kiến thức tiếng Việt (chiếm khoảng 26%) về dùng từ tương đối khó. Nhiều học sinh ôn thi THPT Quốc gia trước đây thường bỏ qua vì tỷ trọng câu hỏi rất nhỏ trong đề thi. Do đó, các thí sinh tham gia thi thường dễ mất điểm trong phần này.

Tư duy định tính

2.2. Tư duy định lượng

Câu 1 trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia HN phần tư duy định lượng là câu có dạng đọc dữ liệu trên biểu đồ. Dạng câu hỏi này chưa từng có trong đề thi THPT Quốc gia.

Tư duy định lượng

Câu 2, 10, 13, 41 là các câu vận dụng kiến thức toán học như: đạo hàm, tích phân, mũ, min – max vào giải quyết một số bài toán liên môn và áp dụng vào trong thực tiễn. Các dạng bài này rất ít xuất hiện trong đề thi môn Toán THPT Quốc gia những năm gần đây. Tuy nhiên, các câu hỏi này thường có độ khó trung bình nên thí sinh vẫn có thể dễ dàng giải quyết và ghi điểm.

Tư duy định lượng

2.3. Phần Khoa học

Các câu hỏi trong phần Khoa học thuộc một số môn học như: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Mỗi môn học sẽ bao gồm 10 câu hỏi trong đề thi.

Phần Khoa học

III. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Bách Khoa Hà nội

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực/ tư duy của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội vẫn gồm 1 phần bắt buộc và 2 phần tự chọn. Phần thi bắt buộc sẽ được diễn ra vào buổi sáng trong khi tự chọn sẽ được diễn ra vào buổi chiều.

    • Thí sinh thi phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu trong thời gian 120 phút

    • Thí sinh làm phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên (Lý, Hoá, Sinh) trong 90 phút

    • Phần tự chọn 2 là tiếng Anh trong thời gian 60 phút hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế ví dụ như IELTS. 

Về hình thức,  bài thi đánh giá tư duy/ năng lực của trường ĐH Bách Khoa HN được thi làm trên giấy. Các câu hỏi trắc nghiệm sẽ được trả lời trên phiếu như thi THPT Quốc gia. Riêng môn Toán có một phần tự luận, phần này dùng để đánh giá khả năng tư duy và trình bày của thí sinh.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực trường ĐH Bách Khoa Hà nội

1. Phần 1: Đánh giá năng lực Toán

Phần đánh giá năng lực Toán trong cấu trúc đề thi đánh giá năng lực bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, thi trong 90 phút. Phần thi này sẽ đánh giá 4 kỹ năng đó là:

    • Mô hình hóa Toán học

    • Giải quyết vấn đề

    • Tư duy và lập luận Toán học

    • Kỹ năng giao tiếp Toán học

Phần 1: Đánh giá năng lực Toán

2. Phần 2: Đọc hiểu

Thời gian làm phần đọc hiểu sẽ trong vòng 30 phút với khoảng 3 – 4 bài đọc. Mỗi bài đọc sẽ dài 800 – 1.000 từ về một số lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ. Số câu hỏi sau mỗi bài đọc hiểu có thể là 6 – 9 câu.

Phần 2: Đọc hiểu

3. Phần 3: Bài thi tự chọn

Thí sinh sẽ chọn 1 trong 3 nội dung để thi:

  • Khối kiến thức Lý – Hóa

  • Khối kiến thức Hóa – Sinh

  • Khối kiến thức tiếng Anh

Nội dung của bài kiểm tra tự chọn sẽ nằm trong chương trình được giảng dạy ở THPT, mức thông hiểu cho đến vận dụng. Thí sinh có thời gian 60 phút để thực hiện bài thi.

IV. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực Bộ Công an

Bộ Công an chính thức công bố cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Bộ Công an năm 2023. Theo đó, đề thi của Bộ sẽ có 4 mã để thí sinh có thể lựa chọn, thí sinh được lựa chọn một trong 4 mã đề thi theo nguyện vọng đã đăng ký khi sơ tuyển:

    • CA1

      (Phần trắc nghiệm: Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh; Phần tự luận: Toán).

    • CA2

      (Phần trắc nghiệm: Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh; Phần tự luận: Ngữ Văn).

    • CA3

      (Phần trắc nghiệm: Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc; Phần tự luận: Toán).

    • CA4

      (Phần trắc nghiệm; Lĩnh vực khoa học tự nhiên, lĩnh vực khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc; Phần tự luận: Ngữ văn).

Bài thi sẽ diễn ra trong vòng 180 phút, bao gồm 2 phần thi chính, đó là:

    • Phần 1:

      Phần trắc nghiệm (thời gian làm bài: 90 phút)

    • Phần 2: Phần tự luận (thời gian làm bài: 90 phút)

Tham khảo đầy đủ cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Bộ Công an: TẠI ĐÂY

V. So sánh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 của 3 trường Đại học

Dưới đây là bảng so sánh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 của 3 trường ĐH: trường ĐH Quốc gia HN, trường ĐH Quốc gia TP. HCM và trường ĐH Bách Khoa HN.

So sánh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2022 của 3 trường Đại học

Trên đây là cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2023 cũng như bảng so sánh điểm khác biệt giữa cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của 3 trường Đại học tổ chức kỳ thi. Hy vọng rằng những thông tin về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực được tổng hợp bởi PREP sẽ giúp các thí sinh tự tin chinh phục điểm số thật cao khi tham gia kỳ thi này nhé!

4.6/5 – (5 bình chọn)