Bật mí những điểm khác biệt giữa dây dẫn điện và dây cáp điện
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều các loại dây dẫn điện và dây cáp điện với nhiều mẫu mã khác nhau. Nhưng trên thực tế thì bạn đã phân biệt được 2 loại dây này chưa? Chúng có điểm gì giống và khác nhau? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây của chúng tôi. Hãy cùng theo dõi nhé!
Dây dẫn điện là gì?
Dây dẫn điện là vật liệu cho phép dòng điện chạy qua theo 1 hay nhiều hướng cố định. Trong dây dẫn điện, vật liệu nhôm, đồng, hạt tích điện chuyển động là các điện tử. Điện tích dương trong đó vẫn có thể di chuyển được.
Chất cách điện là các vật liệu không cho dòng điện đi qua và có ít điện cực di chuyển. Chúng cũng chỉ hỗ trợ các dòng điện không đáng kể. Từ đó kết luận, dây dẫn điện là dây dẫn có công dụng truyền tải điện năng. Dây dẫn càng dài thì điện năng hao hụt càng lớn nên cần lắp đặt phù hợp.
So sánh dây dẫn điện và dây cáp điện
Giống nhau
- Cấu tạo: Hệ thống lõi dây dẫn điện và dây cáp điện đều được làm từ kim loại. Lớp vỏ được làm từ chất liệu cách điện. Số lượng lõi dẫn điện được quy định từ 1 lõi trở lên.
- Công dụng: Truyền tải điện năng hoặc nối đầu các thiết bị điện với nhau.
- Ứng dụng: Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và trong việc kinh doanh, công nghiệp sản xuất.
Khác nhau
Mục lục bài viết
Cấu tạo dây
- Dây dẫn điện: Được chia thành 2 loại là dây dẫn trần và dây dẫn bọc. Dây điện được cấu tạo từ 1 đến 2 lớp vỏ bọc nhưng chỉ có 1 lõi dẫn điện.
- Dây cáp điện: Dây cáp điện được thiết kế với nhiều lớp bọc cách điện để đảm bảo được độ an toàn tuyệt đối. Cũng như hạn chế được ảnh hưởng từ những tác động cơ học và môi trường xung quanh. Ngoài lớp vỏ cách điện thì dây cáp điện còn có thêm lớp vỏ bảo vệ chắc chắn.
Yêu cầu sử dụng
- Dây dẫn điện: Chỉ được sử dụng khi đã đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện cho các thiết bị và con người. Dây điện trần được treo trên cao. Dây điện được thiết kế thi công dễ hơn dây cáp. Hơn nữa giá cả cũng hết sức phải chăng.
- Dây cáp điện: Dây cáp điện có yêu cầu khắt khe hơn về an toàn điện. Bởi cấu tạo nhiều ưu điểm, được bọc thép và có thể chịu được va đập nên dây cáp chịu được cháy nổ trong những môi trường khắc nghiệt nhất.
Mục đích sử dụng
- Dây dẫn điện: Được sử dụng trong ngành điện dân dụng.
- Dây cáp điện: Được sử dụng để truyền tải các nguồn điện cao, truyền các tín hiệu điều khiển. Dây cáp điện được sử dụng nhiều trong các đầu nối ở thiết bị dân dụng và công nghiệp.
Phân loại dây dẫn điện và dây cáp điện
Dây dẫn điện
Dây điện trên thị trường hiện nay có 5 loại chính với các tính năng cơ bản sau:
- Dây đơn cứng: Loại dây được cấu tạo từ 1 sợi dây đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp quy định của dây là 600V.
- Dây đơn mềm: Loại dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi dây đồng được bền vào với nhau. Cấp điện áp quy định của dây là 250V.
- Dây đôi mềm dẹt: Loại dây được cấu tạo từ 2 ruột dẫn, mỗi ruột là nhiều sợi đồng bện lại vào nhau. Cấp điện áp quy định của dây là 250V.
- Dây đôi mềm xoắn: Loại dây được bện lại từ 2 dây đơn mềm. Cấp điện áp quy định của dây là 250V.
- Dây đôi mềm ovan: Loại dây được cấu tạo từ 2 dây đơn mềm riêng được bện lại với nhau hoặc đặt song song. Được bọc bên ngoài 1 lớp cách điện PVC. Cấp điện áp quy định của dây là 250V.
Dây cáp điện
Dây cáp điện được chia thành 3 nhóm chính, cụ thể như sau:
Cấu trúc ruột dẫn
- Dây cáp điện ruột cứng: Cấu tạo từ 1 đến 7 sợi dây được xoắn lại với nhau
- Dây cáp điện ruột dẫn mềm: Cấu tạo từ nhiều sợi dây mềm xoắn lại với nhau
Số ruột dẫn
- Dây đơn: Ruột gồm 1 lõi dẫn điện
- Dây đôi: Ruột gồm 2 lõi dẫn điện
- Dây ba: Ruột gồm 3 dây dẫn
Hình dáng vỏ bọc
- Dây bọc tròn
- Dây bọc ovan
- Dây bọc cách dính
Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra cho bạn cách phân biệt dây dẫn điện và dây cáp điện một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin đó sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Hẹn gặp các bạn ở những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!