Bật mí sự khác biệt giữa văn hóa phương Tây và phương Đông

Văn hóa phương Tây và phương Đông luôn mang những nét đặc trưng rất riêng. Bởi mỗi nền văn hóa đều có thời gian và địa điểm hình thành khác nhau. Đặc biệt các nền văn hóa này rất đa dạng vì mỗi chủng tộc, bộ lạc, dân tộc đều có bản sắc riêng. Mỗi một sắc tộc sẽ tạo ra từng “chất” riêng thế nên sự đa dạng của văn hóa là vô tận. Tuy nhiên, nếu nhận xét chung thì cả 2 nền văn hóa Châu Âu và Châu Á khác nhau rất nhiều. Ví dụ như quần áo, lối sống, ẩm thực,… Nếu bạn đang thích thú về chủ đề này thì hãy cùng nhau khám phá ngay dưới đây.

Những nét đặc trưng của văn hóa phương Đông

Văn hóa phương Đông được hình thành từ rất sớm. Và có thể coi là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Từ những tộc người sinh sống tại đây, họ di cư đến những nơi khác nhau. Và dần hình thành nên các quốc gia riêng biệt. Trong đó bao gồm các nền văn minh là: nền văn minh Trung Hoa, văn minh Ai Cập, văn minh Ấn Độ và văn minh Lưỡng Hà.

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh lâu đời và phức tạp nhất trên thế giới. Đại diện cho văn hóa nước Trung Quốc cho đến ngày nay. Cũng như là có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa phương Đông nói chung. Bao gồm cả Việt Nam.

Những nét đặc trưng của văn hóa phương ĐôngNhững nét đặc trưng của văn hóa phương Đông

Văn minh Lưỡng Hà nằm ở phía Tây châu lục bao gồm các nền văn minh người Sumer và Akkad, văn minh cổ Babylon, văn minh cổ Assyria – Tân Babylon, văn minh Phoenicia – Palestine, văn minh Israel và Judah cổ xưa.

Văn minh Ai Cập chính là nền tảng của đất nước Ai Cập ngày nay. Nhưng đã được phân tách thành Châu Phi. Tương tự với văn minh Ấn Độ chính là nền tảng văn hóa của Ấn Độ ngày nay.

Nếu văn hóa Trung Hoa hình thành nên những đặc điểm lễ nghi, lối sống, tư tưởng, đạo lý con người riêng biệt. Từ đó trở thành thước đo cho nền văn hóa phương Đông về sau. Thì văn hóa Lưỡng Hà lại bị ảnh hưởng bởi văn minh phương Tây, nền văn hóa Cethic, Anglo Saxon mạnh mẽ. Song họ vẫn học hỏi, tiếp thu những tư tưởng, tín ngưỡng và đạo lý từ phương Đông.

Những nét đặc trưng của văn hóa phương Tây

Nền văn minh phương Tây hình thành từ đầu thiên niên kỉ I TCN ở các khu vực ven biển Địa Trung Hải. Đất đai khá cằn cỗi nhưng rất đa dạng về khoáng sản. Tộc người Anglo Saxon chính là nhân tố đầu tiên để hình thàn nên người da trắng về sau.

Văn hóa phương Tây thay đổi qua nhiều giai đoạn thời gian như là Phục Hưng, Cải cách kháng cách, Thời kỳ khai sáng và được lan rộng vào thời kỳ chủ nghĩa thực dân.

Kiến trúc phương tây từ xưa tới nay đã nổi tiếng vì vẻ đẹp vừa mang nét cổ điển vùa có sự hiện đại. Văn hóa kiến trúc độc đáo của phương tây là niềm cảm hứng của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nét kiến trúc độc đáo thể hiện được nết đẹp trong văn hóa đời sống. Chúng khiến bất kì ai cũng phải trầm trồ khen ngợi. Những lối kiến trúc tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Kiến trúc La Mã cổ đại.
  • Kiến trúc Roma.
  • Kiến trúc Gothic.
  • Kiến trúc thời kỳ phục hưng.

Những nét đặc trưng của văn hóa phương TâyNhững nét đặc trưng của văn hóa phương Tây

Mỗi quốc gia phương tây có nét riêng biệt và độc đáo trong phong cách kiến trúc. Nhưng tổng thể đều có sự hài hòa, cân đối và đầy tính nghệ thuật.

Mỹ thuật phương tây có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời với nhiều giai đoạn khác nhau. Phương tây có nhiều trường phái nghệ thuật khác nhau với nhiều họa sĩ tên tuổi tạo và tác phẩm nổi tiếng thế giới. Có thể nói mỹ thuật phương tây là 1 trong những trường phái ảnh hưởng lớn nhất tới nền mỹ thuật thế giới.

Những điểm khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Đông

Những đặc trưng của 2 nền văn hóa này có thể được khắc họa rõ nét giữa những đặc điểm khác biệt sau đây:

Văn hóa đời sống phương Tây và Đông

– Văn hóa phương Tây dạy người ta các sống tự lập, phân tác. Trong khi đó người phương Đông hướng đến việc dựa vào nhau để tạo nên thể đoàn kết.

– Tại phương Tây mọi người đều bình đẳng, không phân biệt địa vị, giai cấp. Trong khi tại phương Đông, tư tưởng có quyền lực, địa vị là ở trên tất cả vẫn tồn tại đến ngày nay.

– Trong giao tiếp, người phương Tây thích đi thẳng vào vấn đề, nói đúng trọng tâm và thẳng thắn trong suy nghĩ. Người phương Đông tế nhị, thích nói vòng vo, nói tránh nói giảm để không làm mất lòng người khác.

– Cái tôi của người phương Tây rất lớn, văn hóa phương Đông luôn đề cao tính khiêm nhường. Họ thu nhỏ bản thân để thích ứng với xã hội.

Văn hóa đời sống phương Tây và ĐôngVăn hóa đời sống phương Tây và Đông

– Khi thể hiện bản thân, văn hóa phương Tây luôn tự tin, mạnh mẽ. Và đứng lên nói điều mình muốn trong khi người phương Đông thường né tránh. Điều này thể hiện bản thân một cách khiêm nhường.

– Mọi thứ tại phương Tây đều được đơn giản hóa, họ ăn uống đơn giản để tiết kiệm thời gian. Các mối quan hệ rành mạch, rõ ràng, thể hiện rõ cảm xúc của bản thân và nói lên điều mình muốn. Người phương Đông thường né tránh bộc lộ cảm xúc. Không thể hiện quá nhiều quan điểm cá nhân, thường có khá nhiều mối quan hệ phức tạp.

Văn hóa luật pháp ở phương Tây và Đông

– Văn hóa phương Đông đề cao tính tự do, dân chủ, không cần phải quá đặt nặng tiêu chí kính trên nhường dưới, ngôi xưng tương đồng, thái độ lịch sự như nhau đều được. Văn hóa phương Đông đặt nặng tính lễ nghi, tín ngưỡng và đạo lý, phảo biết tôn trọng người lớn tuổi, người có địa vị.

– Văn hóa phương Tây tôn trọng luật lệ, biết tuân thủ quy định, xếp hàng khi mua sắm. Văn hóa phương Đông bất quy tắc, không biết xếp hàng, ít khi tuân thủ nội quy.

– Văn hóa ẩm thực phương Tây đơn giản, khá nhàm chán và không tốt cho sức khỏe. Văn hóa ẩm thực phương Đông đa dạng, nhiều nguyên liệu, hương vị và cách thức chế biến.

– Văn hóa phương Tây đề cao vẻ đẹp khỏe khắn, rám nắng, khiêu gợi,  văn hóa phương Đông tôn trọng phụ nữ có nhân phẩm, biết ý tư nơi công cộng, da trắng, môi đỏ, tóc đen, nét đẹp dịu dàng, tinh tế.

– Người phương Tây luôn tôn trọng giờ giấc, đả bảo đúng giờ hẹn. Người phương Đông thường trễ giờ.

Với những khác biệt trong văn hóa phương Đông và phương Tây đã kể trên, ta đã phần nào khác họa được những đặc điểm của 2 nền văn minh lớn nhất trong nhân loại. Còn rất nhiều điều cho bạn khám phá, cùng tìm hiểu thêm để có được những kiến thức cho bản thân nhé.

Nguồn: dulichvietnam.online

Chia sẻ

Facebook

Twitter

Pinterest

LinkedIn