Bến Tre: Nhiều giá trị văn hóa đặc sắc trong lễ hội truyền thống

Bến Tre: Nhiều giá trị văn hóa đặc sắc trong lễ hội truyền thống

LNV – Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lễ hội là dịp để thể hiện truyền thống quý báu đó của dân tộc ta. Ở Bến Tre, lễ hội tuy không nhiều nhưng ngoài các lễ hội của tôn giáo ra vẫn có một số lễ hội đặc trưng để tôn vinh các giá trị văn hóa tinh thần, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Lễ hội Nghinh Ông không những là dịp để người dân làm nghề biển tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với một sinh vật linh thiêng mà còn gởi gắm vào đó cả niềm tin và hy vọng ở một vị thần hộ mạng sẵn sàng cứu giúp họ trong cơn hoạn nạn, đồng thời giúp họ thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả trên biển khơi đầy sóng gió, nguy hiểm. Có thể xem đây là lễ hội mang tính nghề nghiệp đặc trưng được tổ chức chu đáo, hấp dẫn, có sức lan toả rộng làm phong phú thêm các hoạt động lễ hội ở Bến Tre.
 

Bến Tre còn là quê hương của phong trào Đồng Khởi bất khuất. Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre  trở thành bước ngoặt của cách mạng miền Nam, là nét son chói lọi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Vùng đất này đã chứng kiến những diễn biến lịch sử hào hùng từ sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri  vào tháng 4/1930, đến cao trào Đồng khởi năm 1960. Nối bước là “Đội quân tóc dài” ra đời, đến ngày quê hương hoàn thành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, giành độc lập cho dân tộc, chung tay xây dựng quê hương giàu mạnh.

Tinh thần hướng về cội nguồn đã giúp người dân Bến Tre bảo tồn những trang sử vẻ vang của mình, hàng năm Lễ Truyền thống cách mạng dịp kỷ niệm ngày Bến Tre Đồng khởi (17/1) được tổ chức tại khu di tích Đồng Khởi (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam) nhằm mục đích giáo dục truyền thồng và gần đây sự kiện này gắn kết với lễ hội Dừa được nhiều người quan tâm đặc biệt.

Lễ hội dừa (Festival Dừa) đã được tổ chức qua 5 kỳ vào các năm Quang Đại (2009, 2010, 2012, 2015 và 2019 ) với các hoạt động như: Trưng bày giới thiệu mua bán sản phẩm của dừa, từ những thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ đến những sản phẩm dùng trong công nghiệp, mỹ phẩm, dược phẩm…. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để hội thảo, xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch … Đây là sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Bến Tre nhằm mục đích quảng bá cây dừa, sản phẩm dừa và tôn vinh những cá nhân trong hoạt động kinh tế – xã hội gắn liền với cây dừa, đặc biệt là nghệ nhân, người thợ, người nông dân đã tạo nên những sản phẩm hữu ích trong đời sống tinh thần, vật chất, đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế – xã hội, nét đẹp văn hoá của tỉnh nhà. 

Xứ sở Cù Lao cũng là quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Nhằm tưởng nhớ về nhà thơ yêu nước đã để lại cho nhân dân một di sản tinh thần quý báu, một tinh thần chống ngoại xâm kiên định góp phần tạo nên truyền thống kiên cường bất khuất của một vùng đất anh hung. Do đó, hàng năm Bến Tre có tổ chức Lễ hội truyền thống văn hóa tại Khu di tích mộ và đền thờ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri). Lễ hội được tổ chức từ ngày 29/6 đến ngày 1/7 với những hoạt động văn hóa văn nghệ  đặc sắc như:  Đờn ca tài tử, thi nấu ăn, biểu diễn võ thuật, đẩy gậy…. Trong đó, đặc biệt không thể thiếu các hoạt động liên quan đến tác phẩm Lục Vân Tiên như: biểu diễn trích đoạn cải lương, hóa trang nhân vật Vân Tiên, Nguyệt Nga. Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức cúng theo lễ truyền thống, lễ dâng hương và viếng mộ nhà thơ vào sáng ngày 1/7 của lãnh đạo tỉnh và đồng bào trong và ngoài tỉnh đến dự. Lễ hội này mới có gần 20 năm nay, từng bước được định hình về mặt nội dung lẫn hình thức theo hướng xã hội hóa thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là thế hệ trẻ. 

Lễ hội Bến Tre luôn hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, thể hiện những giá trị văn hóa của xứ dừa,  quê hương Đồng Khởi và được giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bài và ảnh: Mộc Tâm

Văn hóa từ lâu đã trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, tạo nên sức mạnh bảo đảm sự phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Việc bảo tồn, gìn giữ văn hóa được các thế hệ ông cha ta đi trước thực hiện thông qua các lễ hội truyền thống và lưu truyền đến ngày nay. Trên mảnh đất Xứ dừa không có nhiều lễ hội lớn, hấp dẫn như các nơi khác. Nơi đây chỉ có lễ hội lớn nhất và tưng bừng nhất là lễ hội Nghinh Ông của cư dân ven biển ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại và các huyện Ba Tri, Thạnh Phú.Lễ hội Nghinh Ông không những là dịp để người dân làm nghề biển tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với một sinh vật linh thiêng mà còn gởi gắm vào đó cả niềm tin và hy vọng ở một vị thần hộ mạng sẵn sàng cứu giúp họ trong cơn hoạn nạn, đồng thời giúp họ thư giãn, lấy lại thăng bằng tâm linh sau những ngày lao động vất vả trên biển khơi đầy sóng gió, nguy hiểm. Có thể xem đây là lễ hội mang tính nghề nghiệp đặc trưng được tổ chức chu đáo, hấp dẫn, có sức lan toả rộng làm phong phú thêm các hoạt động lễ hội ở Bến Tre.Bến Tre còn là quê hương của phong trào Đồng Khởi bất khuất. Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre trở thành bước ngoặt của cách mạng miền Nam, là nét son chói lọi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Vùng đất này đã chứng kiến những diễn biến lịch sử hào hùng từ sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri vào tháng 4/1930, đến cao trào Đồng khởi năm 1960. Nối bước là “Đội quân tóc dài” ra đời, đến ngày quê hương hoàn thành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, giành độc lập cho dân tộc, chung tay xây dựng quê hương giàu mạnh.Tinh thần hướng về cội nguồn đã giúp người dân Bến Tre bảo tồn những trang sử vẻ vang của mình, hàng năm Lễ Truyền thống cách mạng dịp kỷ niệm ngày Bến Tre Đồng khởi (17/1) được tổ chức tại khu di tích Đồng Khởi (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam) nhằm mục đích giáo dục truyền thồng và gần đây sự kiện này gắn kết với lễ hội Dừa được nhiều người quan tâm đặc biệt.Lễ hội dừa (Festival Dừa) đã được tổ chức qua 5 kỳ vào các năm Quang Đại (2009, 2010, 2012, 2015 và 2019 ) với các hoạt động như: Trưng bày giới thiệu mua bán sản phẩm của dừa, từ những thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ đến những sản phẩm dùng trong công nghiệp, mỹ phẩm, dược phẩm…. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để hội thảo, xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch … Đây là sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Bến Tre nhằm mục đích quảng bá cây dừa, sản phẩm dừa và tôn vinh những cá nhân trong hoạt động kinh tế – xã hội gắn liền với cây dừa, đặc biệt là nghệ nhân, người thợ, người nông dân đã tạo nên những sản phẩm hữu ích trong đời sống tinh thần, vật chất, đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế – xã hội, nét đẹp văn hoá của tỉnh nhà.Xứ sở Cù Lao cũng là quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Nhằm tưởng nhớ về nhà thơ yêu nước đã để lại cho nhân dân một di sản tinh thần quý báu, một tinh thần chống ngoại xâm kiên định góp phần tạo nên truyền thống kiên cường bất khuất của một vùng đất anh hung. Do đó, hàng năm Bến Tre có tổ chức Lễ hội truyền thống văn hóa tại Khu di tích mộ và đền thờ nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri). Lễ hội được tổ chức từ ngày 29/6 đến ngày 1/7 với những hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc như: Đờn ca tài tử, thi nấu ăn, biểu diễn võ thuật, đẩy gậy…. Trong đó, đặc biệt không thể thiếu các hoạt động liên quan đến tác phẩm Lục Vân Tiên như: biểu diễn trích đoạn cải lương, hóa trang nhân vật Vân Tiên, Nguyệt Nga. Điểm nhấn của lễ hội là nghi thức cúng theo lễ truyền thống, lễ dâng hương và viếng mộ nhà thơ vào sáng ngày 1/7 của lãnh đạo tỉnh và đồng bào trong và ngoài tỉnh đến dự. Lễ hội này mới có gần 20 năm nay, từng bước được định hình về mặt nội dung lẫn hình thức theo hướng xã hội hóa thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, đặc biệt là thế hệ trẻ.Lễ hội Bến Tre luôn hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, thể hiện những giá trị văn hóa của xứ dừa, quê hương Đồng Khởi và được giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.