Bí mật 2 Rồng thiêng khổng lồ ‘chầu tụ’ ở Hồ Tây – Trang Thông tin các sản phẩm của Tân Hoàng Minh
Bí mật 2 Rồng thiêng khổng lồ ‘chầu tụ’ ở Hồ Tây
Đã từ rất lâu, hình ảnh loài rồng được biết đến là loài linh vật biểu thị cho sức mạnh phi thường. Rất nhiều nơi đã lấy hình tượng quen thuộc này để tạo nên những công trình kiến trúc độc đáo. Một trong số những công trình tiêu biểu ấy không thể không nhắc đến hai con rồng hồ Tây – Món quà dâng lên Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.
Vị trí 2 Rồng thiêng nhìn từ căn hộ D’. El Dorado Tân Hoàng Minh
Hai con rồng Hồ Tây – Công trình kiến trúc tinh tế của Hà Nội
Hà Nội, vùng đất xưa nay vốn nổi tiếng là nơi bảo tồn, giữ gìn những nét xưa. Ai đã từng ghé thăm Thủ Đô chắc hẳn sẽ rất thích thú và hạnh phúc khi được chiêm ngưỡng hình ảnh hai con rồng hồ Tây – Công trình gốm sứ đặc sắc rất nhân văn, rất tinh tế của Hà Nội.
Được biết, bộ đôi rồng này từng được trưng bày tại công viên Bách Thảo nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội. Sau đại lễ, đơn vị tiếp nhận kỷ vật đã rất trăn trở tìm nơi diện kiến lâu dài cho đôi rồng. Sau nhiều lần suy tư, đến ngày 31 – 1, đôi rồng đã được di dời đến Hồ Tây, đoạn cuối đường Nguyễn Hoàng Tôn. Công trình này không chỉ nhấn mạnh về độ bền mà còn được thiết kế thêm cột đèn chiếu sáng. Đồng thời, thiết kế thêm phun nước để tạo vẻ đẹp sống động cho đôi rồng.
Hai con rồng hồ Tây là công trình kiến trúc đặc sắc của thủ đô
Đôi rồng Hồ Tây được chế tác bằng gốm sứ theo phong cách thời Lý. Đặc biệt, kỷ vật này đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness và sách kỷ lục Việt Nam. Mỗi con rồng dài 15.6m và cao 8.5m được gia công chắc chắn bằng khung thép và lớp bê tông dày. Tổng trọng lượng của đôi rồng lên đến 60 tấn.
Bên ngoài thân rồng được trang trí ốp bằng nhiều mảnh gốm sứ, chai lọ, ấm chén được nung ở nhiệt độ 1.3000C. Cụ thể thân rồng được tạo tác từ 4.000 chiếc cốc, 6.000 chiếc đĩa. Trong miệng mỗi con rồng đều được ngậm viên ngọc lớn là loại đá hết sức quý giá với trọng lượng 57kg/viên. Đặc biệt, các chi tiết gốm sứ đều được vẽ hoa văn tỉ mỉ gắn với nhiều địa danh văn hóa nổi tiếng của Hà Nội.
Theo thiết kế, hai đầu rồng chầu vào nhau với khoảng cách 8m. Một ông chầu hướng Bắc, một ông chầu hướng Nam. Trên đỉnh chầu còn có biểu tượng chữ “Đại lễ 1000 năm Thăng Long” được chế tác cầu kỳ bằng thép.
Ý nghĩa phong thủy của hai con rồng ở Hồ Tây
Đôi rồng là kỷ vật hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Công trình này khơi dậy những tinh hoa, văn hóa của con người đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, hai con rồng hồ Tây còn mang ý nghĩa tâm linh. Theo các nhà nghiên cứu, Rồng phải đặt ở nơi trang trọng, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Do đó, hồ Tây chính là vùng đất lý tưởng để đặt dấu ấn rồng thiêng. Đôi rồng được đặt ở thế đối diện với Phủ Tây Hồ, có trục đối xứng là Hồ Tây – Ba Vì và Hồ Tây – Cổ Loa. Vị trí này rất đắc địa tạo ra sự liên kết chặt chẽ với các địa danh văn hóa của Thủ Đô.
Điều đặc biệt là dù đã mang đôi rồng đi triển lãm ở nhiều nơi. Thế nhưng, khi chọn Hồ Tây là điểm dừng chân cuối cùng thì một con rồng đã nhả ngọc xuống hồ trong quá trình lắp đặt. Đối với người dân thủ đô đây là điềm báo lành rằng rồng đã nhả ngọc nơi đất thiêng.
Không chỉ thu hút khách tham quan bởi giá trị văn hóa, thẩm mỹ, đôi rồng còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Tấm Lòng của người nghệ nhân Bát Tràng gửi vào đôi rồng linh thiêng
Giá trị của hai con rồng hồ Tây không phải nằm ở việc đầu tư kinh phí hàng tỷ đồng hay tấm bằng ghi nhận kỷ lục Guiness. Giá trị thật sự của hiện vật nằm ở tấm lòng của nghệ nhân Nguyễn Văn Bình và tổ gốm sứ Bát Tràng. Những người nghệ nhân đã thể hiện màu men ngọc đặc biệt lên tác phẩm.
Đằng sau công trình đặc sắc ấy là tâm huyết, những giờ lao động cần mẫn, miệt mài của người nghệ nhân. Trong quá trình chế tác đôi rồng, người nghệ nhân phải tính toán làm sao để tác phẩm không bị sai lệch. Đặc biệt, phải chú tâm để không bị nhầm lẫn sang mẫu rồng của triều đại khác. Các nghệ nhân đã chọn đền thờ Chử Đồng Tử làm nơi thi công đôi rồng. Điều này càng gia tăng giá trị và giữ trọn nét hồn thiêng của linh vật.
Nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Văn Bình, người đã thổi hồn cho công trình đôi rồng ở Hồ Tây
Thiết nghĩ, hai con rồng hồ Tây là vật phẩm mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Công trình không chỉ là món quà quý dành tặng Đại lễ ngàn năm Thăng Long mà còn là kỷ lục độc đáo để người Việt tự hào với thế giới. Cũng từ đây, đôi rồng sừng sững bên hồ Tây lộng gió trở thành điểm tham quan thú vị của du khách mỗi lần ghé thăm Hà Nội.
Có thể nói, cùng với chùa Tảo Sách, Vạn Niên và khai trương tuyến du lịch bằng xe điện chạy quanh Hồ Tây, công trình đôi Rồng gốm khổng lồ đời Lý sẽ tạo thành một quần thể văn hoá, du lịch xanh dọc đường Lạc Long Quân và quanh Hồ Tây.