Bí mật của vua Solomon phần 1 【 Sách nói hay 】

Bí mật của vua Solomon phần 1

MỞ ĐẦU

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi có thể thu xếp cho bạn được gặp riêng Bill Gates, người sáng lập và CEO của Microsoft, công ty phần mềm đứng đầu thế giới; hay được gặp riêng Warren Buffett, CEO của Berkshire Hathaway, người được coi là nhà đầu tư có hiệu quả nhất mọi thời đại. Họ cũng là hai người giàu nhất thế giới? Bạn có thích vậy không?

Bạn có muốn được hai con người sáng chói này dạy cho bạn về cách ra quyết định tài chính và đầu tư không? Dù họ có tài giỏi thế  nào đi chăng nữa thì hai ông này cũng không phải là những người duy nhất có thể khuyên bảo chúng ta trong lĩnh vực này.

===== Mục lục ====

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần 1

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần 2

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần 3

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần 4

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần Cuối

===== Hết mục lục =====

Bí mật của vua Solomon phần 1

Tôi muốn giúp bạn đạt tới những cấp độ thành công mới trong lĩnh vực tài chính của bạn. Đó là những gì tôi làm cho cuộc sống, và cuốn sách này là một nỗ lực để tôi có thể giúp đỡ được càng nhiều người càng tốt. Có rất nhiều sách viết về đầu tư tài chính, nhưng đây là một cuốn sách độc đáo. Tôi sẽ chia sẻ hết những kinh nghiệm nhiều năm của tôi cho bạn. Nhưng sẽ có một người nữa cùng giúp đỡ chúng ta – một người đã qua đời cách đây nhiều thế kỷ nhưng tư tưởng của ông vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống hôm nay. Ông là một nhà lãnh đạo, một người xây dựng, một nhà cai trị, và cũng là một thiên tài về tài chính.

Dù bạn có tin hay không tin vào những con người và những câu chuyện trong Kinh Thánh thì chúng ta vẫn có thể học hỏi rất nhiều điều từ những con người, những câu chuyện đó. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ khám phá một số lời dạy của vua Solomon. Solomon được coi là người sáng suốt nhất, thông thái nhất, khôn ngoan nhất và giàu có nhất mọi thời đại. (Vâng, ngay cả khi giá trị tài sản của ông đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình lạm phát thì đến nay, Solomon vẫn là người giàu nhất; giá trị tài sản của ông vẫn vượt rất  xa giá trị tài sản của Bill Gates và Warren Buffet cộng lại.)

Tại sao lại là vua Solomon ? Tại sao chúng ta lại nghe theo một người đã sống cách đây 3.000 năm? Một vị vua thời cổ đại có thể dạy cho chúng ta những gì về các vấn đề tài chính đương đại cơ chứ? Bạn có tin hay không thì tùy ông vẫn có rất nhiều điều để nói với chúng ta.

Trong những ngày đầu tiên của triều đại Solomon, bị hối thúc bởi nỗi sợ hãi về sự không xứng đáng của mình – ông lên ngôi khi mới 12 tuổi đầu – nên ông đã cầu xin Chúa Trời ban cho mình một món quà. Có thể ông đã có mọi thứ, nhưng bạn thử nghĩ xem ông sẽ cầu xin điều gì? Solomon có thể cầu xin để có được một đội quân hùng mạnh nhất, đội quân sẽ đảm bảo cho quyền lực của ông vượt xa mọi địch thủ; ông cũng có thể cầu xin giàu có không ai sánh nổi, để ông có thể tự tin lựa chọn được những cận thần giỏi nhất khiến ông trở nên vẻ vang hơn. Nhưng điều mà ông đã cầu xin thật khác thường vào thời đại đó, và nó cũng rất khác thường trong thời đại của chúng ta. Đó chính là điều mà tôi hy vọng bạn sẽ học được từ những lời dạy của ông, chứ không phải điều gì khác.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Solomon đã cầu xin có được SỰ KHÔN NGOAN chứ không phải có thêm nhiều tiền bạc hay quyền lực. Ông đã cầu xin có được khả năng suy xét đúng đắn và biết phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. (Bạn có thể đọc chuyện này trong các đoạn Kinh Cựu ước, đoạn 1 Các vị vua 3:9 và đoạn 2 Biên niên sử 1:10.)

Tôi tin rằng Đức Chúa đã rất cảm động với lời cầu xin đơn giản nhưng theo trực giác của Solomon. Vì vậy, Người đã ban cho ông không chỉ sự khôn ngoan mà cả sự giàu có, cả sự vẻ vang hơn bất cứ người nào trong lịch sử.

Solomon là một hình mẫu hoàn hảo cho sự khôn ngoan và giàu sang. Tư tưởng của ông đã được ghi chép lại rất nhiều. Bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận tư tưởng này. Và cuốn sách này sẽ sử dụng tư tưởng đó.

Có lẽ, bạn đọc cuốn sách này vì bạn muốn trở thành một nhà đầu tư hoặc bạn đã là một trong số 90 triệu nhà đầu tư ở nước Mỹ ngày nay. Với mục đích của chúng ta, “nhà đầu tư” không chỉ là người mua cổ phiếu và trái phiếu mà còn là người mua bất động sản, các nhà máy, xí nghiệp, hoặc mua các thứ khác để kiếm lời. Như bạn sẽ sớm nhận ra, các nguyên tắc học được từ Solomon có tầm ảnh hưởng sâu rộng và chúng ta có thể áp dụng chúng theo nhiều cách, trong mọi mặt của đời sống. Hãy đọc cuốn sách này thật chậm rãi. Nếu một bài học nào có vẻ quá đơn giản thì hãy đọc lại bài học đó. Đôi khi, một chân lí có khả năng thay đổi cuộc sống mạnh nhất thường ẩn chứa dưới cái vẻ bề ngoài đơn giản.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Ví dụ, chúng ta có thể bước vào một cuộc thảo luận phức tạp mô tả toán học về trọng lực của Isaac Newton, hoặc chúng ta có thể ‘hoàn toàn’ tin tưởng rằng nó đúng nên đã không nhảy xuống từ mái nhà để kiểm nghiệm nó. Cũng như nhiều nhà khoa học khác, Albert Einstein đã tìm kiếm một phương trình toán học ‘đơn giản’ giải thích được vũ trụ này. Vật lí lượng tử cho chúng ta biết về tính liên kết và… Xin lỗi bạn đọc, chúng ta hãy quay lại việc đầu tư nhé. Luận điểm ở đây là: Một chân lí đơn giản luôn là một chân lí có tác động mạnh mẽ.

Tôi đã hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư hơn 20 năm nay. Tôi đã là một nhân viên cao cấp, một người huấn luyện ở tầm quốc gia và thường xuyên được mời giảng dạy về các chủ đề đầu tư. Trong suốt 20 năm đó, tôi đã chứng kiến hầu hết các kế hoạch, kỹ thuật và quy trình đầu tư phổ biến. Xin bạn hãy lưu ý, tôi không nói là mọi cách đầu tư mà người ta đều biết đâu nhé. Phố Wall tiếp tục tạo ra các sản phẩm đầu tư để bạn mua. (Bao gồm các sản phẩm đầu tư  và cả những thủ đoạn đầu tư mà tôi đã trình bày tỉ mỉ trong cuốn sách đầu tiên của tôi, cuốn Vạch trần những thủ đoạn đầu cơ ở Phố Wall – Demystifying Wall Street: Shedding a Little Light on the BULL).

Bằng việc đúc rút những kiến thức và kinh nghiệm đầu tư của mình, tôi hy vọng sẽ đưa những lời dạy của vua Solomon vào cuộc sống và giúp bạn áp dụng chúng vào công việc đầu tư của bạn. Không phải là Solomon cần tôi giúp đỡ. Solomon sống ở một thời đại trước thuở sơ khai của công việc đầu tư đương đại rất lâu. Nhưng đó là lĩnh vực mà tôi đã dấn thân vào. Solomon sẽ đưa ra một bức tranh về những gì quan trọng và khôn ngoan, còn tôi sẽ cung cấp những cách thức để áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày.

Với mỗi bài học của Solomon, tôi sẽ cố gắng đưa ra những ví dụ để minh họa cách thức sử dụng các thông điệp sao cho có lợi nhất, hoặc kể lại việc tôi đã chứng kiến bài học đó đã được sử dụng sai như thế nào, do sự xuẩn ngốc. Chúng ta sắp đề cập đến một số điều có thể bạn không trông đợi: việc thiết lập mục tiêu, và thậm chí là một cuộc thảo luận về lòng tham của con người. Chúng ta cũng sẽ nói đến một số điều mà bạn có thể không trông đợi, ví dụ như: sự hào phóng có thể giúp bạn gia tăng tài sản của mình như thế nào. Tôi xin hứa rằng, đây không phải là một bài thuyết giáo.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Như bạn sẽ thấy, mỗi chương sách gồm có hai phần. Ở phần thứ nhất, chúng ta sẽ được nghe một câu chuyện nhỏ về Solomon, và ở phần sau, tôi sẽ đưa ra một ứng dụng trong thế kỷ XXI, và bạn có thể sử dụng nó để làm sâu rộng thêm kiến thức về đầu tư của mình.

Vậy thì, chúng ta hãy cùng đào sâu suy nghĩ nhé. Hãy để cho những lời dạy của vua Solomon thấm nhuần trong tâm trí của bạn. Hãy chia sẻ những bài học này với những người mà bạn yêu quí, với những người đang trông chờ vào sự khôn ngoan của bạn. Bằng mọi cách, hãy thảo luận về những bài học này với những người giúp bạn quản lí tiền bạc.

Đã đến lúc bắt đầu rồi, nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng gặp gỡ vua Solomon và người được ông bảo trợ đã nhé.

ABIDAN

Abidan nung nấu hai điều ước. Thứ nhất, cậu bé muốn mình được ở một nơi nào khác, chứ không phải nơi này. Thứ hai, cậu ước sao hai đầu gối mình đừng run nữa. Đối với Abidan, chuyến đi bộ từ nhà cậu, ở khu Đông Bắc Jerusalem, đến đây dường như quá ngắn ngủi, vì cậu đã đến được đây sớm. Một người hầu cận của Đức Vua đi cùng với cậu đến cung điện, sau đó một người hầu cận khác dẫn cậu vào tòa nhà đồ sộ. Nếu không có những người hầu cận được chỉ định này, chắc là Abidan không có can đảm để đi từ nhà đến… đến nơi đây.

Viên quan hầu cận đi bên cạnh cậu cao, to, có vẻ hãnh diện và tự tin, như thể được sinh ra là để nắm giữ cái địa vị cao sang mà ông ta đang nắm giữ. Ông ta đi đứng với vẻ tự tin xuất phát từ lòng dũng cảm. Là một người trầm lặng, ông ta chỉ nói có hai từ: “Lối này.” Quang cảnh của nội cung khiến Abidan cảm thấy nghẹt thở.

Dưới chân cậu là những phiến đá rất lớn được đẽo gọt bằng tay, tạo nên nền móng cho tòa nhà. Những chiếc kèo, chiếc xà bằng gỗ tuyết tùng dường như lơ lửng trên đầu cậu, và các bức tường được bọc bằng những tấm ván gỗ được chạm trổ bởi những tay thợ lành nghề nhất.

Họ đi qua một căn phòng sâu hun hút có ba hàng cột đá, mỗi hàng có 15 cột, chạm tay vào thấy mát lạnh và nhẵn thín.Có rất nhiều khiên vàng treo trên tường.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Năm trăm,” người hầu cận nói. “Năm trăm?”

“Đó là số khiên vàng treo trên tường. Mọi người đến đây đều đặt câu hỏi. Cậu có định hỏi gì không?”

Abidan định không nói gì cả, nhưng rồi cậu nghĩ tốt nhất là không nên nói dối người đàn ông này. “Đây là chỗ nào ạ?”

“Đây là Cung Rừng Li-băng.”

“Những cây cột khiến nó trông giống như một khu rừng.” “Vì thế nên đặt tên như vậy.”

Khi cậu bé và người hầu bước vào một căn phòng khác, tim Abidan đập trong lồng ngực cứ như ngựa phi nước kiệu.Ở đây, chân tường được ốp đá tốt đến một phần ba chiều cao của tường, và khoảng tường vữa màu trắng giữa chân tường ốp đá và trần nhà bằng gỗ tuyết tùng cao vút bên trên treo đầy các bức tranh vẽ cỏ   cây, muông thú. Đầu kia của căn phòng có một chiếc ngai được đặt trên một bục đá cao.

“Đây là… cháu muốn nói, đây là…?”

“Đúng,” viên quan hầu nói, “đây là Điện Chầu.”

Họ đi qua những căn phòng rộng lớn khác, và sau đó bước ra một cái sân bao quanh bởi những khóm cây đang nở hoa, những cái cây cao và những đài phun nước đang phun róc rách. Có một người đàn ông, ít tuổi hơn cha của Abidan nhưng chưa già lắm, đang đứng ngửng mặt nhìn trời. Ông mặc một chiếc áo choàng dài, và mái tóc đen của ông đã bắt đầu điểm bạc.

“Thưa Đức Vua,” viên quan hầu nói, “Abidan, con trai của Zerah, đã đến rồi ạ.”

“Cảm ơn,” nhà vua nói. “Ngươi có thể đi được rồi.”

Khi viên quan hầu đã đi được một lúc, hai đầu gối của Abidan lại bắt đầu run lên. Cậu bé định nói, nhưng chẳng nói nên lời. Chân cậu như đã mọc rễ xuống đất, khiến cậu đứng im không thể nhúc nhích.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Đến đây nào, cậu bé.”

Tim đập loạn xạ, Abidan cố nhúc nhích đôi chân. Nhưng với mỗi bước chân của cậu, đôi dép dường như nặng thêm.Đến lúc đã đi qua khoảng sân và đứng bên cạnh Đức Vua, cậu vẫn cảm thấy như vậy. “Con…” Cậu nói như nghẹt thở. “Con đã đến theo lệnh của Người, thưa Đức Vua.”

Solomon quay mặt lại phía cậu bé. “Ta thấy rồi. Con có sợ không?”

“Có ạ, thưa Đức Vua.”

“Con bao nhiêu tuổi rồi?” giọng nói của Solomon nhẹ nhàng và nghiêm nghị.

“Con mười ba tuổi rồi ạ.” “Đã là đàn ông rồi đấy nhỉ?” “Vâng… vâng.”

Solomon gật đầu. “Con có biết tại sao ta cho gọi con đến đây không?”

“Không ạ, thưa Đức Vua. Quan hầu cận truyền rằng Đức Vua muốn gặp con. Con chỉ biết vậy thôi ạ.”

“Ta biết. Cha con có khỏe không, Zerah ấy?”

“Cha con khỏe ạ. Nhưng đêm lạnh làm ông bị đau khớp ạ.”Abidan không hiểu tại sao mình lại nói thêm câu thứ hai đó.

“Cuộc sống là thế đấy. Đã nhiều năm nay ta chưa gặp cha con rồi.”

Abidan không tin nổi tai mình nữa. “Đức Vua biết cha con ạ?” “Ừ. Ông ấy đã cho ta rất nhiều lời khuyên hay, giúp đỡ ta khi ta

còn là một vị vua trẻ tuổi. Con có biết về những lời khuyên đó không?”

“Không, thưa Đức Vua. Con không biết.”

“Lâu lắm rồi, từ khi con chưa ra đời cơ, ta đã hứa với cha con là ban cho ông ấy bất cứ ân huệ nào mà ông ấy cầu xin.Trong số rất nhiều thứ mà ông ấy có thể cầu xin ta, ông ấy chỉ cầu xin ta dạy dỗ con.”

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Con ư?”

“Ông ấy biết một ngày nào đó mình sẽ có một đứa con trai, và ông ấy muốn điều tốt nhất cho nó. Ta sẽ là thầy dạy của con trong một số lĩnh vực.”

“Con không xứng đáng để làm Người mất thời gian đâu, thưa Đức Vua.” Abidan cúi thấp đầu.

“Để rồi xem.” “Con sẽ học gì ạ?”

“Con có nhìn thấy cung điện của ta không?”

Abidan gật đầu. “Có ạ. Đó là cung điện đẹp nhất mà con được thấy… Còn đẹp hơn cả Đền Thánh ạ, đương nhiên là… cũng do Người xây nên.”

“Mất bảy năm thì xây xong Đền Thánh, còn cung điện này phải mất 13 năm mới xây xong đấy. Ta đã học hỏi được rất nhiều trong những năm qua, và Chúa đã ban cho ta sự khôn ngoan. Ta sẽ chia sẻ sự khôn ngoan của ta cho con.”

“Thưa Đức Vua, người ta nói rằng Người biết hơn 3.000 câu cách ngôn và châm ngôn.”

“Đúng vậy, và ta sẽ chia sẻ một số với con, nhưng con phải hứa là sẽ lắng nghe và chú tâm đến những lời dạy của ta.Con có hứa như vậy không?”

“Có ạ, thưa Đức Vua.”

“Thế thì, bắt đầu học nào…”

“Abidan.”

CHÂM NGÔN

“Dạ, thưa Đức Vua.”

“Hãy nói cho ta biết ý nghĩa của câu cách ngôn này: ‘Hãy làm công trình phụ trợ và trồng cấy xong đã; rồi hẵng xây dựng ngôi nhà của ngươi.’” [Sách Cách ngôn: 24:27].1

Abidan sợ hãi khi thấy mọi việc lại khởi đầu theo cách này.

Đứng cạnh nhà vua trong sân riêng của Người đã đủ tồi tệ lắm rồi, thế mà lại còn bị cật vấn bởi con người hùng mạnh và giàu có nhất thế gian này nên tinh thần của cậu bé gần như bị suy sụp. “Con không biết ạ. Con không thông minh lắm trong chuyện này. Con xin lỗi vì đã khiến Đức Vua thất vọng.”

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Không phải cứ trả lời được là không hổ thẹn, con trai ạ; không phải chưa tìm ra được câu trả lời là đáng hổ thẹn. Hãy lắng nghe khi ta nhắc lại câu cách ngôn này nhé.”

Solomon nhắc lại câu cách ngôn đó và chờ đợi.

Một giọt mồ hôi chảy dọc sống lưng Abidan. “Hãy làm công trình phụ trợ và trồng cấy xong đã; rồi hẵng xây dựng ngôi nhà của ngươi.”

“Tốt. Hãy nhắc lại nào.”

Abidan nhắc lại câu cách ngôn thêm ba lần nữa.

“Bây giờ con đã nhớ được lời rồi nhưng còn chưa hiểu được ý nghĩa. Hãy nói cho ta biết câu cách ngôn đó dạy con điều gì nào.”

Abidan thoáng nghĩ đến việc nói dối, nhưng nếu giả dối với nhà vua sẽ làm cho cha cậu phải hổ thẹn và chắc chắn sẽ làm cho nhà vua tức giận. “Nó dạy rằng việc xây dựng một ngôi nhà là không quan trọng. Làm việc chăm chỉ mới là quan trọng nhất ạ.”

Solomon chau mày. “Ngôi điện lớn này, con vừa mới thấy đấy, con nghĩ là nó không quan trọng sao?”

“Tất nhiên không phải thế ạ, thưa Đức Vua. Nó là ngôi điện tráng lệ, ngôi điện đẹp nhất mà Người đã xây dựng nên.”

“Đúng thế.”

“Con đã trả lời sai rồi ạ.”

Lần này, vua Solomon mỉm cười. “Câu này cũng đúng. Hãy thử lại xem sao nào.”

Abidan ngẫm nghĩ để tìm lời diễn đạt. Một lát sau, cậu nói. “Câu cách ngôn dạy rằng, nếu một người chưa đáp ứng được nhu cầu trước mắt của mình thì người đó không thể đáp ứng nổi những nhu cầu tương lai của mình.”

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Chính xác!” Solomon vỗ vai Abidan, mạnh đến nỗi làm nhói đau cơ thể cậu bé. “Nhưng còn một ý nữa. Tại sao lại trồng cấy trước, xây nhà sau?”

Abidan nhẩm luyện để trả lời. “Nếu một người không trồng cấy thì gia đình người đó không có thức ăn. Một ngôi nhà đẹp sẽ chẳng ích gì cho người đó.”

“Zerah sẽ rất tự hào về con. Con có thể nói cho cha con biết rằng con đã làm cho ta hài lòng.”

“Cảm ơn Đức Vua.”

Vẫn còn nhiều điều nữa cần phải học. Con và cha con làm ruộng ư?”

Abidan lắc đầu. “Không ạ, thưa Đức Vua, cha con làm nghề mộc

và dạy con nghề đó ạ.” Abidan tin chắc là nhà vua đã biết điều này. “Thế thì, câu cách ngôn đó không có ích gì với con sao?”

Solomon bước lại gần đài phun nước, ngồi lên chiếc ghế dài bằng đá được chạm khắc rất đẹp, và ra hiệu cho Abidan cũng làm như ông.

Abidan nghi ngại câu trả lời sẽ là “không”. “Câu cách ngôn có thể có nhiều nghĩa ạ.”

“Tốt lắm, Abidan ạ. Câu cách ngôn đó có ý nghĩa gì đối với con nào?”

Mỗi câu hỏi đều làm cho tâm trí của Abidan sâu sắc hơn nhưng cũng làm cho cậu phải suy nghĩ căng hơn. “Con… con đang khiến Người thất vọng, thưa Đức Vua.”

Solomon nhẹ nhàng nói, “Không, Abidan, con không làm cho ta thất vọng đâu. Con đến đây để học hỏi. Sự khôn ngoan chỉ đến với những người tìm kiếm nó chứ không đến với những người chờ đợi nó. Con có hiểu không?”

“Con hiểu.”

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Thế thì hãy nói cho ta biết, câu cách ngôn đó có ý nghĩa như thế nào đối với con.”

Abidan hít vào một hơi thật sâu, sau đó thở ra từ từ. “Đối với một người nông dân thì trước hết phải trồng cấy đã, để cho gia đình có đủ thức ăn, và trồng cấy trước khi xây dựng ngôi nhà, thì… thì… Con phải làm trước… việc làm hôm nay sẽ mang lại điều tốt lành cho ngày mai.”

Tiếng cười của Solomon thông thái vang vọng khắp sân, khiến những con bồ câu phải giật mình bay lên. “Đúng rồi, Abidan, sự khôn ngoan đã tìm thấy con và con cũng đã tìm được sự khôn ngoan rồi đấy.”

Nhà vua nghiêng người về phía trước và nhúng tay mình vào đài phun nước. “Hãy cho ta biết, nước này đến được tay ta bằng cách nào?”

“Người đã nhúng tay mình vào nước ạ.” “Thế tại sao nước lại đến đây được?”

Abidan chau mày. “Con cho rằng có ai đó đã đổ nước vào đài phun nước.”

“Và…”

“Và người ta đã mang nước đổ vào đài phun nước vì đã xây đài phun nước, đài phun nước được xây vì đã xây cái sân, và cái sân được xây vì cung điện…”

“Ta cho rằng con đã tìm ra điểm mấu chốt rồi đấy, Abidan ạ.

Người khôn ngoan sẽ làm việc thứ nhất trước, làm việc thứ hai sau, cứ như thế.”

“Nhưng làm thế nào để biết được việc nào cần làm trước tiên ạ?” “Hôm nay con đi bộ đến đây có phải không?”

“Vâng, thưa Đức Vua.”

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Con đường con đi trước tiên là con đường nào?” “Con đường trước cửa nhà con ạ.”

“Với một người đàn ông thì công việc của anh ta, tiền bạc của anh ta đều quan trọng như nhau. Con khởi đầu ở nơi con đang đứng, nhưng con cũng phải có một cái đích để mà đến.Một người đang làm việc hôm nay, nhưng tâm trí của người đó phải nghĩ về ngày mai.”

Solomon nhắm mắt lại và ngoảnh mặt về phía mặt trời buổi sáng. “Điều đó có vẻ đơn giản đối với con phải không, Abidan?”

“Con không biết tại sao, thưa Đức Vua, nhưng rất đơn giản ạ.” “Thật ra, sự khôn ngoan rất đơn giản, nhưng có được nó lại rất

khó khăn.” Nhà vua cúi xuống nhìn thẳng vào mắt Abidan. “Người khôn ngoan lập kế hoạch và tiếp tục lập kế hoạch.”

“Con hiểu.”

Có tiếng hắng giọng tế nhị ở phía sau họ. Solomon và Abidan cùng quay lại. Viên quan hầu cận đã dẫn Abidan vào sân đang đứng cách họ một khoảng ngắn nhưng im lặng không nói gì. Solomon gật đầu. “Ta phải đi đây. Ta sẽ gặp lại con vào ngày mai. Cho ta gửi lời hỏi thăm sức khỏe cha mẹ con nhé.”

“Ngày mai ạ?”

Solomon đứng dậy. “Một người không thể trở nên khôn ngoan chỉ trong một ngày, Abidan ạ.”

“TRƯỚC HẾT HÃY SUY NGHĨ ĐÔ

TÓM TẮT:

Bước đầu tiên để đi đến thành công khởi đầu cùng với câu nói “Tôi đã có một kế hoạch.”

Ở nơi không có tầm nhìn, con người sẽ không biết tự kiềm chế.

– VUA SOLOMON

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

(Cách ngôn 29:18; Bản tiếng Anh)

ếu bạn định xây dựng một ngôi nhà, có thể bạn sẽ không bắt đầu bằng việc mua vật liệu xây dựng trước khi lập ra những kế hoạch. Tương tự như vậy, nếu bạn lái xe từ New York đến Denver, chắc rằng bạn sẽ thấy có một tấm bản đồ là hữu ích.

Thế thì, tại sao có rất nhiều nhà đầu tư khai thác các chương trình đầu tư mà có vẻ rất tốt đẹp trước khi họ có một kế hoạch chi tiết?

Là một cố vấn đầu tư chuyên nghiệp, tôi đã chứng kiến rất nhiều nhà đầu tư tham gia các chương trình đầu tư không hề có ý nghĩa gì đối với danh mục đầu tư của họ. Tôi sẽ đưa ra một ví dụ: một nhà đầu tư đã nghỉ hưu cần những chương trình đầu tư có sản sinh thu nhập để bổ sung cho thu nhập an sinh xã hội hay lương hưu của mình. Có một người bạn mách cho bà ta về một chương trình đầu tư có mức tăng trưởng 2 con số trong vòng 10 năm qua, nhưng chưa thể tạo thu nhập; tuy vậy, tương lai của công ty này rất sáng sủa.

Lập kế hoạch là kéo tương lai lại gần hiện tại, để bạn có thể làm một việc gì đó ngay từ bây giờ.

– ALAN LAKEIN,

tác giả cuốn sách Làm thế nào để kiểm soát được thời gian và cuộc sống của bạn Không cần phải biết thêm thông tin gì về người phụ nữ đó, bạn cũng hiểu rằng, sự đầu tư này có thể tốt đối với một người nào khác nhưng không phù hợp với nhu cầu của bà ta. Tại sao vậy? Bởi vì, rõ ràng là nhà đầu tư này cần có thu nhập ngay để bổ sung cho thu nhập mà bà ta đang nhận được từ các nguồn khác.

Có nhiều nguy hiểm tàng chứa trong việc đầu tư của một người đang tìm kiếm các chương trình đầu tư trong khi người đó chưa có một kế hoạch đầu tư rõ ràng và chính xác nào. Tôi xin cam đoan với bạn rằng, các nguồn thông tin bạn có thể tiếp cận, ví dụ như tạp chí

Money, kênh truyền hình CNBC1, bạn bè, đồng sự, các quảng cáo trên truyền hình và trên mặt báo luôn đưa ra đủ loại khả năng đầu tư.

Chúng đều có vẻ rất tốt, nhưng chúng có phù hợp với bạn không? Có phù hợp với kế hoạch của bạn không? Có đáp ứng được nhu cầu của bạn hay không?

Bài học đầu tiên về sự khôn ngoan học được từ vua Solomon nhất quán với những gì tôi đã chứng kiến trong suốt quãng đời làm nghề đầu tư của tôi: Bạn phải – tôi muốn nhấn mạnh là nhất thiết phải – có một kế hoạch trước khi bắt tay vào hành động.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

KẾ HOẠCH ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH

Đa số các nhà đầu tư đều có nhiều mục tiêu, vì họ cần lập kế hoạch cho một số giai đoạn và một số sự kiện trong cuộc đời họ. Có thể bạn đang chuẩn bị cho việc học đại học của con mình, đồng thời cũng đang lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu của chính bạn. Một người khác có thể đang tiết kiệm tiền để mua một ngôi nhà mơ ước, trong khi cũng đang đầu tư nhằm tích lũy tiền để thành lập một doanh nghiệp mới, hoặc viết một cuốn sách. (Như tôi thì đang thực hiện việc viết sách.)

Hiểu rõ từ “cái gì” trong kế hoạch của chúng ta là bước đầu tiên rất quan trọng. Bạn đầu tư để làm gì? Bạn đang cố gắng hoàn thành cái gì? Trong tâm trí bạn đang có mục tiêu gì? Thế nhưng “cái gì” chỉ mới là sự khởi đầu.

Giả sử, bạn đã nhận thức được rằng có những “cái gì” khác nhau trong cuộc sống của bạn. Nhưng cái gì cần được ưu tiên? Không đơn giản là lúc nào việc học đại học của con bạn cũng xảy ra trước khi bạn về hưu để bạn có thể bắt đầu từ đó. Không dễ dàng như vậy đâu. Bạn có thể bắt đầu tiết kiệm tiền và đầu tư cho cả hai mục đích cùng một lúc. Nhưng, với đa số chúng ta, luôn có một giới hạn về khoản tiền mà chúng ta có thể tiết kiệm được.

Điều đó có nghĩa là, cần phải ưu tiên một cái gì đó. Đây là ý kiến của cá nhân tôi: Tôi là người rất thích có một cuộc sống không nợ nần. Kiến thức chung cho chúng ta biết có ba loại sức ép lớn nhất trong cuộc sống, đó là sức ép về tài chính, sức ép về hôn nhân và sức ép về sức khỏe. Sức ép về tài chính nhiều khi dẫn đến sức ép về hôn nhân và rất có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Như vậy, nếu bạn cần xác lập sự ưu tiên, tôi sẽ khuyến nghị bạn như sau, coi như là một nguyên tắc chung. Hãy trả hết những khoản nợ không an toàn, bao gồm thẻ mua chịu, nợ tín dụng, vân vân… Đa số các khoản tín dụng kiểu này đều tính lãi suất RẤT CAO, thường đến 25% (Tôi đã thấy một số trường hợp còn cao hơn). Hãy trả hết các khoản đó, và quan trọng nhất là đừng sử dụng lại chúng nữa. Hãy trả nợ đúng kỳ hạn. Làm như vậy, bạn sẽ có một “lợi suất” được đảm bảo tương đương với số tiền lãi mà bạn đang phải trả. Gần như là bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một chương trình đầu tư nào có chất lượng hảo hạng và mang lại lợi suất tốt như thế.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

CÁCH TỐT NHẤT LÀ TRẢ DẦN

Tiếp đó, hãy trả dần, hoặc trả hết, các khoản thế chấp của bạn.

Không có cảm giác nào giống như cảm giác sống trong một ngôi nhà đã phải cầm cố. Tôi còn nhớ cái cảm giác lần đầu tiên khi bước chân vào nhà mình sau khi đã viết séc để thanh toán khoản thế chấp cuối cùng. Ôi! Nó giống như bước vào ngôi nhà mới lần đầu tiên vậy. Tôi ngồi vào chiếc ghế đọc sách (tất nhiên chiếc ghế này không phải dành cho bất cứ ai trong nhà, trừ tôi và con mèo của tôi, mặc dù mấy con chó đã phá lệ những khi tôi vắng nhà) và hoan hỉ với ý nghĩ rằng ngôi nhà này đúng là nhà của tôi. Không ai có thể lấy đi của tôi. Một cảm giác thật tuyệt vời.

Tôi biết cảm giác này có thể không có gì là ghê gớm lắm, nhưng tôi không biết nhấn mạnh nó quan trọng và mang tính giải phóng như thế nào. Một số nhà cố vấn tài chính khác thường khuyên không nên trả hết các khoản thế chấp. Xét cho cùng, khoản thế chấp của bạn tạo ra một khoản khấu trừ thuế rất lớn, và bạn đang sử dụng tiền bạc của người khác. Nhưng còn có nhiều cái quan trọng hơn thế. Với việc trả hết các khoản thế chấp, bạn không chỉ thấy mình được tự do về tài chính mà còn hài lòng khi biết rằng chính bạn, chứ không phải ngân hàng, đang sở hữu ngôi nhà của bạn.

Tôi hiểu cái hợp lý của việc thế chấp, nhưng tôi không thể kể hết cho bạn biết bao lần, với tư cách là một cố vấn đầu tư, tôi đã giúp đỡ một cặp vợ chồng trả hết các khoản thế chấp của họ. Và sau này, tôi đã nhận được thư, hay điện thoại gì đó, của người vợ cảm ơn tôi vì đã khuyến khích họ làm như thế. Nói chung là, phụ nữ thường quan tâm đến sự an toàn về tài chính hơn là sự mở rộng một danh mục đầu tư. Tôi biết đó là nói khái quát, nhưng kinh nghiệm bản thân cho thấy điều đó là đúng. Xin hãy tin tôi, cuộc sống không nợ nần sẽ giải phóng trí óc và tâm hồn của bạn.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

HÃY TIẾT KIỆM

Cuối cùng là, hãy tiết kiệm tối đa để chuẩn bị về hưu. Hãy mở rộng tối đa kế hoạch nghỉ hưu được công ty bảo trợ của bạn. Nếu công ty bạn đầu tư tiền cho kế hoạch này, hãy coi nó như một món quà – chứ đừng coi đó là sự thay thế cho phần đóng góp cá nhân của bạn. Tôi sẽ nhắc lại một lần nữa vì điều này rất quan trọng: Hãy mở rộng tối đa kế hoạch nghỉ hưu của bạn. Tham gia tiết kiệm hưu trí trước thuế là một trong những cách hiệu quả nhất để có thể tiết kiệm và đầu tư.

Tôi phải nhấn mạnh như vậy để nói với bạn rằng, thật thiếu khôn ngoan khi khởi sự một chương trình đầu tư bổ sung cho đến khi bạn đạt được số tiền tiết kiệm hưu trí tối đa mà pháp luật cho phép. Việc gửi tiết kiệm trên cơ sở trước thuế (tiền khấu trừ từ các khoản chi trả trước thuế của bạn) và việc cho phép tăng số tiền gửi tiết kiệm trên cơ sở hoãn thuế thực sự rất hiệu quả.

Bạn có thể nhận thấy rằng tôi vẫn chưa nói đến việc bạn tiết kiệm cho con học đại học. Tôi biết việc giúp các cháu Judy và Johnny học hết đại học là một phần quan trọng của chiến lược tổng thể trong cuộc sống của bạn, nhưng tôi muốn bạn cân nhắc hai điểm sau đây. Thứ nhất, nếu bạn tập trung Hãy biến sự lo lắng trước của chúng ta thành sự suy nghĩ và lập kế hoạch trước.

– WINSTON CHURCHILL,

tác gia, người đã hai lần làm Thủ tướng nước Anh

khoản tiết kiệm và những nỗ lực đầu tư của bạn vào việc học đại học của con bạn chứ không hướng vào tiết kiệm hưu trí thì, đến một lúc nào đó, Judy và Johnny có thể sẽ phải hỗ trợ bạn. Như thế sẽ không tốt.

Thứ hai, và thực tế hơn, các chính phủ bang và liên bang đều hỗ trợ con bạn tiếp cận các khoản tài trợ, học bổng và các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp để chúng có thể học hết đại học. Tôi chỉ muốn nói rằng, hiện không có một lời biện hộ nào cho việc một người Mỹ  không thể đi học đại học. Nếu bạn đang chăm lo đến những nhu cầu tài chính khác một cách có trách nhiệm, và có khoản thu nhập khả dụng (sau thuế) thì đương nhiên bạn đã có khoản tiết kiệm cho việc học đại học của con bạn.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Như Thánh Paul đã nói, “Nếu người nào không chu cấp cho người thân của mình, và đặc biệt là cho gia đình trực tiếp của mình, thì người đó đã chối bỏ đức tin, và còn tồi tệ hơn một kẻ không có đức tin.” (1 Timothy 5:8)2.

Những lời này có vẻ như hơi nghiệt ngã. Bạn cũng có thể cho rằng những suy nghĩ của tôi về tiết kiệm để học đại học không ăn nhập gì với Kinh Thánh. Tôi sẽ không đồng tình và nói thêm rằng, đôi khi việc đặt trách nhiệm tài chính lên một đứa trẻ trưởng thành cũng là chu cấp cho gia đình. Tôi rất yêu quý những người chu cấp cho việc học đại học của con em họ, nhưng tôi cũng biết rằng không phải ai cũng có thể làm như thế.

Chúng ta hãy chuyển sang đề tài khác nhé…

KỲ HẠN TÀI CHÍNH

Sau khi tạo ra một danh sách chắc chắn và thực tế gồm những thứ mà bạn đang tiết kiệm và đầu tư cho chúng, bạn nên thiết lập một khung thời gian cho từng mục tiêu. Ví dụ, nếu hiện nay bạn 35 tuổi và muốn nghỉ hưu ở tuổi 60, thì khung thời gian của bạn sẽ là 25 năm.

Hai mươi lăm năm là một khoảng thời gian dài. Rốt cục, nó bằng một phần tư thế kỷ, có đúng không? Đừng để bị lừa. Có vẻ như bạn có nhiều thời gian và bạn có thể lần lữa một chút. Vấn đề cần cân nhắc đó là cần phải tích lũy một khoản tiền rất lớn để hoàn thành một nhiệm vụ.

Tạm giả sử là bạn cần 65.000 đôla mỗi năm lấy từ số tiền tiết kiệm hưu trí của bạn để thay thế cho thu nhập hiện tại của mình. Cũng giả định rằng, thu nhập hiện nay của bạn là 80.000 đôla một năm và bạn trông đợi sẽ nhận được 15.000 đôla từ chương trình an sinh xã hội hoặc một hưu trí khác. Bạn sẽ cần tích lũy 928.571 đôla tiền gốc và cần tạo ra tỷ suất lợi tức là 7% để nhận được 65.000 đôla mà bạn cần. Như vậy, nếu nghĩ theo cách này thì 25 năm không phải là một thời gian dài.

Hãy đưa ra bài toán theo kiểu này cho mỗi mục tiêu của bạn. Hãy chắc chắn rằng mỗi mục tiêu đều thực tế và có thể đạt được. Nếu thấy một mục tiêu nào đó hoàn toàn không thực tế thì bạn hãy suy xét lại về chiến lược của bạn. Vấn đề ở đây là phải có một tầm nhìn. Hãy dựng nên một lộ trình tài chính nếu bạn có thể làm được. Phải thật cụ thể.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Chúng ta đã nói đến vấn đề này hơi nhiều, trong khi chưa nói về các đặc điểm của việc đầu tư. Chúng ta sẽ nói về vấn đề này sau nhé. Tôi muốn bạn nhận thức được rằng, những lời dạy của vua Solomon có sức mạnh biết bao, và chúng có mối quan hệ với thời đại ngày nay rõ ràng đến nhường nào. Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, và đã chứng kiến cả sự thành công lẫn thất bại của rất nhiều nhà đầu tư, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng nếu không có một kế hoạch rõ ràng và khúc chiết, bạn sẽ thất bại. Nhưng nếu có một kế hoạch tốt, bạn sẽ thành công.

Kế hoạch đầu tư của bạn rất quan trọng nên tôi cố tình đặt nó lên trước trong cuốn sách này. Tôi nghĩ rằng vua Solomon chắc sẽ nhất trí với tôi.

Đừng đặt ra những kế hoạch nhỏ, chúng không đủ sức kích thích con người và có lẽ vì thế chúng khó có thể được con người thực hiện. Hãy đề ra những kế hoạch lớn, có mục đích cao cả để người ta hy vọng và làm việc, và nhớ rằng một kế hoạch cao cả và có lí từng được ghi chép lại sẽ không bao giờ chết.

– [Được cho là của] DANIEL BURNHAM, kiến trúc sư kiêm nhà quy hoạch đô thị

Những bạn đọc trẻ tuổi có thể nghĩ, “Mình chỉ sống đủ ăn qua ngày, nên không thể tiết kiệm từ bây giờ, nhưng mình sẽ tiết kiệm khi bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn.” Hãy tin tôi, người đã có mặt trong mọi khúc đoạn của cái bảng lương. Thời gian để bắt đầu tiết kiệm là bây giờ… hoặc sớm hơn nữa.

Tôi có thể hứa với bạn rằng khi bạn bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn, bạn sẽ có một ngôi nhà lớn hơn, một chiếc xe hơi đắt tiền hơn, hoặc một lối sống xa hoa hơn. Đó là một cái vòng luẩn quẩn. Chúng ta sẽ nói

thêm về điều này sau, nhưng bạn cần hiểu rằng: cần phải tiết kiệm ngay từ bây giờ.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Khi mới đi làm, tôi vừa mới lập gia đình và có thu nhập chỉ đủ để sống qua ngày. Một ngày nọ, cô vợ đáng yêu của tôi nói rằng cô ấy cần tiền để đến cửa hàng tạp hóa mua những thứ thiết yếu như sữa, trứng, vân vân. Tôi nói với cô ấy rằng phải đợi đến thứ Sáu tôi mới được lĩnh lương. Nhưng không được. Cô ấy nói với tôi, cái giọng chắc nịch, “Tại sao anh lại gửi tiết kiệm hưu trí nhiều và sớm như vậy trong khi chúng ta đang rất cần tiền nhỉ?”

Rất dễ dàng, nếu từ bỏ kế hoạch tiết kiệm của tôi thì chúng tôi sẽ có số tiền mang về nhà nhiều hơn. Song chúng tôi đã sống qua được thời gian đó. Tôi có thể cam đoan với bạn là nhiều năm sau, vợ tôi rất vui khi thấy tôi đã hăng hái gửi tiết kiệm từ sớm như vậy. Đến những lúc khó khăn sau đó (khi tôi quyết định chọn nghề viết sách), chúng tôi đã có nhiều tiền tiết kiệm để vượt qua những khó khăn.

Tóm lại là, hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ, dù chỉ là một chút thôi. Có một điều thuận lợi là bạn còn có thời gian, do đó, hãy tận dụng lợi thế đó. Albert Einstein đã từng nói rằng lãi gộp là “kỳ quan thứ tám của thế giới.”

Những bạn đọc lớn tuổi thì có thể cảm thấy nản lòng vì quá nhiều thời gian đã trôi qua và họ đang “ở trong tình thế bất lợi.” Vâng, điều đó đúng một phần; thế nhưng, vẫn không có lý do gì để không bắt đầu. Có những quy định cấp liên bang về tiết kiệm hưu trí cho phép bạn tiết kiệm được nhiều hơn. Chúng được coi là quy định điều khoản “bù đắp”.

Làm giàu là một đồng xu có hai mặt: Tiết kiệm và đầu tư. Lúc đầu, chúng ta nói về tiết kiệm bởi vì nó là mặt thực sự quan trọng hơn. Hãy nghĩ về nó theo cách này: Nếu bạn không tiết kiệm, bạn sẽ không có gì để mà đầu tư.

Tiết kiệm và lập kế hoạch sẽ giúp bạn tiến lên hàng đầu và tạo cho bạn những cơ hội thành công cao hơn. Chúng ta đã nghe nói về những người đã từng gắn bó với một công việc suốt hơn 30 năm – họ chưa bao giờ kiếm được một mức lương cao – chỉ đến lúc về hưu mới thấy họ có một khoản tiết kiệm lên đến hàng chục triệu đô la. Họ là những người tiết kiệm giỏi và chắc chắn.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Gửi tiết kiệm phần nào cũng giống như ăn kiêng. Chúng ta hãy cùng nói về chuyện này.

Chẳng ai thích ăn kiêng cả. Một số người, như tôi chẳng hạn, luôn phải ăn kiêng chỉ để duy trì cân nặng ổn định. Trong mã di truyền, tôi có cái mà những người ăn kiêng thích gọi là “gien béo”. (Nếu chúng ta đang ở trong nhà thờ, chắc chắn tôi sẽ phải sám hối về chuyện này.) Hãy thử nghĩ về nó. Bạn phải từ bỏ những thứ mà bạn thích thật sự.

Đôi khi, vào ban đêm chẳng hạn, thật là khó chịu. Chúng ta đã đánh đổi sự hài lòng trước mắt bằng một mục tiêu tương lai.

Tuy nhiên, nếu chúng ta nói ra sự thật và ngừng than vãn về chuyện đó, việc nắm quyền kiểm soát sẽ giúp chúng ta cảm thấy tự tin hơn. Khi chúng ta thấy số cân nặng giảm đi, chúng ta tự ăn mừng chiến thắng. Và khi chúng ta đã đạt được số cân nặng theo đúng mục tiêu đã đặt ra, nhìn thoáng qua thân hình của mình trong gương, chúng ta nói, “Ăn kiêng cũng đáng!”

VUI MỘT TÍ

Tiền bạc giải phóng bạn khỏi những gì mà bạn không thích. Bởi vì tôi không thích làm hầu như mọi việc nên tiền bạc rất có ích.

– GROUCHO MARX, hoạt náo viên

Chẳng phải ăn kiêng cũng giống như gửi tiết kiệm sao? Tôi muốn bạn bắt đầu nghĩ về nó theo cách đó. Hãy tự tin, nắm quyền kiểm soát, ăn mừng những thành công nhỏ, và làm việc để hướng tới một mục tiêu. Tôi có thể đảm bảo với bạn, cuối cùng bạn cũng sẽ nói, “Việc gửi tiết kiệm thật đáng làm.”

Những việc cần làm một cách khôn ngoan

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Hãy liệt kê ra những mục tiêu cụ thể (những “cái gì”). Dành thời gian để viết chúng ra, để bạn có thể thường xuyên xem lại chúng.

Hãy hình dung cuộc sống của bạn như thể những mục tiêu đó đã được hoàn thành.

Khi bạn đã cảm thấy thoải mái với những mục tiêu đó, hãy lập một thời gian biểu cho từng mục tiêu. Điều chỉnh lại thời gian biểu này khi cần thiết. Hãy nhớ rằng, cuộc sống luôn biến động.

Hãy tự hỏi mình

Trong cuộc sống, điều mình thực sự muốn có là gì? Hãy dành thời gian để suy nghĩ thật nghiêm túc về câu hỏi này.

Những ưu tiên trong cuộc sống của mình là gì? Ưu tiên nào là quan trọng nhất đối với mình?

Tình hình tài chính hiện nay của mình có phù hợp với những ưu tiên này không, phù hợp đến mức độ nào? Hãy trung thực với chính mình, ngay cả khi sự thật làm cho bạn đau lòng.

Những gì cần phải thay đổi? Hãy nói cụ thể về chúng.

Mình cần đi những bước đầu tiên nào trên cuộc hành trình mới này?

Hãy chọn ra một món nợ để trả hết. Khi đã trả xong món nợ này, hãy lấy số tiền bằng số tiền bạn đã trả đó thêm vào chi trả cho một khoản khác. Khi trả xong khoản này, thực hiện các khoản thanh toán kết hợp và thêm nó vào để thanh toán cho một khoản nợ khác nữa mà bạn đang phải trả.

Hãy tìm cách để tiết kiệm. Những khoản tiền nhỏ sẽ tăng lên nhanh chóng.

Rà soát lại các mục tiêu, ít nhất mỗi tuần một lần.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

LỜI KHUYÊN CỦA NGƯỜI XƯA

TIMOTHY 05:08 – Nếu người nào không chu cấp cho người thân của mình, đặc biệt là cho gia đình trực tiếp của mình, thì người đó đã chối bỏ đức tin và còn tồi tệ hơn một kẻ không có đức tin.

CÁCH NGÔN 29:18 – Ở nơi Chúa không dõi theo thì con người sẽ không biết tự kiềm chế; nhưng may người may mắn là người tuân theo pháp luật.

BỨC TƯỜNG

Khi Abidan đến cung điện, viên quan hầu cận hôm trước lại ra đón cậu. Cậu lại được dẫn qua những căn phòng lớn ốp panô. Với mỗi bước đi, tim cậu lại đập nhanh hơn một chút. Trong lần gặp trước, nhà vua đã rất nhân từ đối với cậu, do đó cậu cảm thấy ít sợ hơn, nhưng vẫn chưa thấy tự tin hơn.

Khi họ đến Điện Chầu, viên quan hầu cận dừng lại. Abidan cũng làm theo. Ngày hôm trước, căn phòng còn trống, nhưng bây giờ, nhà vua đang ngồi trên ngai vàng và vuốt vuốt bộ râu của ông. Một lúc sau, nhà vua cất tiếng nói, nhưng nói nhỏ đến nỗi Abidan không thể nghe thấy gì. Có hai người đàn ông đang đứng cúi đầu trước nhà vua.

“Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy ạ?” Abidan hỏi.

“Nhà vua thường xử án ở đây. Những người này đang có tranh chấp. Nhà vua sẽ đưa ra lời phán xử cuối cùng. Sự khôn ngoan của Người nổi tiếng khắp mọi nơi.”

“Thế Người có chia sẻ sự khôn ngoan đó cho người khác không ạ?”

“Nếu không thế thì đã không được coi là khôn ngoan rồi. Người sẽ chia sẻ sự khôn ngoan cho cậu. Người chia sẻ sự khôn ngoan ở những nơi cần chia sẻ.”

Hai người đàn ông đi ra, và viên quan hầu cận đưa Abidan vào Điện Chầu. Ánh sáng tràn qua các cửa sổ gần trần nhà cao, lấp loáng trên các bức tường. Solomon đứng lên và ra hiệu cho Abidan đến gần.

“Ta rất vui khi gặp lại con, Abidan ạ. Đêm qua con ngủ ngon chứ?”

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Con đã suy nghĩ về tất cả những điều Đức Vua đã dạy con ngày hôm qua ạ.”

“Liệu nó có đúng với con không?” “Đúng ạ, thưa Đức Vua.”

Solomon có vẻ hài lòng. “Hãy đi với ta.” Ông bước xuống các bậc thềm của ngai vàng để đi xuống sàn nhà lát đá. “Ta muốn cho con xem cái này.”

Abidan tránh sang một bên rồi theo sau nhà vua. Solomon dẫn cậu đi qua cung điện, đến cái sân mà hôm qua cậu đã được gặp nhà vua, rồi ra phía sau tòa nhà. Cách đó một khoảng ngắn, có sáu người thợ đang xây một bức tường bao của khu vườn.

“Con nhìn thấy gì nào?” Solomon hỏi.

“Những người thợ ạ,” Abidan nói, sau đó nghĩ rằng mình cần nói cụ thể hơn. “Thợ xây ạ.”

“Họ đang làm gì?”

“Họ đang làm việc, thưa Đức Vua.”

Solomon thở dài. “Hãy nhìn gần hơn xem nào.”

Abidan nhìn kỹ những người đàn ông đó một lúc. “Họ đang dỡ đá ra khỏi bức tường ạ.”

“Đúng.”

“Con không hiểu, thưa Đức Vua. Bức tường trông còn mới và còn tốt.”

“Đúng là nó còn mới,” Solomon nói. “Mới xây mười ngày trước.” “Vậy tại sao lại phải phá nó đi ạ?”

“Nó được xây tốt và chắc chắn, nhưng không đúng theo kế hoạch. Người thợ cả mà ta thuê để làm công việc này phải đi đến Galilee, còn những người thợ của ông ấy tiếp tục xây bức tường này. Ông ấy đã để lại hướng dẫn cụ thể về cách làm, cần phải có đoạn cong ở chỗ nào. Khi ông ấy từ miền Bắc trở về, bức tường đã được xây xong nhưng không đúng thông số kỹ thuật do ông ấy đề ra.”

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Vì vậy, Người đã bắt ông ấy phải làm lại.” “Không. Ta không ra lệnh như vậy.”

Abidan nhìn Solomon. “Nhưng thưa Đức Vua, ông ấy đã đến đây và đang làm việc đó cùng với những người thợ của mình.”

“Ông ấy đến chỗ ta ngay hôm ông trở lại, xin lỗi ta, và đề nghị ta cho phép dỡ bỏ các phần không đúng của bức tường và xây lại nó đúng như đã thiết kế. Tất nhiên là ta đồng ý.”

“Ông ấy đã đề nghị sửa chữa sai lầm của mình sao?”

“Ông ấy nhận trách nhiệm về công việc của mình. Ông ấy đề nghị làm cho đúng.”

“Ông ấy có đổ lỗi cho những người thợ của mình không ạ?”

Solomon lắc đầu. “Không, Abidan ạ, ông ấy đã không đổ lỗi. Ông ấy nói rằng đó là lỗi của chính mình.”

“Nhưng thưa Đức Vua, ông ấy đã đi vắng cơ mà.” “Chính xác. Chuyện này dạy cho con điều gì nhỉ?” “Hãy thuê người một cách khôn ngoan ạ.”

Solomon cười. “Đúng, như thế là khôn ngoan, nhưng không phải bài học ngày hôm nay của con. Hãy nghĩ lại xem nào.”

“Người đàn ông này tin tưởng những người thợ của mình sẽ làm công việc đó một cách đúng đắn, nhưng họ đã làm không đúng..

.” Abidan ngây người suy nghĩ. “Ông ấy đã không đổ lỗi cho thợ mà đổ lỗi cho chính mình.”

“Tốt. Tiếp tục đi.” “Con không biết ạ.”

“Ta tin rằng con biết. Bây giờ, ông ấy và những người thợ của mình đang làm gì nhỉ?”

“Đang đập ra và xây lại bức tường.” “Tại sao vậy?”

“Bởi vì nó đã được xây không đúng… và người thợ cả đó tin rằng trách nhiệm của ông ấy là phải làm những gì ông ấy hứa”

“Rất tốt, Abidan ạ. Từ ‘trách nhiệm’ chính là điểm mấu chốt.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Người thợ cả này là một trong những người mà ta yêu mến. Ông ấy đã làm một việc hiếm có, không phải vì ta yêu cầu, mà vì ông ấy nhận trách nhiệm về công việc của mình.”

“Vì vậy, nếu con là người khôn ngoan, con sẽ không chối bỏ trách nhiệm của mình về… việc làm của con phải không ạ?”

“Và về các quyết định, các vấn đề tài chính, về gia đình, và tất cả mọi điều.”

“Con biết ạ.”

Solomon nhắm mắt và đọc, “Các kế hoạch của một người mẫn cán sẽ đem lại lợi nhuận, và chắc chắn là sự vội vàng sẽ dẫn đến đói nghèo.”

“Một câu cách ngôn.” “Đúng. Nó có nghĩa là gì?”

“Làm việc chăm chỉ dẫn đến sự giàu có.”

“Không, nói như vậy cũng đúng. Nhưng ta không đề cập đến làm việc chăm chỉ.” Solomon đọc lại câu cách ngôn.

“Đức Vua đã nói ‘chăm chỉ.’”

“Một người khôn ngoan là một người chăm chỉ. Ông ấy không chỉ làm việc siêng năng, mà còn làm việc một cách đúng đắn, ông ấy làm việc có kế hoạch, ông ấy biết thành quả cuối cùng sẽ như thế nào. Người thợ cả của chúng ta biết bức tường cần phải như thế nào. Đó là mục tiêu của ông ấy, nhưng những người thợ mà ông ấy giao nhiệm vụ đã không làm được cái việc hiện thực hóa mục tiêu của ông ấy, do đó, ông ấy đang tự mình xem xét lại nó. Bài học ở đây là gì nào?”

“Đừng quá tin tưởng vào người khác…” Abidan nhìn thấy một vết nhăn hằn nơi miệng nhà vua. “Đặt một mục tiêu và làm việc hướng tới mục tiêu đó.”

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

“Đúng. Thế ai sẽ chịu trách nhiệm về mục tiêu đó?” “Người thợ cả ạ.”

“Thế trong cuộc sống của con thì sao?”

Ý nghĩa bỗng trở nên rõ ràng. “Con sẽ chịu trách nhiệm.Để trở nên khôn ngoan và giàu có, con phải mẫn cán – làm việc chăm chỉ, nhưng phải có một mục đích rõ ràng. Con chịu trách nhiệm về những gì con mơ ước, về những gì con làm.”

“Con đã khôn ngoan thêm rồi đấy, Abidan ạ, nhưng phải cẩn thận. Con phải nhìn nhận vượt lên trên tiền bạc. Bất cứ ai, nếu quá yêu tiền bạc sẽ không bao giờ có đủ tiền bạc; nếu quá yêu sự giàu có thì sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với thu nhập của mình.”

“Con nghĩ rằng con đã hiểu rồi ạ. Người thợ cả làm cái việc bổ sung này không phải vì tiền, mà vì ông ấy chịu trách nhiệm về bức tường trông như thế nào và nó được xây ở chỗ nào.”

“Người thợ cả tin rằng ông ấy đang mất tiền, mà hiện tại thì thế thật. Ta sẽ thưởng cho sự mẫn cán của ông ấy. Bây giờ, Abidan, hãy nói cho ta biết, chỉ bằng một câu thôi, con đã học được điều gì?”

“Chính con phải chịu trách nhiệm về những ước mơ của con, tiền bạc của con, và công việc của con. Để trở nên khôn ngoan, con phải mẫn cán trong mọi công việc.”

“Hai câu mất rồi, Abidan. Nhưng chấp nhận được.”Solomon quay người và bắt đầu đi trở lại cung điện. “Ta phải quay lại để xét xử một vụ tranh chấp giữa hai người phụ nữ đây.”

“ĐỒNG TIỀN, HÃY DỪNG Ở ĐÂY”

TÓM TẮT:

Phải biết nắm giữ dây cương tài chính. Tiền của bạn là trách nhiệm của bạn.

Bạn không thể thoát khỏi trách nhiệm với ngày mai bằng cách trốn tránh nó hôm nay.

– ABRAHAM LINCOLN

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

ó là tiền của bạn. Đó là những hợp đồng đầu tư tài chính của bạn.

Và đó cũng là trách nhiệm của bạn.

Rất có thể đó là câu kết của chương này. Tuy nhiên, tôi có một vài suy nghĩ về chủ đề này.

Tôi không thể đếm hết số lần tôi đã chứng kiến các nhà đầu tư – trong ngành của tôi cũng như toàn bộ các ngành khác – hình như nghĩ rằng “chỉ có tốt trở lên” khi giao phó hoàn toàn trách nhiệm với hợp đồng đầu tư tài chính của họ cho một “người chuyên nghiệp” mà họ biết rất ít về người đó. Đây là một quyền lực to lớn không thể dâng nộp cho ai cả.

Trong một chương sau, chúng ta sẽ suy nghĩ thấu đáo về việc sử dụng các nhà chuyên nghiệp như thế nào cho thích hợp. Xin đừng cho rằng điều này mâu thuẫn. Cách duy nhất để mối quan hệ với các nhà chuyên nghiệp có hiệu quả là cả hai bên đều luôn luôn nhớ rằng, tiền bạc và tương lai đều thuộc về bạn.

Trước đây, chúng ta đã thảo luận về những từ “cái gì” và “khi nào” trong kế hoạch đầu tư của bạn. Hy vọng rằng, bạn đã bắt đầu lập một danh sách bao gồm những “cái gì”, và đã đặt khung thời gian cho mỗi hạng mục. Bây giờ, chúng ta sẽ tập trung vào việc “tại sao” bạn đang tiết kiệm và đầu tư.

Hơn 20 năm qua, tôi đã hỏi hàng nghìn nhà đầu tư về lý do tại sao họ lại đầu tư. Những câu trả lời luôn rất thú vị.

“Để kiếm thêm tiền.” “Để bù đắp lại lạm phát.” “Để trở nên giàu có.”

Tin hay không tin tùy bạn, nhưng đây là những câu trả lời khá tệ hại. Tuy nhiên, khi tôi thu thập tất cả các câu trả lời mà tôi đã nghe ngóng suốt những năm qua và đúc kết vào vào một cái mà tôi tin là khái niệm gốc rễ, tôi đi đến kết luận sau đây: Mọi người tiết kiệm và đầu tư để tạo ra sự tự do về tài chính cho bản thân và gia đình họ.

Đó có phải là một thuật ngữ tuyệt vời không? Tự do về tài chính. Tôi không thể tưởng tượng liệu có người nào không muốn thoát khỏi những lo lắng về các vấn đề tiền bạc hay không. Khi một người nào đó được tự do về tài chính thì người đó sẽ có được một “cuộc sống thoải mái”. Ý tôi muốn nói là, người đó có thể sống một cuộc sống có rất ít mối bận tâm và áp lực.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Câu hỏi cần đặt ra sau đó, tự do về tài chính là gì? Không nghi ngờ là, mỗi người sẽ đưa ra một câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, tôi đã tìm thấy sự tương đồng rất lớn của đa số mọi người.

Hãy xem xét một vài ví dụ minh họa. “Tôi muốn tin chắc rằng gia đình tôi sẽ có đủ tiền để luôn chăm sóc cho chính chúng tôi.” Hoặc, “Tôi chẳng bao giờ muốn trở thành gánh nặng tài chính của các con tôi.” Hoặc, “Tôi muốn đảm bảo chắc chắn rằng con cái tôi được chăm sóc và vợ chồng tôi có thể nghỉ hưu thoải mái.”

Mẹ tôi đã từng sống ở Hollywood Beach, bang Florida. Trong tiết trời ấm áp ở khu vực này, không hiếm gì cảnh tượng người đi trên đường phố lếch thếch mang theo của nả chất đầy túi lớn túi bé của mình trên những xe đẩy hàng. Khi mẹ tôi và tôi nói về tự do tài chính, bà luôn nói, “Mẹ không muốn là một phụ nữ vô gia cư lang thang.”

Mọi người chúng ta đều có ước mơ. Nhưng để biến ước mơ thành hiện thực cần phải có quyết tâm, sẵn sàng dâng hiến, phải có kỷ luật tự giác và nỗ lực rất cao.

– JESSE OWENS,

người đã đoạt 4 huy chương vàng Olympic

Tôi không cố cường điệu hóa mà đang cố gắng gây ấn tượng với bạn về tầm quan trọng của các hợp đồng đầu tư tài chính của bạn. Nó không phải là một cái gì đó mà bạn có thể tùy tiện đặt toàn bộ lên vai một người khác và nói, “Tôi không hiểu nhiều về đầu tư, vì vậy anh trông nom nó hộ tôi nhé.” Tôi sẽ nhắc lại, và có lẽ không phải lần cuối cùng: Đó là tiền

của bạn, là hợp đồng đầu tư tài chính của bạn, và cũng là trách nhiệm của bạn.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

CUỘC SỐNG, SỰ TỰ DO VÀ MỘT CUỘC ĐỜI ÍT CĂNG THẲNG

Một khía cạnh khác của tự do về tài chính có thể là: không bị căng thẳng về tài chính. Trừ phi bạn sinh ra đã giàu có, có thể bạn đã từng nhiều lần trải nghiệm trạng thái căng thẳng về tiền bạc. Chẳng vui vẻ gì khi có chủ nợ gọi điện đến nhà bạn trong bữa ăn tối, có trát đòi nợ gửi đến nhà, có các cuộc cãi vã giữa hai vợ chồng hoặc giữa cha mẹ và con cái. Tình trạng căng thẳng về tài chính dẫn đến các vấn đề về hôn nhân và gia đình, và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Hãy nghe vua Solomon nói: “Các kế hoạch của một người mẫn cán sẽ dẫn đến lợi nhuận, và chắc chắn là sự vội vàng sẽ dẫn đến đói nghèo” (Cách ngôn 21:05).

Khi Solomon viết câu cách ngôn đó, ông biết rất rõ ông đang nói về cái gì.

Vậy, Solomon nói về cái gì? Tóm tắt lại: “Sự mẫn cán dẫn đến lợi nhuận.” Bạn có thấy nó đúng cho những lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn không? Nếu bạn mong muốn vượt trội trong thể thao, bạn phải tập luyện siêng năng và nỗ lực. Nếu bạn muốn học giỏi trong trường đại học, bạn phải học hành chăm chỉ hơn, tìm hiểu rõ các môn học hơn, và bạn sẽ đạt điểm cao hơn. Trong hôn nhân cũng vậy.

Trong các mối quan hệ cũng vậy. Muốn xuất sắc trong công việc cũng đòi hỏi phải như vậy. Đây không phải là triết lý quá cao xa mà là thực tế cuộc sống.

Bạn có sẵn sàng cố gắng làm việc, luôn luôn mẫn cán để đạt được tự do về tài chính hay không? Nếu vậy, bạn sẽ có cơ hội rất tốt để thành công. Đây là một tin tốt lành: Bạn sẽ không phải đi một mình đâu. Chúng ta sẽ thảo luận về cách làm việc với các nhà chuyên nghiệp sau, còn bây giờ, tôi chỉ muốn chính bạn nhận trách nhiệm về tương lai tài chính của bạn.

Tâm lý học dạy chúng ta nguyên tắc: “Bạn sẽ đạt được những gì mà bạn chú tâm vào.” Những người khác nói câu đó hơi khác một chút, ví dụ, “Những gì bạn đã dự liệu, chắc chắn bạn sẽ đạt được.” Cả hai câu nói này đều đã được chứng minh là đúng trong suốt mấy thập kỷ qua.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Khi xem Thế vận hội mùa đông, tôi thấy các vận động viên trượt tuyết đang chờ đến lượt để lao xuống một đoạn dốc dài phủ đầy tuyết và băng, để rồi bay lên trên không, hy vọng sẽ bay xa hơn các đối thủ của mình. Khi quan sát các vận động viên điền kinh, tôi thấy trong thời gian chờ đợi họ thường nhắm mắt lại và ngọ nguậy cơ thể đôi chút. Họ đang hình dung trong tâm trí, về những gì mà họ sắp làm.

Càng xem nhiều sự kiện như thế này, tôi càng thấy nhiều đối thủ của họ cũng làm như vậy. Điều đó đặc biệt dễ thấy với những người đua xe trượt tuyết, họ luôn luôn mường tượng trong khi chờ đợi, trước khi họ bắt đầu lao xuống chân đồi. Đối với họ, việc mường tượng giống như khi họ thực sự đang làm việc đó.

Nhiều vận động viên và huấn luyện viên coi việc hình tượng hóa hoạt động và mục tiêu mong muốn đạt được là một phần quan trọng trong công tác huấn luyện. Một số huấn luyện viên tin rằng, khía cạnh này của quá trình thậm chí còn quan trọng hơn việc tập luyện cơ bắp.

Việc viết ra các mục tiêu tài chính của bạn, viết những “cái gì” vào danh sách của bạn, và đặt một khung thời gian cụ thể để đạt được các mục tiêu đó – định nghĩa của riêng bạn về tự do tài chính – chính là hai phần trong quá trình “mường tượng”. Thậm chí, sẽ có một tác động lớn hơn đến trí tưởng tượng của bạn nếu bạn lập một cuốn sách tranh để miêu tả các mục tiêu trong cuộc sống của bạn.

Giả sử, một trong những mục tiêu của bạn là một ngôi nhà bên bờ biển, nơi bạn hy vọng sẽ được nghỉ hưu ở đó. Hãy tìm một hình ảnh thể hiện lý tưởng cho mục tiêu này và dán nó vào cuốn sách tranh của bạn. Nếu ước mơ của bạn là chu cấp cho việc học đại học của con cái, thì hãy chọn bức tranh một cử nhân đang mỉm cười và dán nó vào trong cuốn sách đó. Đừng vội cười nhé, việc này có hiệu quả đấy.

Thế rồi, hãy viết một mô tả trên mặt sau của mỗi bức tranh, hoặc trên trang đối diện, thật chi tiết về cái cảm xúc mình đã đạt được những mục tiêu này. Những thành tựu này sẽ thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào? Liệu những điều này có mang đến cho bạn cảm giác bình an không?

Đây là một quá trình rất cá nhân; mặc dù vậy, nếu bạn đã kết hôn thì có thể và nên để cả hai vợ chồng cùng thực hiện. Nếu cả hai vợ chồng đều đi trên cùng một con đường thì sẽ tạo nên một đối tác chịu trách nhiệm, một người hỗ trợ, và mức độ trách nhiệm của bạn sẽ vơi đi.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Một thời gian dài trước đây, tôi đã tạo ra một cuốn sách tranh giống như cuốn tôi đã mô tả. Tôi đã có bức tranh một ngôi nhà được xây dựng theo thiết kế riêng, với cửa ra vào to và dày. Có một bức ảnh một chiếc máy bay rất đẹp đang lấp lánh trong ánh mặt trời. Một bức ảnh khác là một chiếc xe thể thao đắt tiền, tốc độ cao, có thể tháo mui. Tôi xem đi xem lại cuốn sách tranh này mỗi buổi sáng trước khi tôi đi làm, và cả mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Vài năm sau đó, tôi đã lái một chiếc xe như vậy trên con đường đi đến sân bay nội địa, nơi gần đây tôi đã học lái máy bay, và sau đó về ngôi nhà được xây dựng theo thiết kế riêng của tôi để ăn tối.

Khi đó tôi còn trẻ, và mục tiêu của tôi mang tính chất “lấy mình làm trung tâm”, nhưng kỹ thuật này vẫn có hiệu quả, và chắc chắn là nó sẽ mang lại cho bạn rất nhiều niềm vui.

Thành công lớn đòi hỏi bạn phải nhận lãnh trách nhiệm… Xét cho cùng thì phẩm chất mà tất cả những người thành đạt đều có… là khả năng chịu trách nhiệm.

– MICHAEL KORDA,

tác giả, biên tập viên

Khi chúng ta già đi, mục tiêu của chúng ta thay đổi.

Bây giờ, mục tiêu của tôi là cho đi nhiều tiền. Mục tiêu này chắc là đã không có trong cuốn sách mơ ước đầu tiên của tôi. Tất cả đều nói lên rằng, mục tiêu của bạn sẽ thay đổi. Bạn phải tính đến những thay đổi khi bạn già đi. Chỉ biết rằng quá trình này có xảy ra.

Như bạn có thể đoán ra, tôi đang cố gắng thu hút các giác quan của bạn vào quá trình này. Viết ra một mục tiêu có tác dụng rất mạnh mẽ với người này, nhưng xem một bức tranh có khi lại hữu ích hơn với người khác. Tốt nhất là phải cụ thể hóa theo cách phù hợp nhất với tính cách của bạn.

“Bạn đã được nhìn một người đàn ông rất lành nghề đang làm việc chưa? Người đó sẽ phục vụ các vị vua chứ không phục vụ những người vô danh đâu.” (Cách ngôn 22:29).

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Giả sử rằng, bạn mong muốn trở thành người rất giỏi trong một công việc gì đó. Bạn sẽ làm gì đây? Có lẽ bạn sẽ đọc sách về lĩnh vực này. Bạn có thể xem các video hướng dẫn. Chắc chắn bạn sẽ sử dụng Internet. Nhiều trường cao đẳng và đại học ở địa phương mở các lớp học mà bạn có thể được hỗ trợ để học các kỹ năng cần thiết. Môn học càng quan trọng đối với bạn thì bạn càng cần nỗ lực khi học nó.

Chúng ta đang nói về chuyện gì vậy? Toàn nói về tương lai tài chính của bạn thôi mà! Có đáng học một số kỹ năng mới không nhỉ? Tất nhiên là có. Càng nhận thức được tầm quan trọng của môn học thì bạn càng mong muốn được làm chủ nó.

Thách thức lớn nhất đối với bạn trong việc học về đầu tư là chọn giáo viên. Thật không may, có rất nhiều kẻ lừa đảo núp danh giáo viên để nhử cho bạn rơi vào chương trình đầu tư của họ. Tôi sẽ đưa ra nguyên tắc chung sau đây: Hãy trông chừng các giáo viên có sản phẩm đang rao bán hoặc mời học viên đặt mua bản tin. Warren Buffett là một trong hai người giàu nhất thế giới, và là một trong những nhà đầu tư lớn nhất mọi thời đại. Buffett chẳng có gì để chào bán cho bạn. Ông là một tấm gương tốt về một giáo viên có đức hạnh. (Hãy tham khảo một danh sách các tài liệu nên đọc được in ở phần Phụ lục của cuốn sách này.)

Không có một đầu mối thông tin đầu tư có chất lượng duy nhất nào. Bạn có thể học hỏi từ mọi nguồn thông tin đó, miễn là bạn luôn nhớ đến động cơ thúc đẩy của chúng. Ví dụ, kênh truyền hình CNBC cung cấp một số kiến thức và thông tin tốt về các thị trường đầu tư cũng như các công ty tư nhân. Nhưng cũng nên nhớ rằng kênh CNBC có thời lượng quảng cáo rất lớn đấy nhé. Cũng nên nhớ rằng, bất kỳ kênh truyền hình hoặc báo chí nào cũng phải bán quảng cáo để tồn tại. Vì vậy, ngay cả CNBC cũng có động lực như thế khi cung cấp cho bạn các tin tức và bình luận.

Xin nhắc lại, điều này không có nghĩa là bạn không thể học hỏi từ đó, miễn là bạn phải luôn nhắc nhở bản thân rằng, không hề có cái “chén Thánh” nào trong những lời tư vấn đầu tư. Tôi biết có nhiều người suốt ngày theo dõi các kênh tin tức tài chính. Điều này thật vô lý ở nhiều khía cạnh, trong đó có khía cạnh: trong cuộc sống, chẳng phải là còn có nhiều thứ khác để xem hơn là xem một kênh truyền hình về kinh doanh hay sao.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

CÁI GÌ SỞ HỮU AI?

Điều này dẫn tôi đến một luận điểm khác trong chương này, tôi sẽ trình bày luôn để khỏi quên mất. Chịu trách nhiệm và tìm hiểu thêm về các vấn đề tài chính là tốt; nhưng để cho tiền và các kế hoạch đầu tư chôn vùi toàn bộ cuộc sống của bạn thì đó là điều xuẩn ngốc.

Solomon đã viết, “Ai quá yêu quý tiền bạc thì không bao giờ có đủ tiền bạc; ai quá yêu quý sự giàu có thì không bao giờ hài lòng với thu nhập của mình” (Ecclesiastes 05:10)1.

Solomon dạy chúng ta thiết lập mục tiêu cuộc sống, chăm sóc gia đình và tương lai của chúng ta, chứ không cho phép tiền bạc mua chuộc chúng ta. Nói cách khác, tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi điều ác, nhưng tình yêu dành cho tiền bạc có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Nếu bạn coi tiền là chúa tể, thì nó sẽ làm cho bạn nhiễm bệnh dịch, giống như bị ma ám.

– HENRY FIELDING,

tiểu thuyết gia, kịch tác gia thế kỷ XVIII

Diễn viên hài Robin Williams kể rằng, một cậu bé đã hỏi cha mình cất số tiền

250.000 đôla ở đâu. Giật mình, người cha hỏi lại, “Con đang nói cái quái quỷ gì vậy?” Cậu bé trả lời rằng, như cô giáo của cậu đã dạy trên lớp, nếu một người gửi tiết kiệm

2.000 đôla mỗi năm (hoặc 167 đôla mỗi tháng) vào một

tài khoản hưu trí có lãi suất 8%, thì người đó sẽ tích lũy được hơn

250.00 đôla trong vòng 30 năm. Vì vậy, cậu bé này hiểu việc gửi tiết kiệm thật dễ dàng, nên cậu muốn biết số tiền đó cha mình cất ở đâu.

Khía cạnh đạo đức của câu chuyện là: (1) Tiết kiệm và lãi gộp là có hiệu quả; (2) Môn Toán cũng dễ học thôi, và (3) Nguyên tắc để tiết kiệm mới là cái khó.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Phải có kỷ luật. Đó không phải là cái khó hay sao? Bất cứ điều gì trong cuộc sống đáng đạt được dường như đều đòi hỏi phải có kỷ luật. Điều đầu tiên tôi thường nói với khách hàng là, “Tôi có thể giúp bạn đầu tư tốt, nhưng tôi không thể giúp bạn tiết kiệm. Tiết kiệm là công việc của bạn.”

Nếu kỷ luật là một cỗ xe được sử dụng để đưa bạn đến được một mục tiêu tài chính, thì một tầm nhìn rõ ràng – bao gồm các mục đích, mục tiêu được xác định tốt – sẽ là nhiên liệu để chạy xe. Nguyên tắc trong tiết kiệm là một dạng của việc trì hoãn sự sung sướng của mình lại. Một lần nữa, câu hỏi cần được đặt ra là: Điều đó có đáng làm không?

Tôi đề nghị bạn hãy thử nghĩ về cha mẹ mình. Họ có làm việc chăm chỉ suốt đời, nuôi dạy con cái, đáp ứng các nhu cầu của gia đình, làm các công việc khác của họ hay không? Đối với nhiều người mà tôi đã cùng trò chuyện, câu trả lời cho câu hỏi đó rất rõ ràng: Có. Khi tôi đặt tiếp một câu hỏi có liên quan đến trải nghiệm hưu trí của cha mẹ họ, nhiều người nói với tôi rằng cha mẹ của họ xứng đáng được hưởng nhiều hơn thế.

Bạn phải nhận lãnh trách nhiệm cá nhân. Bạn không thể thay đổi hoàn cảnh, thay đổi các mùa trong năm, hoặc thay đổi gió trời, nhưng bạn có thể thay đổi chính mình. Trách nhiệm là một cái gì đó bạn đã được giao phó.

– JIM ROHN,

diễn giả, doanh nhân.

Đối với nhiều người, nhìn cha mẹ của họ cũng giống như nhìn vào tương lai của chính họ. Nếu cha mẹ của bạn đang nghỉ hưu thoải mái, có sự an toàn về tài chính để tận hưởng cuộc sống, gia đình, đi du lịch hay làm bất cứ điều gì mà họ thích, thì hãy tìm hiểu xem họ đã làm những gì để có được kết quả như vậy.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Trái ngược với kịch bản này là một bài học và động cơ

cho chúng ta. Nếu cha mẹ của bạn đã hoặc đang không được hưởng một cuộc sống hưu trí có chất lượng – mà bạn thấy họ đáng được hưởng – thì hãy học hỏi từ những sai lầm của họ. Khi nhìn rộng ra trên khắp đất nước này, tôi thấy có quá nhiều ví dụ về những người cao tuổi cả đời làm việc chăm chỉ, nuôi dạy con cái trở thành những công dân tốt, tôi đã gặp những người yêu nước, biết quan tâm đến người khác, biết chia sẻ… Nhưng họ đã không biết dành dụm nên phải sống một cuộc sống ít thoải mái hơn so với cuộc sống mà họ xứng đáng được hưởng.

Một số người lạc quan nhất cũng như thế, họ thường tự nhủ: “Mình sẽ bắt đầu tiết kiệm khi kiếm được nhiều tiền hơn, sẽ sớm kiếm được thôi.” Tuy nhiên, thời gian cứ trôi đi, ý định tốt đẹp ấy kéo dài trong nhiều năm, và sau đó, trước khi họ tỉnh ngộ, nhiều thập kỷ đã trôi qua, và có thể là đã quá muộn để họ bắt đầu.

Những “cái gì” và “khi nào” mà chúng ta đã nói đến trong Chương 1, cùng với câu hỏi “tại sao” chúng ta đã đề cập trong phần này, tạo nên một nền tảng tuyệt vời để ta tư duy. Hãy sử dụng danh sách các mục đích và mục tiêu mà bạn đã lập ra – hãy gọi chúng là “những ước mơ” nếu bạn thích – với khung thời gian bạn đã xác định cho mỗi mục tiêu để làm xuất phát điểm. Bây giờ, hãy tạo ra một cuốn sách ước mơ có dán những hình ảnh. Sử dụng những hình ảnh gợi nên cảm xúc và chia sẻ nó với người sẽ chia sẻ sự phấn khích của bạn và có thể giúp bạn làm tròn trách nhiệm.

VUI MỘT TÍ

Một ngày nào đó tôi muốn trở nên giàu có. Một số người đã quá giàu và họ chẳng hề tôn trọng nhân tính nữa. Đó cũng là cách tôi muốn trở nên giàu có.

– RITA RUDNER, diễn viên hài kịch

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Hãy tiếp tục khám phá câu hỏi tại sao bạn đang đầu tư. Hãy thường xuyên nhắc nhở mình về những lợi ích mà bạn sẽ nhận được từ việc áp dụng nguyên tắc và việc tạm gác lại thỏa mãn cá nhân. Thường xuyên đánh giá sự tiến bộ của bạn, nhưng không nhất thiết phải làm hàng ngày. Sắp xếp các giá trị và quan điểm sống của bạn một cách có thứ tự và chú trọng vào các quyết định đầu tư của bạn.

Hãy tự hỏi mình

Mình đã có trách nhiệm về các vấn đề tài chính của mình hay chưa?

Khi nghĩ về tự do tài chính cho mình và gia đình, mình nhìn thấy gì? Tự do tài chính của mình như thế nào?

Mình sẽ đạt được những gì mà mình chú tâm vào. Mình đang chú tâm vào những gì? Đã đến lúc thay đổi các điểm trọng tâm của mình hay chưa?

Mình đã thông thạo về các vấn đề tài chính chưa? Nếu mình còn thiếu các kỹ năng, mình có cam kết học hỏi những kỹ năng cần thiết hay không?

Kỷ luật là một thuộc tính cần thiết cho cuộc sống thành công về tài chính. Mình có sẵn sàng cam kết với một kế hoạch tài chính có tính kỷ luật không?

Những việc cần làm một cách khôn ngoan

Hãy viết cho mình một tờ giấy: “Tôi chịu trách nhiệm về cuộc sống và tình trạng tài chính của tôi.” Giữ nó trong ví hoặc trong túi xách của bạn. Hãy đọc nó nhiều lần cho đến khi ý nghĩ này đến với bạn một cách thật tự nhiên.

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Đối với nhiều người, tiền bạc và tài chính chiếm hàng thứ yếu so với các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Để thành công về tài chính cần có sự chú tâm. Hãy kiên quyết để có quyết tâm đối với vấn đề tiền bạc.

Hãy cam kết đề ra một chương trình tự đào tạo. Cuốn sách này là một khởi đầu tốt, nhưng đừng dừng lại ở đây. Hãy khám phá nhiều hơn thông qua một chương trình học tập nhất quán.

LỜI KHUYÊN CỦA NGƯỜI XƯA

TRUYỀN ĐẠO 5:10 – Người nào quá yêu tiền bạc sẽ không bao giờ có đủ tiền bạc; người nào quá yêu sự giàu có sẽ chẳng bao giờ hài lòng với thu nhập của mình.

CÁCH NGÔN 22:29 – Bạn đã được nhìn thấy một người rất lành nghề đang làm việc chưa? Người đó sẽ phục vụ các vị vua; chứ không phục vụ những người vô danh đâu.

CÁCH NGÔN 21:5 – Các kế hoạch của một người mẫn cán dẫn đến lợi nhuận, và chắc chắn là sự vội vã sẽ dẫn đến đói nghèo.

===== Mục lục ====

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần 1

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần 2

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần 3

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần 4

Mời nghe, đọc: Bí mật của vua Solomon phần Cuối

===== Hết mục lục =====

===== Bí mật của vua Solomon phần 1 =====

Bí mật của vua Solomon phần 1

Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138

Website: baohiempetrolimex.com | baohiemnhanh.net | thegioibaohiem.net

Zalo, Viber: 0932.377.138 / Facebook: Sách nói

Momo  : 0932.377.138 ( tài trợ cho người viết )