Bitcoin Cash là gì? Có nên đầu tư vào Bitcoin Cash không?

Bitcoin Cash là đồng tiền điện tử không còn xa lạ với nhiều nhà đầu tư và đã có những giai đoạn phát triển rất ấn tượng. Đồng altcoin này được tách ra từ Bitcoin và có nhiều ưu điểm vượt trội so với người anh cả về khả năng mở rộng và trở thành phương thức thanh toán tiện lợi. Vậy Bitcoin Cash là gì? Bitcoin Cash có đáng để đầu tư không? Hãy cùng 8th Street Grille tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bitcoin Cash là gì?

Bitcoin Cash là một hard-fork (phân nhánh) của Bitcoin, ra đời vào tháng 8/2017 bởi một nhóm các nhà phát triển, nhà đầu tư, doanh nhân và thợ mỏ không hài lòng với kế hoạch phát triển của Bitcoin. Nó là một phiên bản thay thế của Bitcoin, sử dụng các tính năng, quy tắc mới và lộ trình phát triển riêng biệt. 

Các nhà phát triển dự án mong muốn Bitcoin Cash sẽ trở thành một hệ thống chuyển tiền điện tử ngang hàng tốt nhất toàn cầu với khả năng mở rộng cao và phí giao dịch thấp. 

Bitcoin Cash vẫn sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) và hàm băm SHA-256 như Bitcoin. Điểm khác biệt nổi bật là Bitcoin Cash giải quyết vấn đề kích thước khối (1MB) khiến Bitcoin khó có thể trở thành một phương thức thanh toán như cộng đồng mong đợi. 

Cụ thể Bitcoin Cash tăng kích thước khối từ 1MB lên 8MB. Điều này giúp Bitcoin Cash gia tăng khả năng mở rộng, nhanh hơn và rẻ hơn hẳn Bitcoin. Hệ thống Bitcoin Cash hiện nay hỗ trợ khối giao dịch lên tới 32MB (vào năm 2018), và vẫn tiếp tục được nghiên cứu để tăng kích thước trong tương lai.

Có thể tóm gọn các tính năng chính của Bitcoin Cash như sau:

  • Mã nguồn Bitcoin Cash dựa trên giao thức Bitcoin ban đầu. 

  • Nguồn cung được giới hạn ở mức 21 triệu BCH. 

  • Tăng kích thước khối từ 1MB lên 32 MB

  • Cộng đồng lập luận Bitcoin Cash đang đi đúng hướng ban đầu mà Satoshi đề ra. 

  • Độ khó khai thác của Bitcoin Cash được điều chỉnh sau mỗi khối thông qua thuật toán điều chỉnh độ khó (DAA và EDA). 

  • Bitcoin Cash không triển khai SegWit. 

  • Bitcoin Cash đã triển khai Schnorr Signatures (Chữ ký tổng hợp) vào năm 2019. 

  • Bitcoin Cash phát triển smart contract (hợp đồng thông minh).

Bitcoin CashBitcoin Cash

Vì sao Bitcoin Cash ra đời?

Kích thước khối của Bitcoin quá bé (1MB) khiến thời gian xử lý và phí giao dịch tăng cao làm hạn chế khả năng mở rộng của Bitcoin. Năm 2017, thị phần của Bitcoin đã giảm mạnh từ 95% xuống còn 40% do những vấn đề về tính khả dụng và khả năng mở rộng.

Để giải quyết vấn đề này, cộng đồng Bitcoin đã đề xuất 2 giải pháp, đó là Bitcoin Unlimited (BU) và Segregated Witness (SegWit). Trong đó:

  • Bitcoin Unlimited (BU)

    : Hệ thống sẽ xóa bỏ giới hạn kích thước và cho phép miner tạo ra các khối bất kỳ theo khả năng của họ. Tuy nhiên điều này dẫn đến nguy cơ vi phạm nguyên tắc phi tập trung mà người sáng lập Satoshi Nakamoto đặt ra.

  • Segregated Witness (SegWit)

    : Cho phép tăng kích thước khối bằng việc xóa bỏ dữ liệu chữ ký trong giao dịch. Điều này khiến kích thước khối có thể tăng lên gấp 4 lần ban đầu. Tuy nhiên phương án này không đạt được sự đồng thuận cần thiết và rất nhiều thành viên coi nó chỉ là giải pháp tạm thời.

Và từ đây, cộng đồng đã đồng ý với phương án khắc phục vấn đề mở rộng thông qua việc hard fork blockchain Bitcoin. Một phần của Blockchain được phân tách ra với khả năng xử lý nhiều giao dịch hơn với tốc độ nhanh hơn. Đó chính là sự ra đời của Bitcoin Cash.

Vào thời điểm đó, bất kỳ ai nắm giữ Bitcoin (khối 478.558) cũng đều sở hữu Bitcoin Cash (BCH) theo tỷ lệ 1:1. 

Điểm nổi bật của Bitcoin Cash

Bitcoin Cash là một hệ thống tiền điện tử ngang hàng phi tập trung với khả năng mở rộng cao. Dưới đây là những điểm nổi bật của Bitcoin Cash:

  • Tốc độ giao dịch nhanh chóng

    : Tốc độ xử lý giao dịch của Bitcoin Cash chỉ trong vài giây và thời gian xác nhận khối trung bình khoảng 10 phút. Điều này mở ra triển vọng cho một giải pháp thay thế cho các mạng thanh toán như Visa, Mastercard. 

  • Phí giao dịch gần như miễn phí

    : Mức phí giao dịch của Bitcoin Cash thường ít hơn

    $0.01

    , giúp người dùng có thể gửi tiền đến mọi nơi trên toàn cầu. 

  • Hệ thống mở cho bất kỳ ai

    : Bitcoin Cash không thuộc sự quản lý, kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Hệ thống không có người điều hành và ai cũng có thể tham gia vào hệ thống mà không cần xin phép.

  • Mạng lưới minh bạch

    : Tất cả các giao dịch đều được ghi lại trên sổ cái công khai mà người dùng nào cũng có một bản sao của sổ cái đó. Mọi thay đổi đều được cập nhật trong các bản sao này, cho phép mọi người dùng giám sát mạng lưới. Một giao dịch được ghi vào sổ cái sẽ không thể thay đổi và chỉ được bổ sung khi có sự chấp thuận của tất cả người dùng trong mạng lưới. 

  • Bảo mật cao

    : Thông qua cơ chế đồng thuận Bằng chứng công việc (PoW), các miner cạnh tranh với nhau để thêm các khối mới vào chuỗi cấu thành chuỗi khối. Chi phí phần cứng và năng lượng liên quan đến khai thác PoW góp phần bảo mật mạng theo nguyên tắc “lý thuyết trò chơi” nhằm khiến việc tấn công trở nên tốn kém lại không thu được lợi nhuận trực tiếp.

  • Hoạt động ẩn danh

    : Về nguyên tắc thì sẽ không ai biết được danh tính của các địa chỉ ví Bitcoin Cash.

  • Hệ sinh thái token rộng lớn

    : Với Bitcoin Cash, các nhà phát triển dễ dàng tạo ra các dự án với mã thông báo riêng của mình. 

  • Ngân hàng của người dùng và do người dùng kiểm soát

    , điều này đồng nghĩa với việc bạn có quyền kiểm soát toàn diện với các khoản tiền của mình, và có thể truy cập bất cứ nơi đâu trên thế giới. 

Bitcoin CashBitcoin Cash

Bitcoin Cash hoạt động như thế nào?

Xét về khía cạnh kỹ thuật thì Bitcoin Cash hoạt động tương đối giống Bitcoin. Cả hai đều dùng cơ chế đồng thuận Bằng chứng công việc (PoW), trong đó các miner cạnh tranh nhau để xác thực các giao dịch nhờ sức mạnh máy tính và được thưởng bằng BCH coin cho những đóng góp của mình.

Bên cạnh đó, Bitcoin Cash còn cập nhật thêm một số thuật toán và công nghệ giúp mạng lưới hoạt động ổn định và hiệu quả như:

1. Thuật toán điều chỉnh độ khó

Bitcoin và Bitcoin Cash đều đặt ra mục tiêu trung bình tạo một khối (block) mới sau mỗi 10 phút. Thời gian cần thiết để tính toán một khối mới bị ảnh hưởng bởi một tham số gọi là độ khó khai thác. Nếu tổng công suất khai thác tăng lên, thì độ khó khai thác cũng tăng lên và ngược lại. Nếu sức mạnh khai thác giảm, độ khó khai thác cũng giảm xuống để giữ cho thời gian khối gần như không đổi. 

Ban đầu, cả Bitcoin và Bitcoin Cash đều sử dụng thuật toán điều chỉnh độ khó Difficulty adjustment algorithm (DAA) để điều chỉnh độ khó sau mỗi 2016 block. Tuy nhiên, đến tháng 8/2017, Bitcoin Cash đã triển khai thêm thuật toán Điều chỉnh độ khó khẩn cấp – Emergency Difficulty Adjustment (EDA) chạy cùng DAA. Chính điều này khiến Bitcoin Cash vượt xa Bitcoin hàng nghìn block. 

2. Thuật toán Schnorr Signatures

Năm 2019, Bitcoin Cash đã triển khai thuật toán Schnorr Signatures cho phép tạo ra một “chữ ký tổng hợp” – kết hợp chữ ký của nhiều người nhau thành một chữ ký duy nhất. 

Chữ ký tổng hợp này có độ dài giống như một chữ ký thông thường, giúp tiết kiệm không gian khối cũng như khiến việc nhận ra ai đã ký/không ký giao dịch trở nên khó khăn.

Mô hình Schnorr Signatures tuy đơn giản nhưng đã đem đến nhiều lợi ích về quyền riêng tư và khả năng mở rộng so với thuật toán ECDSA đang được Bitcoin sử dụng.

Bitcoin Cash và Bitcoin khác nhau như thế nào?

Kể từ khi được phân tách vào năm 2017, các nhóm phát triển độc lập của Bitcoin Cash đã tạo ra nhiều cải tiến để biến Bitcoin Cash trở thành một hệ thống tiền điện tử ngang hành dành cho nền kinh tế giao dịch tự do. Những cải tiến này đã tạo ra một số khác biệt giữa Bitcoin Cash và Bitcoin như được trình bày theo bảng sau:

Tiêu chí

Bitcoin

Bitcoin Cash

Thời gian ra đời

2009

2017

Nhà sáng lập

Satoshi Nakamoto

Jihan Wu, Amaury Setchet…

Thuật toán đồng thuận

PoW, SHA-256

PoW, SHA-256

Tổng nguồn cung

21 triệu

21 triệu

Kích thước khối

2MB

32 MB

Tốc độ xử lý giao dịch

7 TPS

100 TPS

Thời gian xử lý khối

10 phút

2 phút 30 giây

Hợp đồng thông minh

Không

Tính năng Tokenization

Có, chỉ stablecoin

Có, phát triển mạnh

Giải pháp tăng khả năng mở rộng

SegWit,  Lightning Network

Tăng kích thước khối

Chữ ký điện tử

ECDSA

Schnorr Signatures

Thuật toán tăng độ khó khai thác

DAA

DAA kết hợp EDA

Cụ thể có thể thấy được một số điểm khác biệt chính giữa Bitcoin Cash và Bitcoin như sau: 

  • Kích thước khối

    : Bitcoin Cash có kích thước khối tối đa (32 MB) lớn hơn so với Bitcoin (1 MB, mới nhất là 2MB). Kích thước khối lớn hơn giúp tăng khối lượng giao dịch mà mạng có thể xử lý trên chuỗi. 

  • Tốc độ xử lý giao dịch

    : Bitcoin thường xử lý từ 3-7 TPS thì Bitcoin Cash có khả năng xử lý tới 24 – 100 TPS. Điều này giúp giảm chi phí cho mỗi giao dịch và tăng tốc độ cũng như độ tin cậy của giao dịch. 

  • Phí giao dịch

    : Các giao dịch Bitcoin Cash tốn ít ít hơn

    $0.01

    , trong khi phí giao dịch Bitcoin (BTC) trên chuỗi trung bình nằm trong khoảng từ $

    1-15

    kể từ năm 2020.

  • Hợp đồng thông minh

    : Bitcoin không hỗ trợ hợp đồng thông minh, trong khi đó, các nhà phát triển Bitcoin Cash có thể sử dụng các ngôn ngữ hợp đồng thông minh như Cashscript để kích hoạt các chức năng phức tạp hơn nhằm đưa tích hợp DeFi vào Bitcoin Cash. Một số công cụ được phát triển như CashShuffle và CashFusion giúp tạo ra các ứng dụng tài chính phi tập trung (dApps) và thanh toán riêng tư (private payment).

  • Tính năng Tokenization

    : Để phát hành token trên Bitcoin, các dự án phải sử dụng lớp Ommi, song ứng dụng phát hành token trên Bitcoin còn khá hạn chế và chủ yếu tập trung vào stablecoin. Với Giao thức sổ cái đơn giản (SLP), các nhà phát triển có thể phát hành token mới trên chuỗi khối Bitcoin Cash tương tự như các token ERC-20 tồn tại trên chuỗi khối Ethereum. Ngoài ra SLP cũng hỗ trợ tạo các token không thể thay thế (NFT). Tuy nhiên, việc sử dụng NFT trên BCH đã bị hạn chế so với Ethereum và nhiều chuỗi khối khác.

Đội ngũ phát triển Bitcoin Cash

Vì là một hard-fork của Bitcoin nên Bitcoin Cash có chung người sáng lập là Satoshi Nakamoto. 

Ngoài ra, đội ngũ phát triển trực tiếp của Bitcoin Cash gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền điện tử. Tiêu biểu trong số đó là Amaury Setchet và Jian Wu.

  • Amaury Setchet:

    Amaury là người phát triển chính của Bitcoin Cash. Song trên thực tế thì Amaury không phải là người nghĩ ra ý tưởng của việc hard-fork Bitcoin, và thật thú vị là ý tưởng đó xuất phát từ một thành viên của nhóm Bitmain. Amaury bắt tay vào dự án này khi nhận được tài sợ của nhóm Phát triển Bitcoin. Trước đó, Amaury là thành viên trong nhóm phát triển của Facebook, tuy nhiên anh đã dành rất nhiều tâm huyết để nghiên cứu về tiền kỹ thuật số.

  • Jian Wu:

    Jian là người đồng sáng lập và cũng là người có đóng góp, ủng hộ rất quan trọng với ý tưởng của Bitcoin Cash. Juan Wu đã làm việc với một số chuyên gia trong nhóm Phát triển Bitcoin để giải quyết các vấn đề về tiền mã hóa, đồng thời một thành viên trong nhóm là người đưa ra ý tưởng về việc mở rộng kích thước khối Bitcoin.

BCH là coin gì?

BCH là native token của mạng lưới Bitcoin Cash, giống như BTC trên mạng lưới Bitcoin hay DOT trên Polkadot…

Thông tin cơ bản: 

  • Token Name: Bitcoin Cash.

  • Ticker: BCH.

  • Blockchain: Ethereum.

  • Token Type: Coin, Mineable.

  • Token Standard: ERC677.

  • Circulating Supply: 19,270,731 BCH (Cập nhật 31/12/2022)

  • Total Supply: 19,270,731 BCH

  • Max Supply: 21,000,000 BCH

BCH dùng để làm gì?

Dưới đây là những ứng dụng chính của Bitcoin Cash khiến nó trở thành một loại altcoin có giá trị cao.

  • Thực hiện chức năng của một native token

    : BCH được sử dụng để tính phí giao dịch trên nền tảng. Bên cạnh đó, BCH còn là phần thưởng khối của các miner khi xác thực thành công giao dịch.

  • Phương thức thanh toán tiện lợi, hiệu quả ngoài đời thực

    : BCH được thiết kế để trở thành phương thức thanh toán kỹ thuật hiệu quả giữa các cá nhân giống như tiền mặt. Đã có rất nhiều siêu thị, cửa hàng, sàn thương mại điện tử chấp nhận BCH làm phương tiện thanh toán. 

  • Tài sản lưu trữ lâu dài

    : Tổng nguồn cung Bitcoin Cash giới hạn là 21 triệu BCH. Tỷ lệ phát hành các đồng coin mới cũng có xu hướng giảm dần theo một lịch trình nhất định. Cứ sau 4 năm, tỷ lệ phát hành sẽ bị cắt giảm một nửa. Chính điều này làm cho Bitcoin Cash trở thành tài sản “rất khó lạm phát”. 

Cách lưu trữ BCH

Hiện tại có hơn 100 ví mã hóa khác nhau có thể lưu trữ BCH. Bạn có thể lựa chọn các ví sau:

  • Ví cứng:

    Ledger, Trezor, Cobo Vault

  • Paper Wallet:

    Cash Address, Walletgenerator

  • Ví ứng dụng:

    Coinbase, Bread Wallet, Trust Wallet, Electrum Cash

Ngoài ra, có một số ví được cộng đồng người dùng BCH đánh giá cao đó là Bitcoin.com hoặc Coinomi. Cả hai ví này đều có phiên bản trên các hệ điều hành của máy tính và smartphone.

Một điều mà bạn cần lưu ý đó là BTC và BCH là hai token dựa trên các blockchain độc lập nên sẽ không thể chuyển BCH sang ví địa chỉ BTC và ngược lại.

Bitcoin CashBitcoin Cash

Có nên đầu tư Bitcoin Cash không?

Thật sự đây là một câu hỏi rất khó có lời giải. Giống như bất kỳ loại tiền điện tử khác, việc đầu tư Bitcoin Cash cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của altcoin này.

1. Ưu điểm:

  • Tiềm năng phát triển trở thành một phương thức thanh toán hiệu quả, tiện lợi

    : Với ưu điểm về tốc độ và phí giao dịch, Bitcoin Cash đang trở thành một phương thức thanh toán hiệu quả và tiện lợi. Đặc biệt với các giao dịch vừa và nhỏ. Đồng coin này đã được đón nhận rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, hàng ngàn cửa hàng trên thế giới chấp nhận BCH làm phương thức thanh toán. 

  • Bitcoin Cash là dự án phân tách từ Bitcoin thành công nhất

    . Nó đã tạo cho mình thương hiệu và chỗ đứng khá vững chắc, thu hút được cộng đồng người dùng rộng lớn. Nó cũng xây dựng được một hệ sinh thái tự do tài chính khá lớn mạnh.

  • Đội ngũ phát triển tài năng

    và được đóng góp chủ yếu qua cộng đồng Github và Bitcoin Cash Research, công nghệ không ngừng được cải thiện để tăng cường độ khả dụng, bảo mật của mạng lưới.

  • Khả năng hạn chế lạm phát.

    Với tổng nguồn cung giới hạn là 21 triệu BCH và cơ chế phát hành giảm dần theo thời gian khiến nó trở thành một trong những đồng coin có khả năng lạm phát thấp và được xem như giải pháp thay thế của nhiều tài sản cứng khác như vàng.

  • Khả năng thanh khoản cao.

    Bitcoin Cash được niêm yết trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử với số lượng ví được tạo và khối lượng giao dịch khá ấn tượng. 

2. Nhược điểm:

  • Chịu sự chi phối của Bitcoin:

    Sự tăng/giảm giá của Bitcoin thường kéo theo sự biến động giá tương tự ở Bitcoin Cash – tất nhiên điều này cũng xảy ra với các altcoin khác. Ngoài ra Bitcoin Cash vẫn là tên có liên quan mật thiết với Bitcoin (từ nguồn gốc của nó) và chưa trở thành một đồng coin thật sự độc lập với Bitcoin.

  • Cạnh tranh với những loại tiền điện tử khác:

    Thị trường tiền điện tử đang rất sôi động với sự xuất hiện của nhiều đồng coin mới với công nghệ ngày càng cải tiến. Nhà đầu tư thường rất hứng thú và đón đầu những đồng coin mới ra lò để nhận được ưu đãi về giá và công nghệ. 

  • Lợi thế cũng sẽ trở thành lạc hậu:

    Quả thật Bitcoin Cash có ưu điểm lớn về tốc độ giao dịch và phí giao dịch, nhưng đó chỉ là so với Bitcoin. Hiện nay có rất nhiều đồng coin mới với tốc độ và chi phí còn ấn tượng hơn. Ngoài ra, cũng cần phải nhiều nỗ lực và thời gian nữa để nó có thể thay thế hoặc có vị trí bằng với tiền nhà nước. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng

    tiền điện tử sẽ ngày càng có nhiều ứng dụng hơn trong tương lai.

  • Sự bất ổn về giá:

    Giống như bất kỳ loại tiền điện tử nào, BCH cũng tiềm ẩn sự bất ổn về giá.

    Tuy nhiên điều này có thể có lợi nếu chúng ta biết nắm bắt thời điểm mua/bán.

    BCH đã có mức tăng giá khá ấn tượng vào trong năm 2021, tuy nhiên trong cả năm 2022, chúng ta thấy BCH đã có đà giảm giá rất sâu và duy trì ở mức giá thấp nhất từ khi phát hành. Tính đến thời điểm hiện tại (đầu năm 2023), giá của BCH là $96.63,

    đã giảm 93%

    so với đỉnh $1,547 vào năm 2021.

Bitcoin CashBitcoin Cash

  • Đe dọa từ tấn công 51%:

    Với việc phần thưởng khối giảm một nửa theo lịch trình. Tính đến 4/2022, Bitcoin Cas đã giảm phần thưởng khối từ 12,5 BCH xuống 6,25 BCH. Điều này khiến tỷ lệ hash của mạng cũng giảm đáng kể do các miner chuyển sang những loại coin khác cùng triển khai thuật toán PoW SHA-256 có lợi nhuận hơn như Bitcoin hay Bitcoin SV. Hệ quả là Bitcoin Cash có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng tấn công 51% khi số lượng miner ngày càng ít ỏi. 

  • Tập trung hóa

    : Bitcoin Cash đang bị tập trung hóa khi quyền quyết định mạng lưới đang phụ thuộc vào một số lượng pool đào lớn như ViaBTC, AntPoool, BTC.top, BTC.com…

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã nắm rõ Bitcoin Cash là gì. Nhìn chung đây là một dự án tiền điện tử độc lập, song vẫn chịu sự chi phối của Bitcoin và thật sự chưa thoát khỏi cái bóng của Bitcoin. Tuy vậy, với tư cách là một phương thức thanh toán với tốc độ giao dịch nhanh và chi phí giao dịch thấp, nó đã tỏ ra vượt lên Bitcoin về khía cạnh nhất định. Chúc bạn có kế hoạch đầu tư tiền mã hóa thành công!

>>>> Có thể bạn quan tâm: 

Syscoin là gì? Cập nhật mới nhất về đồng tiền ảo SYS 2023