Bitcoin đang trên đà sụp đổ, đây có phải tín hiệu đáng mừng?
Cập nhập diễn biến thị trường tiền điện tử những ngày qua đang có sự tụt dốc không phanh, vậy một câu hỏi đặt ra là liệu Bitcoin có sập đổ hay không??
Kể từ thời điểm đạt đỉnh 69,000 Đô la la vào tháng 11 năm ngoái đến nay, Bitcoin đã có sóng giảm cực kỳ lớn cho tới khi đạt mức thấp nhất là 15,500 Đô la vào thời gian gần đây. Đây là một mức giảm cực kỳ lớn so với các đợt sóng giảm của những năm trước. Liệu thị trường tiền ảo có đang đứng vững giữa cơn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu hay không?
Giá Bitcoin đang tụt dốc không phanh
Bitcoin là tiền điện tử chính thống đầu tiên trên thế giới, những giá trị mà nó mang lại rất cao trong thị trường tiền điện tử, nên chúng rất được mọi người ưa chuộng, ngay cả khi công nghệ của nó ngày càng lạc hậu và không hiệu quả so với các kênh đầu tư khác. Bây giờ, khi tình hình kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái thì Bitcoin cuối cùng có thể rơi vào vòng xoáy tử thần.
Một Bitcoin đang có giá trị khoảng 17,000 Đô la (khoảng 422 triệu đồng ) nhưng ước tính vẫn còn có thể tiếp tục giảm, đó là một sự sụt giảm đáng kể so với mức giá trị của đồng tiền điện tử này ở một năm trước. Bitcoin ở mức giá cao nhất là khoảng 68,000 Đô la (khoảng 1.6 tỷ đồng) vào tháng 11 năm 2021, vì vậy nếu bạn mua ở mức giá cao nhất, bạn sẽ mất hơn 70% số tiền của mình ở thời điểm hiện tại.
Chuyện gì đang xảy ra với tiền điện tử Bitcoin?
Từ đầu năm đến nay, cùng với nhiều loại hình tài sản rủi ro khác, giá tiền điện tử tiếp tục chao đảo, tụt dốc không phanh, khi các quỹ đầu tư lo ngại về lạm phát tăng cao, nguy cơ suy thoái kinh tế và quyết định siết chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Kể từ mức Bitcoin đạt giá cao nhất mọi thời đại vào tháng 11, thì Vương Quốc Anh đã ra lệnh đóng cửa tất cả các máy ATM Bitcoin, sàn giao dịch tiền điện tử Bex Plus đóng cửa chỉ sau 24 giờ cảnh báo, nhà sản xuất ô tô Tesla đã bán phần lớn Bitcoin của mình (ở tại một thời điểm mà bạn có thể mua Tesla ô tô được trả bằng tiền tệ) và Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành đàn áp các hoạt động khai thác tiền điện tử ở Quốc Gia của mình. Và các vấn đề khác tác động đến niềm tin của mọi người vào thế giới tiền điện tử.
Bitcoin đã có một đợt lao dốc khác trong tuần qua, cùng với một số loại tiền điện tử khác, một phần do sự sụp đổ của FTX ( một nền tảng trao đổi tiền điện tử ). FTX có quan hệ đối tác với GameStop và quảng cáo trong giải Super Bowl vừa qua , nhưng một báo cáo vào ngày 2 tháng 11 cho thấy phần lớn giá trị của công ty được gói gọn trong một công ty thương mại (Alameda Research) thuộc sở hữu của Giám đốc điều hành FTX, Sam Bankman-Fried. Điều đó dẫn đến việc Binance, một công ty giao dịch khác, quyết định bán cổ phần của họ đối với mã tiền điện tử FTX, điều này nhanh chóng chuyển thành Binance cố gắng mua lại toàn bộ FTX để giữ cho khoản đầu tư của mình ổn định.
Ngày hôm sau, thỏa thuận đã được thực hiện, nền tảng giao dịch BlockFin khách hàng bị đình chỉ rút tiền vì mối liên hệ của họ với các công ty, Bahamas đóng băng tất cả tài sản của FTX và bây giờ FTX đã nộp đơn xin phá sản. Tình hình tồi tệ đến mức nó đang khơi dậy những lời kêu gọi điều chỉnh ngành công nghiệp tiền điện tử như các ngân hàng.
Sự sụp đổ của tiền điện tử Luna và Terra USD vào đầu năm nay, chuỗi các vấn đề thanh khoản đã gây ra hiệu ứng gợn sóng trong toàn bộ hệ sinh thái giao dịch vì một số công ty nhận ra rằng công ty Luna và Terra USD không có nhiều tiền như họ đã tuyên bố trước đó. Không có gì ngạc nhiên khi điều đó ảnh hưởng đến giá trị của nhiều loại tiền điện tử (Ethereum cũng giảm 73% trong năm qua ), nhưng nó ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến Bitcoin.
Những tổn thất mà tiền điện tử mang lại cho nền kinh tế toàn cầu
Trong bài phát biểu mới đây, Phó thống đốc Jon Cunliffe, Phó thống đốc về ổn định tài chính của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE), đã nêu những lập luận để cảnh báo về khả năng tiền điện tử gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính, tương tự cuộc khủng hoảng cách đây hơn một thập kỷ.
Một câu hỏi đặt ra là, chuyện gì sẽ xảy ra nếu thị trường tiền điện tử sập đổ, nền kinh tế thế giới sẽ chịu những ảnh hưởng cũng như rủi ro gì, các nhà đầu tư thị trường tài chính rồi sẽ đi về đâu. Liệu rằng hiện tượng “Thiên nga đen – mối đe dọa cho nền kinh tế toàn cầu” có xảy ra với tiền điện tử không.
Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng ta cùng điểm lại những trường hợp sàn tiền ảo bị sập hay phá sản, song song đó là những hệ lụy mang lại cho nền kinh tế thế giới như thế nào.
Trong quá khứ rất nhiều trường hợp sàn tiền ảo bị sập hay phá sản như: Mt.Gox, Bitfinex, BitConnect, QuadrigaCX,… và mới đây là thảm họa Luna hồi tháng 5. Những người đầu tư vào Luna không chỉ mất trắng mà còn phải gánh một khoản nợ khổng lồ.
Sự sụp đổ của Terra, một dự án nền tảng Blockchain được Terraform Labs – một công ty ở Hàn Quốc phát triển, được đánh giá là sự kiện “Thiên nga đen” đối với thị trường tiền mã hóa trong năm 2022. Theo CNBC, đồng tiền điện tử Luna của dự án Terra có thời điểm lọt vào tốp 10 đồng tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn nhất. Giá một Luna từng chạm đỉnh khoảng 120 USD. Tuy nhiên vào tháng 5 vừa qua, đồng Luna bất ngờ tuột dốc và mất hơn 99% giá trị.
Luna và UST sụp đổ khiến các nhà đầu tư nắm giữ hai đồng tiền mã hóa này thiệt hại hàng tỷ USD, tổng thiệt hại sau “thảm họa” lên tới hàng trăm tỷ USD. Những người bị thiệt hại là đội ngũ phát triển dự án, các quỹ đầu tư đầu tư vào dự án, các nhà đầu tư nhỏ lẻ, các sàn giao dịch có niêm yết cặp LUNA-UST, và cả các dự án tích hợp LUNA-UST,… Niềm tin vào thị trường sụt giảm khiến giá của các đồng tiền mã hóa cũng lao dốc theo.
Mới đây nhất là việc FTX chính thức nộp đơn xin phá sản đánh dấu sự sụp đổ của một trong những đế chế lớn mạnh nhất thị trường tiền mã hóa và là lời chia tay với một trong những nhân vật giàu có, ảnh hưởng bậc nhất trong ngành. Hơn 130 tổ chức liên kết trong hệ sinh thái của FTX được liệt kê trong hồ sơ xin phá sản, cùng đơn kiện Alameda Research – quỹ đầu tư liên quan đến FTX với khoản nợ ít nhất 10 tỷ Đô la. Điều này khiến FTX trở thành vụ phá sản lớn nhất nước Mỹ năm nay.
FTX phá sản kéo theo một chuỗi hệ lụy, có thể kể đến Multicoin Capital, quỹ đầu tư hàng đầu trong hệ sinh thái Solana, mắc kẹt 10% tổng AUM (BTC, ETH và USD) trên FTX, trị giá tương đương 9 con số. Sequoia tổn thất 213.5 triệu Đô la (khoảng 5.3 triệu tỷ đồng). Genesis mất 182 triệu Đô la (khoảng 4.5 triệu tỷ đồng) trong tài khoản trading. Chain Protocol không tiết lộ cụ thể nhưng giá trị cũng lên tới 8 con số. Quỹ hưu trí lớn nhất thế giới Ontario thông báo bị thiệt hại 95 triệu Đô la (khoảng 2.3 triệu tỷ đồng) trong vụ FTX và kế hoạch lương hưu trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Bitcoin tương lai sẽ đi về đâu? Nó có sập đổ như Luna không?
Trước sự sập đổ của Luna gây ra thiệt hại hàng tỷ USD, cùng hệ lụy đó thì giá Bitcoin giảm không thấy đáy. Các chuyên gia phân tích trêu đùa cho rằng dự báo giá sắp tới không tăng thì giảm. Nhưng Bitcoin khi nào tăng và khi nào giảm, giảm hoặc tăng bao nhiêu vẫn là câu hỏi khó mà không một chuyên gia nào có thể trả lời chính xác được.
Bởi suy cho cùng Bitcoin cũng vẫn là một kênh đầu tư may rủi, bởi giá Bitcoin sẽ rất dễ bị thao túng bởi những tin tức tiêu cực từ các Ngân hàng Trung Ương hoặc khi các mỏ đào ngừng hoạt động. Ở chiều ngược lại, các cá mập bơm và xả cũng có thể tạo ra biến động giá rất lớn cho Bitcoin trong ngắn hạn.
Vì thế, rất khó để dự đoán khi nào Bitcoin sẽ hồi phục hoặc khi nào sẽ tạo đáy mới. Trong lúc này, giới quan sát vẫn đang chờ đợi những biến động mới của Bitcoin và chuyển biến của thị trường.
Bitcoin khó có thể sụp đổ hoàn toàn, vì vẫn có nhiều người nhìn thấy giá trị của đồng tiền này, nhưng rất khó để thấy đồng tiền này tăng trở lại ở mức giá cao như trước đây. Đó có lẽ là một điều tốt – Bitcoin là một trong những loại tiền điện tử tồi tệ nhất về hiệu quả năng lượng và các nhà máy khai thác Bitcoin thường sử dụng than và các dạng năng lượng không tái tạo khác.
Đồng thời các nước cũng đưa ra cảnh báo về sự rủi ro của các loại tiền ảo và khuyến nghị người dân không tham gia mua bán tiền ảo, bởi các nhà đầu tư sẽ không được Nhà nước bảo vệ trước những rủi ro, tổn thất nếu xảy ra.
- Xem thêm bài viết chuyên mục Thị trường