Bitcoin là gì ? Tiền Ảo Bitcoin (BTC) có an toàn không?
Bitcoin là gì? Tại sao nhiều người lại nói về Bitcoin đến vậy? Bitcoin có giá trị ra sao? Cùng Kiến Thức NFT tìm hiểu về đồng tiền ảo Bitcoin huyền thoại này nhé.
Tiền ảo bitcoin
Mục lục bài viết
Tiền ảo Bitcoin (BTC) là gì?
Bitcoin là đồng coin có vốn hóa (marketcap) lớn nhất thị trường tiền ảo (crypto currency). Dữ liệu các giao dịch của Bitcoin được ghi lại trên blockchain (chuỗi khối) và minh bạch với tất cả mọi người tham gia trong mạng lưới blockchain này.
Bitcoin mới được tạo ra bằng việc giải các thuật toán phức tạp trên máy tính, và các máy tính này thường là những cỗ máy khổng lồ và được phân bố trên toàn cầu. Điểm nổi bật là giao dịch của Bitcoin là hoàn toàn độc lập, không trung gian (không cần Ngân hàng,…) và xuyên biên giới, nhờ giao thức ngang hàng.
Ảnh minh họa: Bitcoin là gì?
Ví dụ về giao dịch BTC: Giả sử A sở hữu Bitcoin và muốn chuyển cho B, thì giao dịch sẽ diễn ra như sau:
Đầu tiên: Người B phải có địa chỉ ví Bitcoin, để nhận Bitcoin từ người A. Ví Bitcoin này có thể là ví trữ coin (ví Trust, ví Coin98… hoặc ví lạnh) hay ví sàn.
Tiếp theo: Giao dịch này sẽ cần có người xác minh và ghi lại trên blockchain. Những người này gọi là thợ đào Bitcoin hay bitcoin minners. Thợ đào Bitcoin có công việc chính và thu lợi nhiều nhất là đào Bitcoin, tức là giải các thuật toán phức tạp trên máy tính để nhận về Bitcoin. Ngoài ra, họ còn được trả $$$ khi tham gia vào việc xác minh giao dịch trên blockchain. Các miners này có mặt khắp thế giới và tập trung nhiều nhất, phải kể đến là ở Trung Quốc.
Cuối cùng: người A nhập địa chỉ ví Bitcoin của người B và số lượng BTC cần chuyển. Sau đó, chọn Send là Bitcoin sẽ được chuyển đến người B. Tất nhiên, sẽ bị trừ phí cho người xác minh giao dịch.
Những điều cần biết về Bitcoin (BTC)
Ai tạo ra Bitcoin?
Bitcoin được công bố chính thức vào năm 2009 bởi một cá nhân hay tổ chức lấy tên là Satoshi Nakamoto. Sự thật đứng sau cái tên Satoshi Nakamoto vẫn là ẩn số. Đã có nhiều người nói rằng họ là Satoshi Nakamoto, nhưng đến thời điểm hiện tại Satoshi Nakamoto vẫn chưa lộ diện.
Satoshi Nakamoto – Người được cho là đã tạo ra Bitcoin
- Bitcoin (BTC)
- Max supply: 21,000,000 BTC
- White papper: https://bitcoin.org/bitcoin.pdf
- Website: https://bitcoin.org/en/
- Price: coinmarketcap
Bitcoin dẫn đầu thị trường tiền ảo
Không cần trung gian
Chỉ cần có địa chỉ ví Bitcoin và kết nối internet là có thể gửi và nhận BTC trên toàn cầu, không cần phải thông qua bên thứ 3 như Ngân hàng… Nghĩa là, người dùng BTC có thể chuyển BTC khắp thế giới mà không phải lộ danh tính hay cần sự cho phép của bất kỳ ai.
Phi tập trung
Không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
Nguồn cung giới hạn
Số lượng BTC cố định là 21 triệu coin, không ai có thể thay đổi số lượng này kể cả Satoshi.
Đơn vị tính của Bitcoin là Satoshi, 1 BTC = 100,000,000 Satoshis.
Đồng Bitcoin có vốn hóa thị trường đứng trí 14, trên cả vốn hóa của đồng RUB (Nga) trên bảng xếp hạng đồng tiền các nước, dữ liệu coinmarketcap
Ẩn danh
Mọi người có thể thấy được địa chỉ ví Bitcoin. Nhưng KHÔNG biết được thông tin cá nhân của chủ sở hữu ví BTC đó là ai, trừ khi họ công khai họ sở hữu ví BTC nào đó.
Dễ dàng mang theo
Bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung, được lưu trữ dạng kỹ thuật số (ví nóng hoặc ví lạnh). Vì vậy, người sở hữu sẽ rất thuận tiện để mang đi bất kỳ đâu, không cồng kềnh như mang tiền mặt hay vàng.
Bitcoin không thể bị làm giả
Hiện nay, chưa có ai nghĩ ra cách nào để làm giả Bitcoin.
Bitcoin có độ an toàn CAO
Vì bitcoin hoạt động trên mạng blockchain (chuỗi khối). Nên giả sử, ai đó muốn sửa một thông tin gì trong blockchain, thì phải sửa trên tất cả các node của blockchain. Tức là sửa từng mắc xích trong sợi dây xích là blockchain. Mà các bạn biết đấy, blockchain không nằm ở 1 nơi cố định. Vì vậy, khả năng hack bitcoin là có nhưng cực kỳ cực kỳ hiếm hay gần như không thể xảy ra.
Giao dịch Bitcoin không thể thay đổi
Nếu như bạn chuyển bitcoin vào nhầm địa chỉ ví BTC, thì khả năng mất số BTC đó là 100%. Vì không có trung gian nên bạn không thể khiếu nại khi gửi nhầm bitcoin.
Giao dịch Bitcoin
Vì vậy, phải thật sự tỉnh táo khi giao dịch. Và tất nhiên, bạn cũng KHÔNG thể lên blockchaim mà sửa lại giao dịch đó.
Sự kiện Bitcoin halving
Sự kiện này diễn ra sẽ giảm một nửa phần thưởng khối cho thợ đào Bitcoin. Bitcoin halving được cài đặt mặc định cứ 4 năm diễn ra một lần và tất nhiên không ai có thể thay đổi sự kiện này.
Khi Bitcoin mới ra mắt, với mỗi khối được hoàn thành, thợ đào BTC sẽ được thưởng 50 Bitcoin. Tuy nhiên, Bitcoin halving vào năm 2012, thì phần thưởng khối giảm xuống, chỉ còn 25 BTC. Lần Bitcoin halving gần nhất là vào tháng 5/2020, số lượng bitcoin chỉ còn là 6.25 BTC.
Đây cũng điểm ưu việt của Bitcoin mà các coin khác ra đời sau này đã lấy cảm hứng để tạo ra việc đốt coin (buring coin). Mục đích của Bitcoin halving là để giảm lạm phát của Bitcoin xuống mức thấp nhất.
Ứng dụng của Bitcoin
Cách đây một thời gian ngắn, Bitcoin được nhắc đến với thái độ tiêu cực: tiền ảo. Nhưng vài năm trở lại đây, sự chấp nhận của các ông lớn như Paypal,Microstratergy, Tweeter cho phép người dùng Tweeter tips cho những nhà sáng tạo nội dung trên Tweeter bằng BTC, tỷ phú thế giới Elon Musk đầu tư vào Bitcoin… Đặc biệt, vào ngày 7/9/2021, El Salvador là nước đầu tiên trên thế giới chấp nhận BTC là đồng tiền hợp pháp, tiếp đến là Cộng hòa Trung Phi (CAR)… đã đánh dấu sự chấp nhận phổ biến của BTC trên toàn thế giới.
Những ứng dụng hỗ trợ thanh toán bằng tiền ảo, trong đó có BTC, có thể kể đến như:
- TravelbyBit: Hỗ trợ đặt vé máy bay và khách sạn bằng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Đặc biệt, nếu đăng ký và đặt chỗ bằng tiền điện tử sẽ được giảm 10% trên đơn hàng.
- Spendabit: công cụ giúp bạn tìm kiếm các sản phẩm có thể mua bằng Bitcoin.
- Coinmap: hỗ trợ tìm kiếm tất cả người nắm giữ tiền điện tử có nhu cầu cần giao dịch và máy ATM có hỗ trợ tiền ảo gần bạn.
- Bitrefill: giúp bạn mua được rất nhiều thẻ quà tặng dịch vụ hoặc nạp tiền điện thoại bằng Bitcoin và các loại tiền điện tử khác thông qua Bitrefill.
Đặt vé máy bay bằng Bitcoin trên TravelbyBit
Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa hỗ trợ các ứng dụng này đâu nhé. Tóm lại, BTC được xem là tiền tệ và nơi lưu trữ giá trị cho mọi người. Dễ thấy, BTC có nguồn cung cố định, sự kiện Bitcoin Halving – giảm lạm phát bên cạnh những lợi ích khác.
Hiện tại đã có 19,032,781 BTC được đào và tìm đc chủ sở hữu. Theo wikipedia, dân số thế giới năm 2020 là hơn 7.5 tỷ người. Nhưng Thế giới cũng chỉ có 21 triệu BTC. Dân số chắc chắn sẽ tăng, nhưng số lượng BTC không thay đổi. Nếu so sánh tiền giấy (in vô hạn) và Bitcoin (Giới hạn) thì bạn biết nên làm gì rồi đấy? Mọi người nên quan tâm và có cái nhìn chủ động tìm hiểu Bitcoin hơn.
Bitcoin hoạt động ra sao?
Tuy hiện tại, Bitcoin đã trở nên phổ biến và được rất nhiều người đầu tư. Nhưng chưa chắc ai cũng hiểu rõ nguyên lý hoạt động cũng như công nghệ để tạo nên đồng tiền kỹ thuật số này. Nó được tạo nên bởi hai công nghệ là Blockchain và Công nghệ sổ cái phân tán – DLT. Có thể nói, Bitcoin là một đồng tiền crypto ứng dụng công nghệ Blockchain thành công nhất hiện nay.
Ứng dụng công nghệ Blockchain trong việc tạo ra Bitcoin
Bitcoin được tạo ra vào năm 2009 bởi Satoshi Nakamoto. Ông đã sử dụng công nghệ đồng thuận Blockchain để tạo ra một đồng tiền phi tập trung, độc lập dựa trên các thuật toán phức tạp và mật mã học.
Công nghệ Blockchain
Các bạn đọc giả có thể hiểu đơn giản, Blockchain giống như là một cuốn sổ cái kỹ thuật số được phân chia bởi nhiều khối khác nhau. Cuốn sổ kỹ thuật số này sẽ ghi ghép tất cả loại sự kiện sinh ra, biến động hoặc mất đi. Sau đó nó sẽ sao chép tất cả mọi thứ và giao cho mỗi người tham gia vào mạng giữ một bản.Bởi vì có nguyên lý hoạt động đặc biệt, nên không ai có thể tự ý thay đổi, thêm hoặc xóa bất cứ dữ liệu nào mà không có sự đồng thuận của tất cả thành viên tham gia vào trong mạng lưới. Chính vì vậy mà Bitcoin đảm bảo được sự phi tập trung và an toàn của mình.
Công nghệ sổ cái phân tán DLT
Chúng còn thường được mọi người gọi với tên gọi khác là sổ cái chia sẻ hay công nghệ sổ cái phân tán hoặc DLT. Đây là một công nghệ liên quan đến cơ sở hạ tầng của hệ thống mạng. Mà trong đó các máy tính tham gia vào mạng được gọi là nút mạng (hay Node mạng) đóng vai trò như trung gian để truyền tải, chia sẻ và đồng bộ tất cả các dữ liệu thay đổi trong sổ cái điện tử.
Công nghệ tạo nên Bitcoin
Công nghệ này sẽ áp dụng các thuật toán mã hóa dữ liệu để đảm bảo an toàn mà chỉ có những người trong mạng lưới mới có quyền đọc, thao gia và sử dụng.
Cách sở hữu Bitcoin (BTC)
Đào bitcoin (Bitcoin mining)
Bitcoin mới chỉ được tạo ra thông qua khai thác hay còn gọi là đào Bitcoin. Vì Bitcoin đã quá Hot nên số lượng người tham gia vào công cuộc đào BTC trở nên rất đông đúc. Nên nếu muốn đào được số lượng lớn BTC thì Thợ đào Bitcoin (miners) phải chi số tiền khủng để đầu tư máy móc. Theo tính toán, đến năm 2040 thì đồng bitcoin cuối cùng sẽ được khai thác.
Đào bitcoin miễn phí
Ngoài ra, cũng có cách đào bitcoin miễn phí trên điện thoại và máy tính. Các bạn có thể tham khảo bài viết: 2 cách đào Bitcoin miễn phí
Mua Bitcoin trực tiếp tại các sàn giao dịch
Nhà đầu tư có thể chọn hình thức: trading (mua BTC giá thấp và bán giá cao, trong khoản thời gian ngắn) hoặc trữ dài hạn (hold long term).
Tùy mục đích của từng người, nếu đánh giá được giá trị của BTC long term và có niềm tin vào BTC thì hold sẽ phù hợp. Ngược lại, nếu chỉ muốn kiếm lợi nhuận ngắn thì nên chọn trading. Dù cách nào, bạn cũng nên trữ coin ở ví điện tử cá nhân, sẽ an toàn hơn là trữ trên ví sàn.
Các sàn giao dịch tiền ảo uy tín hỗ trợ giao dịch mua bán Bitcoin, gồm: Binance, Coinbase, FTX, Kucoin, Remitano, Huobi.
Sàn giao dịch BINANCE
Cách để lưu trữ Bitcoin an toàn
Hiện nay, Bitcoin là một tài sản vô cùng giá trị, chính vì thế mà việc cất giữ và đảm bảo an toàn ho đồng coin có ảnh hưởng nhất thế giới này cũng đang được rất nhiều người quan tâm. Sau đây, Kiến Thức NFT sẽ giới thiệu đến các bạn 2 cách để có thể lưu trữ Bitcoin một cách an toàn.
Ví lưu trữ Bitcoin
Ví Bitcoin đơn giản là ví lưu trữ Bitcoin. Nó sẽ được xem như là một tài khoản trong hệ thống Bitcoin. Các bạn có thể hiểu một các đơn giản thì nó giống như số tài khoản ngân hàng của mọi người vậy. Mỗi ví Bitcoin sẽ bao gồm hai thành phần chính sau:
- Đó là một địa chỉ công khai hay được gọi là địa chỉ ví (tên chuyên môn Bitcoin Address). Địa chỉ này sẽ được Public để giao dịch hay trao đổi Bitcoin.
- Thứ hai là một khóa riêng tư hay còn được gọi là mật khẩu ví (tên chuyên môn là Private Key). Đây cũng giống như mật khẩu tài khoản ngân hàng của bạn vậy.
Lưu ý, khi sử dụng Ví Bitcoin, các bạn tuyệt đối không được chia sẻ Private key cho người khác. Khi giao dịch hãy chỉ cung cấp các địa chỉ Bitcoin Address.
Ví dụ về một địa chỉ ví Bitcoin: 1AjgXv8uTf2izHv2VeWEYQkAU3yVPerEYK
Lưu trữ Bitcoin
Các loại ví Bitcoin thông dụng và uy tín hiện nay
Để lựa chọn một loại Ví Bitcoin dễ sử dụng và an toàn các bạn nên tìm hiểu thật kỹ càng để tránh mất trắng tài khoản của mình. Có 3 loại ví lưu trữ thông dụng và được cộng đồng tin tưởng mà các bạn có thể tham khảo như:
- Ví nóng (hay còn gọi là Hot Wallet): là một dạng ví lưu trữ online, trong đó các bạn sẽ nắm giữ Private Key và có thể tự bảo mật cho tài sản của mình. Một số nhà cung cấp uy tín mà các bạn có thể lựa chọn như: Electrum, Coinbase Wallet, MetaMask,…
- Ví lạnh (hay còn được gọi là Cold Wallet): là một dạng ví vật lý (các bạn có thể hiểu đơn giản như chúng là một chiếc USB có khả năng lưu trữ mà các bạn có thể cầm được trên tay). Đây là một loại ví dùng cho những người muốn sự an toàn cao, hold dài hạn, ít thực hiện các lệnh giao dịch. Một số cái tên uy tín có thể sử dụng như: Ledger Nano X, Trezor Model T,…
- Ví sàn (loại ví được cung cấp bởi các sàn giao dịch): Đây là loại ví được tạo ra bởi các sàn giao dịch Người dùng sẽ có một địa chỉ ví những không có Private key. Vì thế nên chúng khá rủi ro nếu thông tin tài khoản trên sàn bị rò rỉ. Loại ví này có rủi ro cao nhất trong 3 loại. Một số ví sàn uy tín có thể kể đến như: Binance, Huobi, Remitano,…
Ví lưu trữ Bitcoin Coinbase
Các sự kiện khủng hoảng của tiền ảo Bitcoin
Sự kiện Bitcoin halving
Người ảnh hưởng nhiều nhất khi bitcoin halving diễn ra là miners vì phần thưởng cho họ sẽ giảm đi. Có nhiều luồng thông tin và ý kiến rằng giá Bitcoin sẽ thay đổi trước và sau khi sự kiện này xảy ra. Vì vậy, có thể giá BTC và các altcoin sẽ thay đổi xung quanh sự kiện Bitcoin halving. Dẫn đến, rủi rõ abcxyz bán để chốt lời hay bán để cắt lỗ, fomo…
Bitcoin đã có những thời kỳ khủng hoảng trầm trọng
Thời kỳ khủng hoảng Bitcoin 2017
Đã có 2 đợt “bong bóng” Bitcoin bùng nổ:
- Năm 2017, bitcoin tăng giá tạo đỉnh tại mức $11,000/BTC, rồi sau đó quay đầu giảm mạnh
- Tháng 3/2020, bitcoin lao dốc xuống còn $3,000/BTC vì đại dịch Covid19. Rồi gần cuối năm tăng lên hơn $50,000/BTC và hiện tại là đầu tháng 4/2021 thì giá bitcoin là $64,000/BTC.
Việc tăng giá chóng mặt tạo đỉnh rồi quay đầu giảm, không khỏi làm cho các nhà đầu tư Bitcoin suy sụp. Tuy nhiên, nếu nhìn dài hạn đến đầu năm 2022, các bạn sẽ thấy bức tranh thị trường BTC rất tươi sáng – đang có dấu hiệu đi lên.
Sự sụp đổ của Luna kéo theo Bitcoin lao dốc
Vào tháng 5 vừa qua, với sự sụp đổ của đồng coin Luna đã là cho cả thị trường Crypto lao dốc không phanh. Và dĩ nhiên Bitcoin cũng không thoát khỏi cảnh ngộ này. Đồng tiền ảo này đã lao xuống với giá thấp nhất là 19,017 USĐ – Đây là giá thấp nhất trong 2 năm gần đây.
Sự sụp đổ của Luna coin
Đến tận thời điểm hiện tại, thị trường Crypto vẫn chưa có những dấu hiệu khởi sắc. Cơn sóng đầu tư đã bắt đầu dừng lại. Cũng có một số nhà đầu tư lạc quan và mạo hiểm tin rằng đây sẽ là một cơ hội để hold coin và đón nhận cơn sóng đầu tư tiếp theo.
Tính hợp pháp của Bitcoin
Hiện nay ở Việt Nam, chưa có thông báo chính thức về việc được sử dụng Bitcoin một cách hợp pháp nhưng cũng chưa có chế tài ngăn cấm. Nhưng nếu xem Bitcoin là một loại hàng hóa để mua hay đầu tư thì vẫn hợp pháp.
Tính hợp pháp của Bitcoin
Ngoài ra, quy định về Bitcoin theo pháp luật Việt Nam vẫn còn chưa chi tiết và đang trong quá trình xây dựng khung pháp lý. Tuy nhiên, đã có khá nhiều người kiếm được lợi nhuận nhờ đầu tư Bitcoin.Trên thế giới đã có 2 nước chập nhận BTC là tiền pháp định. Rào cả của Bitcoin đã dần tháo dở. Hãy cùng chờ đón, năm 2022 có thêm quốc gia nào chấp nhận BTC không nhé?
Giá Bitcoin biến động mạnh
Bitcoin càng nổi tiếng và thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng thì sẽ phần nào thúc đẩy sự biến động về giá. Cho đến khi Bitcoin trở thành tiền tệ thống trị cho các khoản thanh toán trên toàn thế giới, nó sẽ phổ biến hơn đối với các nhà giao dịch và đầu cơ giá ⇒ giá Bitcoin sẽ ít biến động hơn.
Giá Bitcoin phụ thuộc vào lực lượng cung – cầu thị trường và cả tin tức chính trị. Thêm nữa, vốn hóa của cả thị trường tiền ảo (Bitcoin có vốn hóa lớn nhất thị trường tiền ảo) con quá bé (so với thị trường cổ phiếu)- do đó, chỉ cần một áp lực mua/bán lớn đã có thể làm di chuyển đường giá Bitcoin một cách đột ngột mạnh lên hoặc xuống thấp.
Theo quy luật chung: nếu một tin tức Bitcoin có khả năng được chấp nhận rộng rãi hơn, thì giá sẽ tăng. Ngược lại, Bitcoin bị áp đặt lệnh cấm thì giá sẽ giảm.
Đơn vị của Bitcoin (BTC)
Như các bạn cũng đã biệt, để có thể đào được Bitcoin, các máy đào vừa phải giải mã các thuật toán mã hóa để lấy các Bitcoin còn xót lại. Hoặc đóng vai trò trung gian và được trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin giữa các thành viên tham khác nha sau khi ghi chúng vào cuốn sổ cái.
Cuốn sổ cái này sẽ sử dụng các Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể sẽ được chia nhỏ thành 100 triệu đơn vị nhỏ hơn để dễ dàng giao dịch. Chúng thường được gọi là Satoshi.
- 1 đơn vị BTC = 100,000,000 Satoshi.
- 1 đơn vị Satoshi = 0.00000001 BTC.
Thiết lập bảo mật cho Bitcoin
Đối với mật khẩu sàn giao dịch, KHÔNG nên đặt theo dạng ngày sinh, tên, địa chỉ hay tên người thân… vì chúng rất dễ bị hack. Mật khẩu mạnh nên là các ký tự ngẫu nhiên, có độ dài > 8 ký tự, gồm số, ký tự đặt biệt (@#$!…), chữ viết hoa, viết thường…
Bảo mật Bitcoin
Đối với mã private key (mã khôi phục) phải lưu ở nơi an toàn, không chia sẽ cho bất kỳ ai nếu không muốn mất tài sản.
Mã khôi phục này rất quan trọng, mất mã này thì xem như hết tài sản. KHÔNG share mật khẩu, mã private key cũng như tự ý scan mã QR.
Các giao dịch Bitcoin hoạt động như thế nào?
Các giao dịch Bitcoin bao gồm một số lượng Bitcoin, một đầu vào (địa chỉ gửi), một đầu ra (địa chỉ nhận) và các khóa cá nhân (private key).
Cách giao dịch Bitcoin như thế nào
Người dùng chỉ cần nhập địa chỉ nhận và nếu người đó sở hữu khóa cá nhân được liên kết với Bitcoin, giao dịch sẽ được gửi và xác minh với sự trợ giúp của các thợ đào xác nhận các khối trao đổi (giao dịch) trong chuỗi khối Bitcoin.
Blockchain là cơ sở dữ liệu của tất cả các giao dịch được ghi lại kể từ khi Bitcoin ra đời.
Các trang thông tin về uy tín về Bitcoin
Bitcoin là một trong những đồng coin quan trọng, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể cả thị trường Cryptocurrency. Với tốc độ phát triển chống mặt và đầy biến động như hiện nay, chúng ta cần phải có cái tìn toàn diện, kỹ càng về thị trường. Vì vậy, các bạn nên cập nhật cho mình những thông tin và kiến thức mới và chính xác nhất về Bitcoin để có thể bắt kịp xu hướng cũng như đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
Dưới đây Kiến Thức NFT sẽ giới thiệu đến các bạn là một số nguồn thông tin về Bitcoin uy tín có thể tham khảo:
- Các mạng xã hội có cộng đồng Crypto lớn như: Telegram, Twitter,..
- Xem và phân tích các thông tin về thị trường theo thời gian thực như: Coinmarketcap, Coindesk, Congecko,…
- Cung cấp kiến thức và bài viết nghiên cứu chuyên sâu như: Kiến Thức NFT, Coin98 Insights, Messari, Medium, The Block, Dephi Digital, Binance Research.
Những câu hỏi thường gặp về Bitcoin (BTC)
Để hiểu hơn về Bitcoin cũng chắc chắn hơn trước khi quyết định đầu tư hay tham gia và thị trường Crypto. Kiến Thức NFT đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp được rất nhiều người quan tâm mà các bạn nên biết.
Lending Bitcoin là gì?
Lending Bitcoin là một hình thức người dùng sẵn sàng mang tài sản bitcoin đang có của mình mình cho người khác vay để nhận về mức lãi suất nhất định Hình thức nàycó thể cố định hoặc không cố định).
Bitcoin Defi là gì?
Đây là hình thức giao dịch phái sinh phi tập trung dựa trên giá trị của đồng tiền Bitcoin.
Bitcoin Cash là gì?
BTC và BCH là hai đồng tiền tác biệt với nhau, tuy nhiên cũng cũng có khá nhiều điểm tường đồng. BCH là chuỗi khối được tách (Hard Fork) ra từ chuỗi khối của BTC.
Bitcoin ETF là gì?
Đây là một quỹ với chức năng hoán đổi danh mục theo dõi và giao dịch theo giá hiện thời của Bitcoin.
Bitcoin Dominance là gì?
BTC Dominance được hiểu đơn giản là phần trăm vốn hoá mà Bitcoin chiếm trên tổng số vốn hoá của toàn bộ thị trường tiền số (Cryptocurrency).
Thế giới có bao nhiêu Bitcoin?
Hiện tại, trên thế giới chỉ có đúng 21,000,000 đồng Bitcoin.
Có bao nhiêu Bitcoin đã được đào?
Tính đến thời điểm hiện tại đã có 19,149,787.5 Bitcoin đã được khai thác.
Bitcoin có ẩn danh không?
Những người tham gia giao dịch Bitcoin được xác định bằng địa chỉ công khai – chuỗi dài khoảng 30 ký tự mà bạn thấy trong địa chỉ Bitcoin của một người. Đối với mọi giao dịch, địa chỉ ví Bitcoin gửi và nhận đều có thể xem được công khai.
Điều gì xảy ra nếu tôi mất Bitcoin?
Thật không may, vì có duy nhất một khóa riêng tư (private keys) liên kết với một ví Bitcoin, nếu khóa này bị mất. Thì sẽ không có cách nào để lấy lại khóa này.
Tuy nhiên, hầu hết các ví trữ coin hiện nay đều có bản sao lưu ví và khóa, nên bạn có thể tạo trước khi lưu trữ coin. Điều này sẽ cho phép bạn có thể khôi phục ví mới nếu bị mất.
Ai quản lý Bitcoin?
Không ai “quản lý” Bitcoin – theo như whitelist của Bitcoin, thì Bitcoin không phải là một công ty hay tổ chức, không có cơ quan quản lý và không có cơ cấu tổ chức. Bitcoin chỉ đơn giản là một giao thức phần mềm, như HTTP (hay còn gọi là Internet và SMTP (còn gọi là email).
Điều này đã xảy ra kể từ khi người tạo ra Bitcoin, cá nhân(hoặc tôt chức) tự gọi là Satoshi Nakamoto, phát hành ra Bitcoin vào năm 2009. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm nhất định có thể gây ảnh hưởng đến cách Bitcoin hoạt động. Gồm có:
Đó là đội ngũ phát triển (developers): Mặc dù Satoshi Nakamoto phát hành phiên bản đầu tiên của Bitcoin vào năm 2009, mã này đã được các lập trình viên sau đó viết lại và cập nhật. Các nhà phát triển chọn những bản cập nhật nào sẽ thực hiện cho giao thức và xem xét các cách có thể cải thiện nó.
Thợ đào (Miners): Đây là những người (và các công ty) sở hữu các máy đào ra Bitcoin mới và giữ cho mạng lưới hoạt động an toàn bằng cách xác thực các giao dịch. Kết quả là, họ có quyền lừa chọn phần cứng và phần mềm để hỗ trợ đào Bitcoin. Các nhà phát triển có thể tạo và phát hành các bản sửa đổi triệt để đối với giao thức Bitcoin, nhưng chúng sẽ không có tác dụng nếu như các thợ đào Bitcoin không chọn áp dụng chúng.
Nhà đầu tư (users): nếu như tất cả người dùng cho rằng Bitcoin không còn không có giá trị với họ nữa. Thi Bitcoin và tiền ảo sẽ trở nên vỗ nghĩa. Thị trường biến động tăng hay giảm là nằm ở quyết định mua, giữ, bán Bitcoin và tiền ảo. Cho đến nay, chưa có loại tiền điện tử nào vượt Bitcoin, BTC vẫn chiếm vị trí là loại tiền điện tử phổ biến nhất, nhưng không có gì đảm bảo rằng điều này sẽ luôn xảy ra. Những người nắm giữ lớn, quỹ đầu tư mạo hiểm… và những nhân vật có ảnh hưởng trong “cộng đồng Bitcoin” cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của Bitcoin. Vì vậy, cộng đồng users cũng đóng vai trò rất quan trọng với Bitcoin.
Tại sao mọi người lại tin tưởng vào tương lai của Bitcoin?
Bitcoin là một mạng lưới hoạt động theo ba nguyên tắc cơ bản của tự do công nghệ: phân quyền, mã nguồn mở và công nghệ ngang hàng thực sự. Niềm tin của Bitcoin dựa trên những đánh giá chủ quan củan của con người vào các thuật toán toán học, mã hóa và các con số. Với ba trụ cột của các nguyên tắc công nghệ, blockchain của Bitcoin là một hệ thống toàn vẹn được đánh giá ngang hàng.
Ngoài ra, Bitcoin ngày càng được các công ty, tổ chức hàng đầu thể giới (ví dụ: Tesla, MicroStratergy,…), thậm chí là có quốc gia (El Salvador…) đã chấp nhận Bitcoin. Đây là dấu hiệu cho thấy sự lạc quan về tương lai của Bitcoin.
Tạm kết
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình. Hy vọng, các bạn sẽ có thêm thông tin về Bitcoin. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết sau!
Thông báo miễn trừ trách nhiệm: Đầu tư lĩnh vực tiền số (tiền điện tử, tiền mã hóa, tiền ảo) crypto currency, luôn tồn tại nhiều rủi ro. Bài viết này, chỉ nhằm mục đích chia sẽ thông tin và KHÔNG PHẢI LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH. Kiến Thức NFT không chịu trách nhiệm cho quyết định đầu tư của các bạn!
Võ Văn Hiền hiện đang là Founder & CEO của Kiến Thức NFT. Anh ấy muốn cung cấp những thông tin bổ ích và thiết thực nhất về thị trường Cryptocurrency đến tất cả mọi người.