Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bản tin




Từ viết tắt
Đọc bài viết

Với nhiều ưu thế lớn, như có bờ biển dài, các bãi biển đẹp, phong cảnh và các kỳ quan thế giới hấp dẫn, du lịch biển và ven biển Việt Nam phát triển nhanh chóng trong thời gian qua.

Page Content

Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khich các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Nhiều tàu hiện đại của Thế giới đưa một lượng khách du lịch lớn đã đến Việt Nam. Lượng khách và doanh thu ngành du lịch liên tục tăng. Du lịch đã và đang đóng góp lớn trực tiếp cho ngành kinh tế đất nước và lan tỏa sang các ngành kinh tế liên quan khác. Chính vì vậy, trong Nghị quyết 36-NQ/TW, ngành du lịch đã được chuyển lên vị trí ưu tiên số 1.

Thực trạng

Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2017 đạt 510,9 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 22,6 tỷ USD)3 , trong đó doanh thu du lịch của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm khoảng 70% tổng doanh thu toàn ngành. Thu nhập từ hoạt động du lịch biển, đảo chiếm tỷ trọng cao, khoảng 70% tổng thu nhập du lịch Việt Nam. Trong năm 2018, cả nước đón khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 2,7 triệu lượt khách và 80 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn 6,8 triệu lượt khách so với năm trước. Tổng thu của ngành du lịch đạt khoảng 620.000 tỉ đồng, tăng hơn 109.000 tỉ đồng so với 2017.

Theo thống kê sơ bộ của ngành Du lịch Việt Nam, nước ta hiện có khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động trong cả nước), trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy. Mỗi năm ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên, học viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm. trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Đây là cơ hội lớn về việc làm mà ngành du lịch Việt Nam đã tạo ra hiện nay.

Bên cạnh những công việc truyền thống tại các địa phương ven biển, những hoạt động dịch vụ du lịch là rất quan trọng giúp cộng đồng dân cư sẽ có thêm thu nhập, trong bối cảnh du lịch phát triển nhanh như hiện nay. Những năm gần đây, loại hình du lịch cộng đồng tại các huyện ven biển đã bắt đầu hình thành, có bước khởi đầu triển vọng; khu vực miền Trung (từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận) được xem là những mảnh đất vàng để phát triển loại hình du lịch.

Áp lực

Du lịch biển, ven biển Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức kể cả về chủ quan và khách quan:

Tầm nhìn du lịch hẹp, cục bộ địa phương, thiếu sự liên kết, thiếu tính bền vững.

Một số chính sách về phát triển du lịch còn bất cập, thiếu quy định, chế tài xử phạt đối với những hành vi gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đảm bảo để thực hiện việc di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện cho khách. Trong những dịp cao điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông, chen lấn, xô đẩy, gây cảm giác khó chịu đối với du khách. cộng đồng. Các địa phương đã thu hút sự quan tâm của lượng lớn du khách quốc tế.

Trong văn hóa kinh doanh phục vụ du lịch, còn có tư tưởng trục lợi (nâng giá phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống, chèn ép khách…; còn hiện tượng đeo bám xin tiền, chèo kéo khách mua hàng lưu niệm.

Không gian danh thắng và di sản văn hóa bị xâm hại: việc khai thác nguồn tài nguyên biển và ven biển vì mục đích kinh tế đã phá vỡ cảnh quan, dẫn đến môi trường ô nhiễm, làm mất không gian thiêng của các di tích.

Sản phẩm du lịch nghèo nàn: chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ du khách chưa có sức cạnh tranh với các quốc gia khác.

Những điều đó dẫn đến việc khó giữ chân du khách: nhiều khách quốc tế không muốn quay trở lại, trong khi đó, khách nội địa lại có xu hướng đi du lịch nước ngoài.

Đáp ứng

Ngành du lịch đang nỗ lực hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định để phát triển du lịch biển, đảo, tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất tại các bến cảng; đầu tư trang bị mới và cải tạo đội tàu du lịch; hỗ trợ về giá, thuế cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo; liên kết với các công ty dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cũng như các địa phương, nâng cao chất lượng phục vụ cho du khách; nâng cao văn hóa biển, ẩm thực biển, hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp và thủy sản.

Năm 2017, Luật Du lịch số: 09/2017/QH14 được xây dựng thay cho Luật 2005. Ngày 10 tháng 8 năm 2018, Tổng cục Du lịch đã xây dựng Kế hoạch số 1075/KH-TCDL,phát động phong trào xã hội hóa nhà vệ sinh cho khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm. Nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai các chính sách, kế hoạch nâng cấp, phát triển tàu và cơ sở hạ tầng du lịch, củng cố cơ chế, hoạt động kinh doanh du lịch. Mới đây, Bộ VHTT&DL đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” (Quyết định của Bộ số 2031/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 6 năm 2019).

Xổ số miền Bắc