Bỏ túi kinh nghiệm chọn mua củ kiệu để làm món củ kiệu muối trong ngày Tết – Bếp nhà chuẩn Âu. Trọn tình bền lâu
Ngày Tết truyền thống đang đến gần. Vào những ngày Tết, bên cạnh các món ăn như bánh chưng, giò lụa, thịt gà,… thì củ kiệu là một món ăn cực kì giản dị nhưng không thể vắng mặt trong mâm cỗ Tết. Muốn có một đĩa của kiệu giòn, ngon, thì khâu chọn mua củ kiệu cực kì quan trọng. Hôm nay, Lorca Việt Nam sẽ bật mí cho bạn kinh nghiệm chọn mua củ kiệu để làm món củ kiệu muối trong ngày Tết. Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Mục lục bài viết
Bỏ túi kinh nghiệm chọn mua củ kiệu để làm món củ kiệu muối trong ngày Tết
1. Giá trị dinh dưỡng của củ kiệu
Củ kiệu là củ của cây kiệu. Đây là một loại cây thân thảo, thuộc họ hành. Phần thân của củ kiệu thường có màu trắng, hình trái xoan, hơi thuôn dài. Củ kiệu là một loại cây rau gia vị, được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngoài tên gọi củ kiệu, chúng còn được biết đến với cái tên tiểu toán, tiểu căn, hỏa thông,… Trong Đông y, củ kiệu được coi là một vị thuốc. Vị cay, đắng, tính ấm của loại cây này có tác dụng tốt đối với đại tràng, giúp thông dương, hành khí. Chúng được sử dụng để làm ấm bụng, trị các chứng viêm mũi mãn tính, tức ngực khó thở.
Thông thường trong dịp Tết, mâm cơm của người Việt không thể thiếu được một đĩa củ kiệu muối. Chúng trở thành món ăn truyền thống, được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, củ kiệu còn dùng để xào, hay lá kiệu có thể dùng để làm rau ăn lẩu,… Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, bia rượu, củ kiệu muối sẽ giúp cơ thể được thanh lọc. Hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, giúp cho việc ăn uống ngày Tết không còn quá nặng nề, khó chịu.
2. Kinh nghiệm chọn mua củ kiệu để làm món củ kiệu muối
Phân loại các loại củ kiệu
Củ kiệu có hai loại chính là củ kiệu trâu và kiệu quế. Kiệu quế còn có tên gọi khác là kiệu Huế, ăn ngon hơn kiệu trâu. Do đó, khi chọn mua củ kiệu để làm món củ kiệu muối, bạn nên ưu tiên kiệu Huế.
Nhìn bên ngoài, kiệu quế có thân nở. Phần thắt eo của củ khá rõ rệt. Phần đuôi kiệu mảnh, không dày. Trong khi đó, kiệu trâu thì có phần thân khá dài, đuôi to và không thắt eo. Kiệu quế sau khi muối sẽ trắng, giòn và thơm hơn kiệu trâu rất nhiều.
Chọn củ kiệu dựa vào kích thước
Chọn mua củ kiệu để làm món củ kiệu muối thì nên chọn loại củ có kích thước vừa phải. Củ kiệu to có thể được dùng làm gia vị. Nhưng để muối thì ưu tiên chọn những củ có kích thước nhỏ vừa phải. Củ kiệu quá to sau khi muối sẽ bị hăng, cay nồng và giảm độ ngon. Thời gian muối cũng sẽ lâu hơn nhiều.
Củ kiệu có thích thước nhỏ vừa nhanh thấm gia vị. Loại này cũng ít hăng, sau khi muối thì giòn và thơm hơn nhiều.
Chọn mua củ kiệu dựa vào hình thức bên ngoài
Củ kiệu mọc trong đất thế nên trong quá trình thu hoạch, nếu bị xây sát, trầy xước sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa, nếu đất dính vào sâu bên trong củ, việc làm sạch cũng khó khăn hơn.
Khi chọn mua củ kiệu, bạn chọn những bó kiệu có các củ đều nhau. Phần củ màu trắng tươi, không trầy xước hay dập nát. Củ kiệu bóng, mẩy, nhìn đẹp mắt và chắc. Bạn sờ tay vào củ sẽ cảm thấy có độ cứng nhất định. Củ kiệu tươi thì có mùi hăng nhẹ, lẫn vào với mùi đất rất dễ chịu.
Không chọn mua những củ có dấu hiệu bị héo, thối, mốc. Củ sờ vào thấy mềm hay có mùi lạ cũng không chọn, đó rất có thể là loại củ kiệu đã để từ lâu.
Lorca mong rằng, với những chia sẻ về cách chọn mua củ kiệu để làm món củ kiệu muối trong ngày Tết trên có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm nội trợ, mua sắm dịp cuối năm. Hiện nay, củ kiệu muối sẵn được bày bán rất nhiều, nhưng nếu có thời gian, vẫn nên ưu tiên tự tay muối một lọ cho gia đình thưởng thức để đảm bảo chất lượng vẫn hơn phải không nào!