[Bookademy] Review Sách “Mastering Bitcoin – Bitcoin Thực Hành”: Những Khái Niệm Cơ Bản Và Cách Sử Dụng Đồng Tiền Mã Hóa.
Cuộc cách mạng công nghệ blockchain và bitcoin khuấy đảo giới tài chính đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ở buổi bình minh của cuộc cách mạng này, bitcoin, đồng tiền số phi tập trung thành công đầu tiên vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, vậy mà nó đã vươn mình trở thành một nền kinh tế toàn cầu trị giá hàng tỉ đô la. Nếu bạn đang ấp ủ xây dựng một ứng dụng ưu việt, đầu tư vào một công ti khởi nghiệp, tham gia vào mạng Internet của tiền tệ hay chỉ đơn giản là tò mò về công nghệ này, chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ “Bitcoin thực hành” của Andreas M. Antonopoulos.
Andreas M. Antonopoulous là một nhà công nghệ kiêm doanh nhân khởi nghiệp nổi tiếng, và cho đến nay ông đã trở thành một trong những nhân vật được kính nể nhất trong cộng đồng bitcoin. Với niềm thích thú và đam mê với bitcoin, Andreas viết cuốn sách với mong muốn được chia sẻ về công nghệ tuyệt vời này với độc giả.
“Cuốn sách giúp bạn tự tin tham gia vào cuộc cách mạng phần mềm trong thế giới tài chính…”
Gavin Andresen, Khoa học gia trưởng, Tổ chức Bitcoin đã nhận xét về cuốn sách hơn 500 trang bạn đang cầm trên tay rằng:
Khi nói về bitcoin, đôi khi tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Nhưng thực ra thì nó hoạt động như thế nào kia?” Giờ thì tôi có câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi đó rồi, bởi vì bất kì ai sau khi đọc “Bicoin thực hành” xong thì đều sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của nó, và học sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để có thể viết ra những ứng dụng tiền mã hóa tuyệt vời.
“Bitcoin thực hành” chủ yếu dành cho các lập trình viên. Nếu bạn muốn sử dụng một ngôn ngữ lập trình, cuốn sách này sẽ dạy bạn về cơ chế hoạt động của các loại tiền mật mã, cách sử dụng chúng và cách phát triển các phần mềm làm việc với chúng.
Tuy nhiên, các khán giả phổ thông cũng hoàn toàn có thể đọc cuốn sách này. Một vài chương đầu dẫn nhập sâu về bitcoin sẽ cung cấp cho những ai tò mò, thích thú với bitcoin những kiến thức từ đơn giản đến sâu sắc.
“Bitcoin thực hành” có 12 chương và 6 phần phụ lục. Nội dung chính của cuốn sách bao gồm:
-
Phần giới thiệu tổng quan về bitcoin – đây là nội dung phù hợp với những người không chuyên về công nghệ, các nhà đầu tư, và các lãnh đạo doanh nghiệp.
-
Nền tảng kĩ thuật của bitcoin và các loại tiền mã hóa dành cho các nhà phát triển, các kĩ sư, các kiến trúc sư hệ thống và phần mềm.
-
Chi tiết về mạng phi tập trung, kiến trúc ngang hàng, vòng đời giao dịch, và các nguyên tắc ăn ninh trong bitcoin.
-
Những sự phát triển mở rộng của bitcoin và blockchain, bao gồm các chuỗi, tiền tệ và ứng dụng thay thế.
-
Những câu chuyện người thực việc thực, những hình ảnh so sánh tinh tế, những ví dụ, và những đoạn mã thực tế minh họa cho các khái niệm kĩ thuật chính.
Để sử dụng hiệu quả cuốn sách này, trước khi đọc các nội dung chính, bạn không nên bỏ qua phần bảng thuật ngữ và các quy ước được sử dụng trong cuốn sách.
Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này, tác giả sẽ giải thích một cách tỉ mỉ về bitcoin và khái niệm liên quan để dẫn nhập vào các phần sau đó. Với lối viết khoa học, khách quan và logic cùng ngôn ngữ dễ hiểu, Andreas sẽ mang tới cho chúng ta hiểu biết cơ bản mà đầy đủ hơn cả về bitcoin và công nghệ blockchain.
Bitcoin là gì?
Bitcoin là một tập hợp các khái niệm và công nghệ tạo nên nền tảng của một hệ sinh thái tiền số. Các đơn vị tiền tệ gọi là bitcoin được sử dụng để tích trữ và trao đổi các giá trị giữa các thành viên trong mạng lưới bitcoin. Không như tiền tệ truyền thống, bitcoin mang tính ảo hoàn toàn. Không có đồng tiền bitcoin vạt lí nào, thậm chí đồng tiền số cũng không.
Bitcoin là một hệ thống phân tán ngang hàng, do đó không có máy chủ trung tâm hay điểm kiểm soát nào. Bitcoin được tạo ra thông qua một quá trình gọi là “đào” tiền, trong đó các thợ đào phải cạnh tranh với nhau để tìm đáp án cho một bài toán trong lúc xử lí các giao dịch bitcoin.
Đại diện cho đỉnh cao của hàng thập kỉ nghiên cứu về mật mã và các hệ thống phân tán, bitcoin là sự kết hợp độc đáo và mạnh mẽ của 4 phát minh chính. Bitcoin được tạo thành từ:
-
Một mạng ngang hàng phi tập trung (giao thức bitcoin)
-
Một sổ cái giao dịch công khai (blockchain)
-
Một tập hợp các quy tắc để xác thực giao dịch và phát hành tiền tệ độc lập (các quy tắc đồng thuận)
-
Một cơ chế để đạt được sự đồng thuận phi tập trung trên blockchain hợp lệ (thuật toán bằng chứng công việc)
Lịch sử Bitcoin
Bitcoin ra đời năm 2008 với bản đặc tả khái niệm có tựa đề “Bitcoin: một hệ thống tiền điện tử ngang hàng”, được công bố dưới bút danh Satoshi Nakamoto. Satoshi lui vào hậu trường năm 2011, để lại trách nhiệm phát triển mã nguồn và mạng bitcoin cho một nhóm tình nguyện viên ngày càng lớn mạnh. Danh tính của cá nhân hay tổ chức đứng đằng sau bitcoin đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Các công dụng của bitcoin, người dùng bitcoin và các câu chuyện của họ.
Phần này tác giả sẽ dẫn ra những câu chuyện có thực về những người sử dụng bitcoin và những ngành nghề hiện đang sử dụng bitcoin để tạo ra những thị trường mới, giải quyết vấn đề kinh tế toàn cầu.
Bắt đầu
Đây chính là phần trọng tâm của chương 1 cuốn sách. Ở phần này, Andreas sẽ nói vè cách chọn “ví bitcoin” và hướng dẫn một số thao tác với bitcoin như: kiếm bitcoin đầu tiên, xác định giá trị hiện hành của bitcoin, gửi và nhận bitcoin.
Chương 2; Bitcoin hoạt động như thế nào?
Khác với các hệ thống ngân hàng và thanh toán truyền thống, hệ thống bitcoin dựa trên sự tín nhiệm phi tập trung. Thay vì phải có một thực thể quyền lực trung ương được tín nhiệm, trong bitcoin sự tín nhiệm đạt được như một thuộc tính hệ quả từ các tương tác giữa những người tham gia trong hệ thống bitcoin.
Trong chương này, chúng ta sẽ khám phá bitcoin từ một góc độ cao hơn thông qua việc theo sát một giao dịch được thực hiện trên hệ thống bitcoin, chứng kiến quá trình nó trở nên được “tín nhiệm” và được chấp nhận bởi cơ chế đồng thuận phân tán của bitcoin, và cuối cùng được ghi vào blockchain, sổ cái phân tán của mọi giao dịch.
Chương 3: Bitcoin Core: Bản thực thi tham chiếu.
Khi Satoshi Nakamoto tạo ra bitcoin, phần mềm này thực chất đã hoàn thiện trước khi bản đặc tả đưuọc viết. Tính đến nay, bản thực thi đầu tiên này, khi nó được gọi đơn giản là Bitcoin hay phần mềm Satoshi đã và đang được sửa đổi nâng cấp rất nhiều. Nó đã tiến hóa thành Bitcoin Core, nhằm phân biệt với các bản thwujc thi tương thích. Bitcoin Core là bản thực thi tham chiếu của hệ thống bitcoin, có nghĩa là bản tham chiếu chính thức và có độ tin cậy cao về cách thức thực thi từng thành phần của công nghệ này.
Bitcoin Core thực thi mọi khía cạnh của bitcoin, bao gồm các ví, các bộ máy xác thực giao dịch và block, một nút mạng đầy đủ trong bitcoin ngang hàng.
Chương 4: Khóa, địa chỉ.
Chương 4, tác giả đề cập tới một số khía cạnh của mật mã học được vận dụng trong bitcoin để kiểm soát quyền sở hữu tiền, thể hiện dưới dạng các khóa, địa chỉ, và ví.
Quyền sở hữu của bitcoin được thiết lập thông qua các khóa số, địa chỉ bitcoin, và chữ ký số. Các khóa số này thực ra không được lưu trữ trên mạng lưới, mà do người dùng tạo ra và lưu giữ trong một file, hay một cơ sở dữ kiệu đơn giản gọi là ví. Các khóa số trong ví của người dùng hoàn toàn độc lập với giao thức bitcoin, và phần mềm ví của người dùng có thể tạo và quản lí chúng mà không cần tham chiếu đến blockchain hay kết nối đến Internet.
Trong phần thanh toán của một giao dịch bitcoin, khóa công khai của người nhận được đại diện bằng vân tay số của nó, gọi là địa chỉ bitcoin, có vai trò tương tựu như tên người thụ hưởng trên ngân phiếu.
Trong phần sau của chương 4, tác giả sẽ đi sâu giới thiệu về các loại khóa, và giải thích về một số thuật ngữ thường gặp khi gaio dịch bitcoin.
Có hai loại là khóa công khai và khóa bí mật. Một khóa bí mật chỉ đơn thuần là một con số được chọn ra ngẫu nhiên. Quyền sở hữu và kiểm soát đối với khóa bí mật là nguồn gốc tạo nên quyền kiểm soát đối với toàn bộ lượng tiền gắn với địa chỉ bitcoin tương ứng. Khóa bí mật được dùng để tạo ra các chữ ký, một số yêu cầu bắt buộc khi chi tiêu bằng bitcoin đòi hỏi xác minh quyền sở hữu. Khóa công khai được tính ra bằng khóa bí mật theo công thức: K=k*G, trong đó k là khóa bí mật, G là phần tử sinh, K là khóa công khai thu về.
Chương 5: Ví
Từ ví dùng để nói chỉ một số yếu tố khác nhau trong bitcoin. Ở mức khái quát, ví là ứng dụng đóng vai trò giao diện người dùng chính. Ví kiểm soát quyền truy cập tiền của người dùng, quản lí các khóa và địa chỉ, theo dõi số dư, tạo và quản lí các giao dịch.
Ở góc độ hẹp hơn, từ góc nhìn của một lập trình viên, ví dùng để chỉ cấu trúc dữ liệu dùng lư trữ và quản lí các khóa của người dùng.
Trong chương 5, ví được nhìn nhận ở góc độ thứ hai: ví là nơi chứa các khóa bí mật, thường được cài đặt như các file có cấu trúc đơn giản.
Trước hết, tác giả nêu tóm lược về các công nghệ khác nhau dùng để tạo ra ví bitcoin thân thiện với người dùng, an toàn và linh hoạt.
Một nhầm lẫn khái niệm thường gặp về bitcoin là ví bitcoin chứa bitcoin. Trên thực tế, ví chỉ chứa khóa. Các “coin” được ghi lại và blockchain trên mạng bitcoin.
Có hai loại ví chính, được phân biệt bằng mối liên hệ giữa các khóa chứa trong ví: ví bất định và ví tất định.
Chương 6: Giao dịch
Chương 6 tác giả tập trung khám phá tất cả các hình thực giao dịch khác nhau, nội dung của chúng, cách tạo chúng, cách xác thực chúng cũng như tìm hiểu cách chúng trở thành một phần của bản ghi vĩnh viễn tất cả các giao dịch như thế nào. Thuật ngữ “ví” trong chương này đề cập đến phần mềm thiết lập các giao dịch chứ không đơn thuần là một cơ sở dữ liệu các khóa.
Các giao dịch là phần quan trọng nhất của hệ thốn bitcoin. Mọi yếu tố khác trong bitcoin đều được thiết kế để đảm bảo rằng các giao dịch có thể được tạo ra, phát tán tên mạng bitcoin, xác thực và cuối cùng là bổ sung vào sổ cái giao dịch trên toàn cầu. Giao dịch là cấu trúc dữ liệu mã hóa sự chuyển giao giá trị giữa những người tham gia trong hệ thống bitcoin. Mỗi giao dịch là một mục ghi chép công khai trong blockchain bitcoin, sổ cái kế toán kếp toàn cầu.
Chương 7: Các giao dịch và kịch bản nâng cao
Nếu ở chương 6 chúng ta đã được giới thiệu về các yếu tố cơ bản của giao dịch bitcoin và tìm hiểu loại kịch bản giao dịch phổ biến nhất: kịch bản P2PKH, thì trong chương 7, chúng ta sẽ nghiên cứu về phương pháp thiết lập kịch bản cao cấp hơn cũng như cách vận dụng nó để xây dựng các giao dịch với những điều kiện phức tạp.
Đầu tiên tác giả sẽ nói về các kịch bản đa chữ kí. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về dạng kịch bản giao dịch phổ biến thứ hai, Trả đến mã băm kịch bản, để khám phá thế giới của một kich bản phức tạp. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét các toán tử kịch bản mới, các nhân tố góp phần bổ sung têm một chiều kích thời gian cho bitcoin thông qua timelock.
Chương 8: Mạng Bitcoin
Bitcoin được xây dựng như một kiến trúc ngang hàng ở tầng trên cùng của Internet. Thuật ngữ mạng ngang hàng có nghĩa là các máy tính tham gia vào mạng lưới là ngang hàng, đồng cấp với nhau, bình đẳng như nhau, không có nút nào là đặc biệt. Các nút mạng liên kết với nhau trong một mạng Mesh, với cấu trúc liên kết phẳng.
Chương 9: Blockchain
Chương 9, chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về công nghệ nền tảng Blockchain.
Cấu trúc dữ liệu Blockchain là một danh sách backlink gồm các block giao dịch được xếp thứ tự. Có thể lưu blockchain như một file phẳng hoặc một cơ sở dữ liệu đơn giản.
Chương 10: Đào và đồng thuận
Đào là cơ chế làm nền tảng cho phòng thanh toán phi tập trung , qua đó các giao dịch được xác thực và thanh toán. Đào là phát minh khiến cho bitcoin trở nên đặc biệt, một cơ chế bảo mật phi tập trung là một cơ sở cho tiền số ngang hàng.
Ở chương 10, tác giả cuốn sách cũng đi sâu và chỉ rõ cho ta thấy cơ chế đồng thuận bitcoin, mặt lợi cũng như hạn chế của nó. Theo thời gian, người ta đang tìm cách khắc phục những hạn chế này để có được một công nghệ tối ưu hơn.
Chương 11: An toàn Bitcoin
An toàn bitcoin là thách thức bởi vì bitcoin không phải là một tham chiếu trừu tượng tới giá trị, giống như một số dư trong tài khoản ngân hàng. Bitcoin rất giống với tiền hoặc vàng số.
Có lẽ bạn đã nghe thấy cụm từ “sở hữu là chín phần mười của luật pháp”. Vâng, trong bitcoin, sở hữu là mười phần mười của luật pháp. Sở hữu các chìa khóa để mở bitcoin là tương đương với sở hữu tiền mặt hoặc một miếng kim loại quý.
Bitcoun là một công nghệ hoàn toàn mới, chưa từng có và rất phức tạp. Theo thời gian, chúng ta sẽ có các công cụ và kinh nghiệm an toàn hơn, dễ sử dụng hơn cho những người không chuyên.
Chương 12: Các ứng dụng Blockchain
Trong chương cuối cùng của cuốn sách, chúng ta sẽ xem xét các tính năng được cung cấp bởi blockchain bitcoin như nền tảng ứng dụng.
Phần sau của cuốn sách là các phần phụ lục nhằm giải thích cặn kẽ hơn những kiến thức đã được nhắc tới xuyên suốt cuốn sách. Đây là một trong những phần rất đáng lưu tâm mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn hiểu và sử dụng hiệu quả nhất cuốn sách này.
Lời kết
Bitcoin và blockchain là một cuộc cách mạng mới, chào đón bất cứ ai có niềm đam mê và khao khát phát triển công nghệ đầy tiềm năng này. Giờ đây bạn không còn là người đứng ngoài cuộc chơi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào cuộc cách mạng ấy nếu có đủ tri thức và đam mê. “Bitcoin thực hành” chính là bước đi đầu tiên trong hành trình vạn dặm của bạn để chinh phục và khẳng định bản thân trong kỉ nguyên mới, kỉ nguyên Internet của tiền tệ.
Tác giả: Thu Thảo – Bookademy
——
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về các cuốn sách hay tại link: https://www.facebook.com/bookademy.vn/
Trở thành CTV viết reviews sách để có cơ hội đọc và nhận những cuốn sách thú vị cùng Bookademy, gửi CV (tiếng Anh hoặc Việt) về: [email protected]