Bữa cơm chiều 30 Tết gọi về nhà

Tết

Cả nhà tôi quây quần ăn bữa cơm chiều 30 Tết – Ảnh: tác giả cung cấp

Hằng năm tôi cũng có về thăm lại quê nhà nhưng không đúng vào dịp 30 Tết để cùng người thân, gia đình quây quần, sum họp bên nhau để cùng ăn bữa cơm đầm ấm cuối năm vào chiều 30 Tết.

Còn nhớ những Tết xưa, từ ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng chạp) không khí Tết ở làng tôi đã rộn ràng hơn trên các đường quê, ngõ xóm. Lúc này mẹ tôi đang chuẩn bị mọi thứ và làm các loại bánh trái cúng kính tổ tiên, ông bà trong dịp Tết. 

Đêm qua tôi nằm mơ cảnh thời con gái cùng nấu nồi bánh tét với mẹ hiền, trong ánh nắng ban mai lấp loáng tôi bồi hồi khi thấy mái tóc trắng của mẹ trong gió xuân nụ cười đôn hậu, chân quê. 

Những ngày cuối năm, nơi đất khách quê người, tôi nhớ bữa cơm đầy đủ các thành viên trong gia đình nơi miền quê yêu dấu. Trong khói hương trầm thiêng liêng thơm ngát, bên mâm cơm cúng ông bà tổ tiên có đầy đủ các món ăn truyền thống thơm ngon mà ngày thường dễ gì có được.

Với người xứ Quảng quê tôi, lễ cúng tất niên được tiến hành sau 20 tháng chạp, và lễ cúng rước ông bà tiến hành vào những ngày cận Tết, thông thường từ 28-30 tháng chạp. 

Tôi còn nhớ Tết xưa, sau lễ cúng rước ông bà thì mọi thành viên trong gia đình quây quần ngồi lại với nhau trong bữa cơm cuối cùng của năm. 

Đó là bữa cơm mang ý nghĩa sâu sắc cho mọi thành viên trong gia đình, bữa cơm ấm áp của tình thân, của sự ấm áp, sẻ chia qua một năm làm ăn khó khăn hay thuận lợi.

Lúc sinh thời, ông tôi cho hay dẫu cuộc sống theo hướng hiện đại nhưng đối với gia đình ta, bữa cơm chiều 30 Tết vẫn vô cùng quan trọng. Trong bữa cơm này tất cả thành viên gia đình sẽ đều mong trở về nhà trước thắp cho ông bà cây hương để nhớ ơn “chim có tổ người có tông” và sau là cùng nhau ăn bữa cơm sum họp cuối cùng trong năm… 

Chiều 30 Tết, ông tôi cúng rước ông bà. 

Trước đó, ông “cúng Đất”, còn gọi là cúng Thần Hoàng Bổn Xứ. Ông tôi vái xin phép các vị thần cho “ông bà” chúng tôi được “về nhà” để cho con cái thờ phượng, hầu hạ cơm nước, vui với cháu con trong ba ngày xuân. 

Cúng bàn ngoài sân xong, ông tôi mới bắt đầu cúng bàn thờ ông bà trong nhà trước đó đã sửa soạn, trang trí chưng “quả tử” gồm có hai nải chuối cau xếp tròn trên đĩa, trên chuối có một quả bòng (bưởi) và một quả đu đủ chín hườm. 

Có thêm hàng mã như vàng bạc, giấy tiền và phẩm vật cũng đầy đủ như bàn cúng đất. Khi hương tàn là ông tôi rót trà cho các bàn cúng và vái tạ để kết thúc lễ cúng, ông đốt bộ đồ thần và áo giấy cho thần hoàng và rải diêm mễ (gạo muối) cho “âm binh bộ hạ” nhận mang đi.

Sau khi cúng xong, mẹ tôi dọn các món cúng cho cả nhà cùng ăn. Các món ăn lạ và ngon miệng như cá tràu nấu óm, mọc hấp, canh khoai môn nấu xương, giò heo nấu măng khô, canh khổ qua nhồi thịt…, mà ngày thường không dễ gì ăn được do thời đó kinh tế còn khó khăn, nên bữa cơm ngày 30 Tết là bữa ăn ngon nhất trong cảm xúc lưu luyến một năm cũ sắp qua. 

Bao năm, trên đường tha phương mái tóc đã lên màu “sương khói” nhưng mỗi lần Tết đến xuân về, tôi vẫn ngóng mơ “về nhà” ăn bữa cơm ở miền quê nghèo khó của những chiều 30 Tết có ông bà, cha mẹ, anh chị em sum họp quây quần.

Cảm ơn hơn 130 bạn đã gửi bài Về nhà

Cuộc thi viết “Về nhà” là nơi để bạn đọc chia sẻ những cuộc trở về nhà – trở về gia đình yêu dấu của mình trong mùa xuân với những cuộc đoàn tụ đong đầy cảm xúc, để rồi từ đó ở lại hay ra đi rồi cũng hướng tới sống tốt hơn, chăm chút hơn cho gia đình và xã hội.

Cuộc thi dành cho mọi bạn đọc trong và ngoài nước. Bài viết không quá 1.200 chữ, ưu tiên kèm ảnh hoặc video giới hạn 5 phút…, gửi về địa chỉ email [email protected].

Giải thưởng Về nhà: 1 giải nhất: 20 triệu đồng; 1 giải nhì: 15 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng; 10 giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.

Tính đến ngày 10-1, cuộc thi đã nhận được hơn 130 bài dự thi. Cảm ơn các bạn:

phanh dang, loan nguyen, Nguyễn Hà Tiên, Trang Nguyễn Thị Thùy, thai hoang, Thu Hien, Chung Thanh Huy, ngoc thach, Mỹ Châu Nguyễn Thị, Nguyễn Tấn Lộc, Thu Vũ, Tanthoi Le, tam tranvan, Hiển Bùi, Tuan Bui thanh, Dương Lê Đức, Bình Nguyễn Thanh, TCKT_ To Uyen-SPC, Phương Thảo Nguyễn, Lê Thảo, Ngọc Dung Huỳnh, Hiếu Nguyễn Văn, Hiếu Nguyễn, Nguyễn Thị Diệu Phước, Lê Quốc Kỳ, Trang Chu, Xuân Nguyễn Duy, Hương Giang Nguyễn Thị, Hiệp Trinh, Chí Nguyên Trần, Hà Thu, Tha Trương, Nhu Tran, Thảo Nguyễn Hoàng, Quoi Tran, Trisha Võ, Nhung Mai, Dũng Mai Đức, Pham Trang, Thương Hoàng, Can Dung, Thanh Lê, Thị Tâm Nguyễn, Đào Nguyễn, Minh Huyền Vũ Thị, Long Trieu, Nga Cao, 32.Trần Khánh Vy FK9, Nẻo Về Thiện Lành, Em Nguyên, Nhung Lê Thị, Bích Hà, Lê Minh Hải PT, Nguyễn Oanh, Hà Trần, Thảo Nguyễn Hoàng, cương kim, Đinh Trung, MAP MINH, Thành Đồng Nguyễn, Kim Hà Trần, Nguyễn Quốc Vỹ, Lê Văn Lượng, Da Nguyen, Trần Minh Hợp, huu nhan nguyen, Thảo Nguyễn Hoàng, Trần Hiếu Nguyễn, luan van, Quang Ngo, Văn Lộc, Đạt Nguyễn Huỳnh, Thi Tâm Nguyen, Toản Cao Ngọc, Thanh Le, niem duong, Nha Cao Hồng, Hậu Nguyễn, Ngọc Thủy Nguyễn, trâm trần, huong 04 dang…

BAN TỔ CHỨC

Bữa cơm chiều 30 Tết gọi về nhà - Ảnh 4.

Mùng mấy Tết bây về?Mùng mấy Tết bây về?

Khi tiết trời dần trở nên se lạnh nơi đô thị ồn ã tôi đang sống cũng là thời điểm báo hiệu một năm mới sắp đến. Giữa bộn bề công việc, lòng bỗng nao nao khi nghe điện thoại nhắc chừng của má: “Tết, mùng mấy bây về?”.