Bugi ô tô và những điều không nên bỏ qua về bugi ô tô

Bugi ô tô không còn xa lạ gì với những người điều khiển phương tiện giao thông. Là một bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động đánh lửa để khởi động ô tô, vậy cụ thể bugi ô tô có cấu tạo ra sao, hoạt động thế nào và gồm những phân loại nào? Cùng CarOn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Bugi ô tô là gì và hoạt động như thế nào?

Bugi chính là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa. Nhiệm vụ của nó là phát sinh ra tia lửa điện giữa hai điện cực gồm cực trung tâm và cực bên nối mát để đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí được nạp vào buồng đốt.

bugi ô tô là gì caron

Bugi làm việc ở môi trường rất khắc nghiệt, tần suất làm việc sẽ cao và chi phối nhiều đến hiệu suất làm việc của động cơ. Khi hỗn hợp không khí  – xăng cháy trong buồn đốt, bugi sẽ làm nhiệt độ tăng lên khoảng 2500 độ C với áp suất nén đến 50kg/cm2

Thông thường một chiếc bugi có thể phát ra từ 27.5 – 110 triệu lần trong suốt tuổi thọ hoạt động của nó. Mỗi lần hoạt động, bugi ô tô sẽ bị mất đi một vài phân tử và lâu dần khoảng cách các điện cực xa nhau hơn. Điều này dẫn đến hỗn hợp nhiên liệu và không khí cháy không còn hiệu quả nữa. Lúc này cần thay thế bugi ô tô để động cơ hoạt động hiệu quả hơn.

Cấu tạo của bugi ô tô

Làm việc trong một môi trường khắc nghiệt nên bugi cần được thiết kế để đảm bảo được tính năng đánh lửa, và đòi hỏi bugi phải có độ bền cơ học cao, có khả năng chịu nhiệt và áp suất cao, đảm bảo được tia lửa phải đủ mạnh và ổn định trong mọi điều kiện áp suất và nhiệt độ khác nhau. Cấu tạo của bugi bao gồm:

cấu tạo bugi ô tô caronCác thành phần cấu tạo nên bugi ô tô

Điện cực trung tâm và điện cực tiếp đất

Điện cực trung tâm và đầu điện cực là nơi tạo ra tia lửa điện, có thiết kế hình vuông và nhô ra trên bugi. Bên trong điện cực trung tâm có chứa điện trở kết nối với đầu ta của cuộn dây đánh lửa hoặc từ trường bằng một dây cách điện dày. Bộ phận này thường được làm bằng các loại hợp kim như Nikel, Platinum hoặc Iridium

Vỏ cách điện

Ngoài điện cực là bộ phận quan trọng thì lớp vỏ cách điện cũng rất thiết yếu. Đây là bộ phận giúp đảm bảo điện không rò rỉ ra bên ngoài. Vỏ cách điện được chế tạo từ oxit nhôm bền bỉ, chịu nhiệt tốt. Phần tiếp xúc với chụp bugi, vỏ cách điện được chế tạo nhiều nếp nhăn dạng hình lượn sóng. Thiết kế này nhằm giúp ngăn ngừa hiện tượng phóng điện cao áp, tăng cường hiệu quả đánh lửa trong buồng đốt.

Các loại bugi ô tô

Phân loại dựa trên khả năng tản nhiệt

Dựa trên khả năng tản nhiệt thì bugi ô tô được chia làm 2 loại: bugi nguội và bugi nóng.

– Bugi nguội: là loại có khả năng hấp thụ nhiệt lượng lớn từ buồng đốt động cơ nhưng khả năng dẫn nhiệt kém. Thường được sử dụng cho động cơ có tỷ số nén cao, di chuyển đoạn đường dài với tốc độ cao và trọng tải lớn.

– Bugi nóng: là loại có khả năng hấp thụ nhiệt lớn từ buồng đốt động cơ nhưng có khả năng tản nhiệt nhanh. Thường được sử dụng cho động cơ có tỷ số nén cao, di chuyển quãng đường ngắn với tốc độ chậm và trọng tải nhẹ.

Khá là khó để phân biệt 2 loại bugi này vì chúng có ngoại hình khá giống nhau. Cách phân biệt là nhìn vào chỉ số nhiệt. Chỉ số nhiệt nhỏ thì đó là bugi nóng. Ngược lại chỉ số nhiệt lớn là bugi nguội

bugi nóng nguội caron

Phân loại dựa trên vật liệu làm điện cực

Dựa trên động cơ ô tô được sử dụng thì bugi ô tô cũng được chia làm 2 loại: bugi đồng và bugi bạch kim:

– Bugi đồng: là loại bugi được làm từ vật liệu đồng – một vật liệu cơ bản để làm điện cực. Trong đó, điện cực trung tâm có chất liệu Nikel (Niken). Tuổi thọ của bugi đồng thường từ 16.000 – 32.000km. Loại bugi này phù hợp với các dòng ô tô cũ và hoạt động tốt ở điều kiện tăng áp.

Ưu điểm: Phù hợp với các dòng ô tô cũ, tốt ở điều kiện tăng áp, giá thành thấp.

Nhược điểm: Tuổi thọ ngắn, cần thêm điện áp.

bugi đồng caron

– Bugi bạch kim (hay còn được gọi là bugi Platinum): là loại bugi được làm từ bạch kim – một kim loại có tính trơ và độ chống trọi với nhiệt độ cực kỳ tốt nên rất khó bị ăn mòn. Tuổi thọ của bugi bạch kim thường từ 80.000 – 140.000km. Loại bugi này có ưu điểm là khá ít bị tích tụ carbon.

Ưu điểm: Tuổi thọ dài hơn bugi đồng, ít bị tích tụ carbon.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn bugi đồng.

bugi bạch kim caron

– Bugi Iridium: Iridium là một loại kim loại quý, độ cứng cao gấp nhiều lần so với bạch kim Platinum, khả năng chịu điều kiện khắc nghiệt cao, đánh lửa tốt do đầu đánh lửa nhỏ… Tuổi thọ của bugi Iridium thường từ 150.000 – 240.000 km.

Ưu điểm: Tuổi thọ dài nhất, sử dụng điện áp thấp, hiệu quả đốt cao.

Nhược điểm: Giá cao, động cơ đã sử dụng bugi Iridium thì không nên sử dụng bugi khác.

bugi iridium caron

Cách nhận biết bugi ô tô có vấn đề

Theo các chuyên gia ô tô, cách nhận biết bugi ô tô của bạn đang xảy ra vấn đề nhờ những dấu hiệu sau:

Mức tiêu hao nhiên liệu bất thường

Báo cáo từ Viện ASE (Automotive Service Excellence – Viện Quốc Gia về Dịch vụ Ô tô xuất sắc) cho thấy trường hợp bugi bị hỏng có thể làm giảm hiệu suất đốt cháy nhiên liệu lên đến 30%, khiến thời gian đốt cháy lâu hơn, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

tiêu hao năng lượng caron

Nếu thấy xe ô tô bị hao xăng hơn bình thường thì rất có thể bugi đang gặp vấn đề. Bởi khi bugi bị trục trắc, ECM điều khiển động cơ sẽ không kiểm soát được cường độ tia lửa hoặc lượng oxy để bổ sung mức nhiên liệu phù hợp. Điều này khiến quá trình đốt kém hiệu quả.

Máy không nổ hoặc khó khởi động

Khi động cơ lạnh sẽ rất khó để xác định thời điểm đánh lửa chính xác. Bởi khi người lái đề xe, ECM sẽ phải bổ sung thêm nhiên liệu để hơi nước đọng lại ở xy lanh giải phóng hoàn toàn. Điều này khiến bugi bị mòn, bị trục trắc càng khó bắt lửa hơn bình thường. Đây chính là lý do tại sao xe đề khó nổ, thậm chí không nổ.

Tại-sao-xe-ô-tô-đề-không-nổ-máy caron

Đèn báo kiểm tra động cơ

Với nhiều tài xế, cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng đơn giản nhất là dựa vào đèn báo kiểm tra động cơ. Khi bugi gặp vấn đề sẽ kích hoạt đèn báo sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia ô tô cho rằng, có nhiều nguyên nhân khác cũng khiến đèn báo phát sáng như lỗi về bộ cảm biến năng lượng, bộ chuyển đổi xúc tác hay nắp bình chứa nhiên liệu. Vì thế, chủ xe nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, không quy chụp đèn báo sáng nghĩa là lỗi bugi để có hướng khắc phục nhanh chóng, phù hợp.

đèn báo ktra động cơ caron

Động cơ yếu:

Khi người lái đạp ga tăng tốc xe, ECM sẽ điều khiển bugi tạo ra tia lửa mạnh để đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn, sinh công lớn hơn. Tuy nhiên nếu bugi bị yếu, bị hỏng, bị lỗi… tia lửa điện có thể không đủ mạnh. Điều này khiến động cơ có vẻ yếu hơn so với bình thường.

động cơ yếu caron

Phản ứng chậm

Xe bị hỏng hoặc mòn bugi sẽ khởi động chậm, không thể tăng tốc nhanh, máy nổ không đều hoặc có hiện tượng giật khi đang vận hành. Chủ xe cần tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế bugi để không ảnh hưởng đến động cơ.

Màu sắc của bugi

Tình trạng bugi phản ánh rất nhiều về tình trạng hoạt động của động cơ. Nói cách khác, thông qua bugi ta có thể phán đoán được phần nào về tình trạng động cơ, động cơ xe có đang gặp vấn đề trục trặc gì không. Cách nhìn “màu bugi đoán bệnh” như sau:

*Bugi màu đỏ gạch, nâu vàng

Bugi hoạt động bình thường, có mức nhiên liệu hòa trộn với tỉ lệ thích hợp, hệ thống đánh lửa hoạt động tốt, bugi sử dụng đúng dải nhiệt độ.

bugi đỏ gạch nâu vàng caron

*Bugi đen đầu

Bugi đen đầu có 2 trường hợp khô và ướt. Nếu bugi đen đầu khô chủ yếu do nhiên liệu không được đốt hết vì lọc gió bị bẩn, piston bị mòn, chế hóa khí hỏng… Nếu thấy bugi đen đầu xe kèm theo hiện tượng khí xả màu đen thì rất có thể xe đang chạy trong tình trạng giàu nhiên liệu. Nên vệ sinh bộ lọc gió, điều chỉnh bugi lại cho phù hợp với bộ hòa khí. Bugi đen đầu cũng là dấu hiệu cho thấy ruột bugi đã hết hạn sử dụng.

Nếu bugi đen ướt thì thông thường là do bị bám muội than. Nguyên nhân do dầu lọt vào xy lanh và dầu bị đốt nên tạo ra lớp muội than đen. Nếu bị lỗi này cần kiểm tra thành xy lanh, xéc măng xem có bị gãy, nứt hay lắp sai vị trí không.

bugi đen đầu caron

*Bugi màu trắng

Tình trạng này của bugi chứng tỏ động cơ hoạt động quá nhiệt. Nguyên nhân gây nên tình trạng trên có thể do bugi không phù hợp (có khoảng nhiệt quá lớn), chỉ số octan của nhiên liệu quá thấp, thời gian đánh lửa của động cơ không tối ưu, hệ thống làm mát động cơ hỏng, hoặc động cơ bị thiếu xăng (quá nhiều không khí). Trường hợp này cần kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục bằng cách thử thay thế bugi khác, điều chỉnh các hệ thống liên quan.v.v…

bugi đầu trắng caron

*Bugi bị chảy cực trung tâm:

Trường hợp này bugi sẽ bị chảy cục bộ cực tâm hoặc chảy hết toàn bộ, đầu sứ cũng bị rỗ hay nứt. Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên do bị tự động đánh lửa gây nên quá nhiệt, bugi có khoảng nhiệt không phù hợp, hoặc do các nguyên nhân khác như: chất cháy đóng cặn trong buồng đốt, bô bin hỏng, supap hỏng, chất lượng nhiên liệu kém. Điều này sẽ gây nên hiện tượng mất lửa làm giảm công suất động cơ. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra bô bin, kiểm tra động cơ, tỉ lệ nhiên liệu và thay bugi mới. 

*Bugi bị chảy các cực

Khi bugi xe bạn bị chảy cả hai cực và có chất lạ bám trên cực bugi. Đó là do bugi bị quá nhiệt do tự động đánh lửa. Sự đánh lửa sớm, bô bin bị hỏng, supap hỏng, chất lượng xăng kém hoặc chất cháy đóng cặn trong buồng đốt cũng gây nên hiện tượng trên. Tình trạng này sẽ làm mất khả năng đánh lửa và làm giảm công suất động cơ, gây hỏng động cơ của xe. Bạn cần kiểm tra lại động cơ, chất lượng nhiên liệu, bô bin đánh lửa trước khi thay bugi mới.

Vệ sinh/thay mới bugi sau bao nhiêu km?

Theo nhiều lời khuyên từ chuyên gia nên thay bugi ô tô sau từ 40.000 – 100.000 km vận hành. Tuy nhiên rất khó có được con số chính xác thời điểm cần thay bugi xe oto. Bởi tuổi thọ bugi sẽ tuỳ thuộc vào từng loại bugi, mức độ hoạt động, điều kiện vận hành và chế độ bảo dưỡng.

thay mới bugi caron

Cách tốt nhất để biết khi nào nên thay bugi ô tô là kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh bugi ô tô định kỳ sau mỗi 20.000 km. Việc kiểm tra, vệ sinh bugi định kỳ vừa giúp kéo dài tuổi thọ bugi, biết được khi nào cần thay bugi mới, lại vừa giúp động cơ luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Bởi thông qua tình trạng bugi người ta có thể đánh giá được tình trạng động cơ.

Bên cạnh đó nếu chưa đến hạn kiểm tra định kỳ nhưng thấy động cơ ô tô có các dấu hiệu bất thường thì cũng cần kiểm tra bugi. Vì rất có thể bugi đã yếu, hết hạn sử dụng và cần thay mới.

Những lưu ý khi thay thế bugi ô tô

Để đảm bảo hiệu suất hoạt động của động cơ, chủ xe nên tiến hành thay thế bugi ô tô khi bị hỏng, cũng như bảo dưỡng định kì.

Lưu ý khi thay thế, không nên tháo bugi khi động cơ xe còn nóng vì lúc này phần đầu răng bugi dễ bị kẹt. Khi tháo các bộ phận bugi cần đánh dấu vị trí để khi lắp lại không bị nhầm lẫn. Trường hợp lắp sai có thể làm cho bugi đánh lửa không đúng thứ tự, ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy nhiên liệu và hoạt động của động cơ. Nên vặn bugi bằng tay để điều chỉnh lực linh hoạt, tránh tình trạng làm nhờn răng bugi. Ngoài ra, cũng cần làm sạch các chi tiết liên quan đến bugi để tăng hiệu quả hoạt động.

thay mới bugi 2 caron

Với cường độ làm việc liên tục và chịu áp lực lớn, bugi rất dễ hao mòn. Dựa vào những cách nhận biết bugi ô tô bị hỏng đơn giản, chủ xe có thể chủ động “bắt bệnh” cho bộ phận này. Khi phát hiện bugi gặp vấn đề, tốt nhất nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để tiến hành kiểm tra và thay thế. Đây là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để tăng tuổi thọ cho xe ô tô.

Chúng tôi xin được giới thiệu một thương hiệu nổi tiếng hiện nay về dịch vụ bảo dưỡng  – CarOn Pro. Với đội ngũ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm và chất lượng sản phẩm cao, xế yêu của bạn chẳng còn lo “nóng máy cháy bugi” nữa.

Liên hệ ngay qua website  https://caronpro.vn/  hoặc số hotline 0961.247.360 để được tư vấn hỗ trợ.

Xổ số miền Bắc