Bugi xe ô tô: Tìm hiểu về cấu tạo và phân loại – VATC

Bugi xe ô tô: Tìm hiểu về cấu tạo và phân loại

Nhắc tới hệ thống đánh lửa, chúng ta không thể không nhắc tới bugi xe ô tô. Là bộ phận đánh lửa, bộ phận kích thích “sự sống” cho động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng. Và dưới đây, các bạn hãy cùng oto.edu.vn tìm hiểu cơ bản về Bugi.

Vai trò và tầm quan trọng của bugi xe ô tô

Bugi là chi tiết cuối cùng của hệ thống đánh lửa xe ô tô. Là bộ phận đảm nhiệm một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống đánh lửa, khi thực hiện nhiệm vụ bật tia lửa điện giữa 2 điện cực (cực trung tâm và cực bên nối mát) để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu + không khí đã được nén ở bên trong buồng đốt.

Chất lượng của quá trình đốt cháy và sinh công trong động cơ ô tô có hiệu quả hay không, thì phần lớn là do hiệu quả từ việc đánh lửa tốt từ Bugi.

Cấu tạo của bugi xe ô tô

Nhìn vào bugi, chúng ta có thể thấy chúng có cấu tạo khá đơn giản, và thường chúng ta sẽ thay thế chúng nếu như bị hư hỏng, chứ không thực hiện sửa chữa như những chi tiết khác. Bugi có những bộ phận quan trọng sau:

#Điện cực trung tâm:

Điện cực trung tâm còn được gọi với cái tên khác là điện cực dương, là nơi tập trung tạo ra tia lửa điện cho bugi xe ô tô. Vì thế nó được làm từ các vật liệu chuyên biệt, thích hợp cho việc tạo ra tia lửa điện và có khả năng hoạt động ổn định trong môi trường có nhiệt độ và áp suất luôn biến thiên, có khả năng chống ăn mòn cao. Trong đó, đồng được dùng để chế tạo lõi điện cực, các hợp kim như Iridium, Nikel và Platium được dùng cho các đầu của điện cực.

Các điện cực dạng tròn khó phóng điện, trong khi đó các điện cực nhọn hoặc vuông lại dễ phóng điện hơn. Sau một thời gian dài sử dụng, các điện cực này dần bị làm tròn và trở nên khó đánh lửa. Vậy nên, cần phải thay mới bugi để đảm bảo quá trình đánh lửa.

Các điện cực có dạng mảnh và nhọn dễ phóng điện hơn, nhưng những loại điện cực kiểu này rất dễ mòn và tuổi thọ của bugi xe ô tô sẽ ngắn hơn. Vậy nên, một số kiểu bugi có các điện cực được hàn đắp platin hoặc iridium để chống mòn. Chúng được gọi là các bugi có cực platin hoặc iridium.

#Vỏ cách điện:

Vỏ cách điện thường được làm từ gốm oxit nhôm. Bởi bộ phận này phải đảm bảo chắc chắn rằng không có sự rò rỉ điện cao áp, truyền nhiệt tốt, chịu được nhiệt độ cao và độ bền cơ học tốt.

Để ngăn ngừa tình trạng phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của bugi xe ô tô tới phần kim loại, các nhà sản xuất tạo ra một số nếp nhăn sóng ở thân vỏ cách điện. Nếu hiện tượng này xả ra sẽ làm giảm hiệu quả quá trình đánh lửa trong buồng đốt.

#Vùng nhiệt bugi:

Là khoảng trống giữa 2 điện cực. Dung tích càng nhỏ và nông thì khả năng tản nhiệt của bugi càng nhanh. Ngược lại, dung tích khoảng trống càng lớn và sâu thì khả năng tản nhiệt của bugi càng kém hiệu quả.

 

  • Kiểu bugi phát xạ ra nhiều nhiệt được gọi là bugi lạnh, bởi vì chúng không bị nóng lên qua nhiều.

  • Kiểu bugi phát xạ ra ít nhiệt được gọi là bugi nóng, bởi chúng giữ lại nhiệt độ.

Mã số của bugi xe ô tô được in trên bugi mô tả cấu tạo và đặc tính của chiếc bugi đó. Mã số có thể khác nhau đôi chút, tùy thuộc theo từng nhà sản xuất. Thông thường, con số vùng nhiệt càng lớn thì bugi càng lạnh vì nó phát xạ nhiệt tốt.

Bugi làm việc tốt nhất khi nhiệt độ tối thiểu của điện cực trung tâm nằm trong khoảng nhiệt độ tự làm sạch là 450oC và nhiệt độ tự bén lửa là 950oC.

So sánh bugi nóng và bugi lạnh

#Bugi nóng: Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp (phân khối thấp), hiệu suất động cơ không cao, xe thường di chuyển ở tốc độ thấp, tải nhẹ và quãng đường chạy ngắn.

#Bugi lạnh: Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao (phân khối lớn), tốc độ động cơ thường xuyên hoạt động ở chế độ cao, xe thường xuyên chạy ở dải tốc độ cao, tải nặng và chạy các quãng đường dài.

Chúc bạn mới theo đuổi học nghề sửa chữa ô tô có được những kiến thức hay về bugi xe ô tô. Cũng đừng quên theo dõi VATC thường xuyên để cập nhật những tin tức mới khác nhé!.

Xem thêm: Bộ lọc khí thải Catalytic converter