Bước đột phá của thể thao Trung Quốc
TT – Tại Olympic 2008, chủ nhà Trung Quốc đã có bước đột phá mạnh mẽ trên bảng xếp hạng huy chương. Đó là kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài cùng việc đầu tư rất nhiều tiền của, công sức.
TT – Tại Olympic 2008, chủ nhà Trung Quốc đã có bước đột phá mạnh mẽ trên bảng xếp hạng huy chương. Đó là kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài cùng việc đầu tư rất nhiều tiền của, công sức.
Sau khi được chọn đăng cai tổ chức Olympic 2008, người Trung Quốc lập tức bắt tay vào công cuộc chuẩn bị với gần 40 tỉ USD được bỏ ra cho công tác tổ chức, xây dựng lại cơ sở hạ tầng… Đồng thời khâu đào tạo VĐV với mục tiêu vượt qua đoàn Mỹ cũng rất được xem trọng.
Từ đây, thể thao Trung Quốc đã đẩy mạnh việc tìm kiếm, đào tạo nhân tài ở những môn thể thao thế mạnh như bóng bàn, cầu lông, thể dục… Một cuộc sàng lọc tài năng từ hàng chục triệu trẻ em trong các trường học trên toàn quốc đã diễn ra rầm rộ. Hàng trăm ngàn trẻ được chọn và sau quãng thời gian dài tập luyện được đào thải dần. Chỉ những cá nhân xuất sắc, vượt qua những vòng đấu loại kiểm tra vô cùng gay gắt mới được góp mặt tại Olympic.
Trong các lò đào tạo phải kể đến Học viện Thể dục – thể thao Shier Shahai (Bắc Kinh). Đây là một trong những lò đào tạo nhiều tài năng thể thao cho Olympic. Tính đến nay học viện này đã có hơn sáu VĐV nhận huy chương và trên 30 nhà vô địch thế giới. Hầu hết VĐV của học viện đều dưới 10 tuổi và đều theo học chương trình đào tạo năm năm theo sở thích và thể chất.
Khổ luyện là chuyện hằng ngày của hàng ngàn trẻ em vào khoảng tám tuổi. Chẳng hạn, tại Học viện Shier Shahai, hằng ngày các VĐV marathon phải tập luyện từ 3 giờ sáng. Mỗi VĐV được xem là hạt giống cho Olympic sẽ được kèm bởi hai HLV trong suốt chặng hành trình. Bình quân mỗi tuần các VĐV marathon nhí ở học viện trên đều phải hoàn thành chặng đường dài đến… 160km.
Song song đó là “Dự án 119” được khởi động vào năm 2001 với mục tiêu phát triển những môn thể thao có nhiều bộ huy chương ở Olympic nhưng Trung Quốc vẫn còn yếu như điền kinh, bơi lội, chèo thuyền, đua thuyền buồm và canoe/kayak nhằm giúp họ gặt hái nhiều huy chương tại Olympic Bắc Kinh 2008.
Con số 119 là số bộ huy chương của các môn thể thao nói trên tại Olympic Sydney 2000. Ở giải đấu đó, Trung Quốc chỉ đoạt duy nhất 1 HCV ở những môn kể trên. Dự án này đã tiêu tốn của Chính phủ Trung Quốc hơn 700 triệu USD để mua trang thiết bị hiện đại, thuê chuyên gia nước ngoài để đào tạo HLV trong nước… và tìm kiếm, đào tạo nhân tài trong gần bảy năm qua.
Và Trung Quốc đã gặt được quả ngọt ngay tại Olympic Athens 2004 khi lứa VĐV của “Dự án 119” đã mang về cho họ 4 HCV. Thành công này góp phần đưa Trung Quốc lên “đỉnh” ở vị trí thứ hai toàn đoàn (Mỹ hạng nhất với 36 HCV) ở Olympic Athens 2004 với 32 HCV. Một trong những “sản phẩm” nổi tiếng của “Dự án 119” chính là VĐV chạy 110m vượt rào nổi tiếng Lưu Tường.
Sau 12 ngày thi đấu ở Olympic 2008, Trung Quốc đang đứng đầu bảng xếp hạng với 39 HCV (Mỹ chỉ đạt 22 HCV). Trong đó, các VĐV thuộc “Dự án 119” đã đoạt 2 HCV là Liu Zige (bơi 200m bướm nữ) và đội nữ (bốn người) chèo thuyền. Đáng chú ý là chẳng những Zige đoạt HCV mà còn phá luôn KLTG ở nội dung này với thành tích 204″18.
Còn bốn ngày nữa Olympic Bắc Kinh mới chính thức khép lại và Trung Quốc vẫn còn rất nhiều cơ hội đoạt HCV ở những môn thể thao thế mạnh như bóng bàn, lặn, thể dục nghệ thuật… Theo nghiên cứu của một trường đại học Anh, với thực lực hiện tại Trung Quốc có khả năng đoạt vị trí nhất toàn đoàn ở Olympic 2008 với 46 HCV.
TT
Nước<?xml:namespace prefix = o ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:office” />
HCV
HCB
HCĐ
1
TQ
43
14
19
2
Mỹ
26
26
27
3
Anh
16
9
8
4
Úc
11
12
12
5
Đức
11
8
9
…
…
…
…
…
59
VN
1