CẤU TẠO, TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CACBON MONO OXIT (CO)

Trung tâm gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu CẤU TẠO, TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CACBON MONO OXIT (CO) nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

I. Cấu tạo phân tử 

 – Công thức phân tử: CO

 – Công thức cấu tạo: C≡O (trong đó có 1 liên kết thuộc kiểu cho – nhận).

Cấu tạo phân tử CO

II. Tính chất vật lí

 

– CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước và rất bền với nhiệt.

– CO là khí độc vì nó kết hợp với hemoglobin ở trong máu tạo thành hợp chất bền làm cho hemoglobin mất tác dụng vận chuyển khí O2.

 

III. Tính chất hóa học

* Nhận xét:

– Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.

– CO là oxit trung tính không có khả năng tạo muối → không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit ở nhiệt độ thường.

– CO là chất khử mạnh.

     + Tác dụng với các phi kim:               

2CO + O2 → 2CO2 (7000C)

CO + Cl2 → COCl2 (photgen)

     + CO khử oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao).                                  

3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe

CO + CuO → CO2 + Cu

 

IV. Điều chế

– Trong công nghiệp:              

C + H2O ↔ CO + H2 (10500C)

CO2 + C → 2CO (t0)

– Trong phòng thí nghiệm:                 

HCOOH → CO + H2O (H2SO4 đặc, t0)

 

IV. Ứng dụng     

 – CO được ứng dụng trong ngành luyện kim để sản xuất kim loại trong lò cao. 

Kết quả hình ảnh cho lo cao

VI. Tìm hiểu về ngộ độc khí CO

 

1. Ngộ độc khí CO

  Ngộ độc khí CO là tình trạng ngộ độc do hít phải khí CO. Carbon monoxide (viết tắt là CO) là một khí độc không màu, không mùi, không gây kích thích cho da và mắt nhưng cực kì nguy hiểm. CO trong không khí có thể được hít vào và hấp thụ dễ dàng qua phổi. CO kết hợp với huyết sắc tố trong hồng cầu tốt hơn so với oxy, làm giảm lượng oxy đến được các mô trong cơ thể.

  Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc khí CO nếu hít phải. Tuy nhiên công nhân làm trong các nhà máy khép kín, những nơi dễ bị hỏa hoạn, trẻ sơ sinh, người già, người mắc bệnh mãn tính tim, thiếu máu, hoặc khó thở sẽ có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn.

 

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng thông thường khi bị ngộ độc khí CO thường khá giống với một số bệnh khác, chẳng hạn như bệnh cúm. Chúng bao gồm:

 – Nhức đầu;

 – Buồn nôn;

 – Yếu người;

 – Chóng mặt;

 – Khó tập trung;

 – Đau ngực;

 – Khó thở;

 – Các vấn đề về thị lực;

 – Môi ửng đỏ;

 – Tay chân hơi xanh;

 – Chảy máu đằng sau mắt (võng mạc);

 – Các thay đổi về tinh thần bao gồm lơ mơ, hôn mê.

Bạn có thể bị ngất hoặc thậm chí mất mạng nếu hít phải quá nhiều khí CO. Những nạn nhân bị ngộ độc khí CO khi đang ngủ hoặc say có thể tử vong mà không biểu hiện hay triệu chứng gì. Gọi cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế, bệnh viên ngay nếu bạn có những dấu hiện trên.

 

3. Nguyên nhân

  Khí CO được tạo ra khi nhiên liệu bị đốt cháy không hoàn toàn. Khi có quá nhiều khí CO trong không khí, cơ thể bạn sẽ hấp thụ khí CO thay vì khí oxy, từ đó dẫn đến ngộ độc khí CO. Các nguồn thải ra khí CO chủ yếu bao gồm: lò lửa, khí thải từ động cơ xe, lò củi, máy sưởi bằng dầu hỏa, và máy sưởi bằng khí gas. Hít quá nhiều khói của một đám cháy cũng có thể bị ngộ độc khí CO.

 

  Các yếu tố có thể khiến bạn tăng ngộ độc khí CO bao gồm:

 – Dùng lò nướng ngoài trời để nướng trong nhà.

 – Làm việc với các động cơ máy móc trong không gian khép kín làm tăng nguy cơ bị ngộ độc khí CO.

 

4. Điều trị

  Để điều trị ngộ độc khí CO, đầu tiên nạn nhân cần được đưa ra khỏi khu vực bị ô nhiễm khí CO. Sau đó nạn nhân cần được hít thở không khí (với mức 100% oxy trong không khí) để cải thiện mức oxy trong cơ thể. Ở các trường hợp nặng, có thể cần phải sử dụng đến máy thông khí để đưa oxy vào cơ thể.

  Một phương pháp điều trị khác là liệu pháp oxy cao áp. Liệu pháp này sẽ giúp làm tăng lượng oxy hòa tan trong máu. Bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp oxy cao áp cho những người có mức carboxy-hemoglobin cao hơn 40%, những người đang hôn mê hoặc bất tỉnh, phụ nữ mang thai có mức CO cao hơn 15%.

 

5. Phòng ngừa ngộ độc khí CO

 – Cách tốt nhất để kiểm soát ngộ độc khí CO là thực hiện những biện pháp phòng tránh như sau:

 – Tránh xa các ga-ra khép kín có máy móc đang vận hành.

 – Kiểm tra và bảo trì đúng cách máy nước nóng, bếp gas, lò sưởi hoặc bất kỳ thiết bị chạy bằng gas, dầu và than trong nhà thường xuyên.

 –  Cài đặt máy báo động mức độ khí CO trong nhà và tại nơi làm việc.

 – Chỉ mua các thiết bị sử dụng gas (bếp gas, lò sưởi…) ở những công ty uy tín.

 – Kiểm tra và làm sạch ống khói mỗi năm.

 – Không bao giờ được sử dụng bếp gas hoặc bếp lò để sưởi ấm vì chúng có thể làm tích tụ khí CO trong nhà bạn.

 – Không bao giờ đốt than trong nhà vì than khi đốt sẽ sản sinh ra khí CO.

 – Không bao giờ sử dụng máy phát điện trong nhà, tầng hầm, và nhà để xe hoặc cách cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông gió ít hơn 6 mét.

 

 Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 – 0778494857 

Email: [email protected]