CEO Cát Mộc Group Phạm Thanh Truyền, kiến trúc sư toàn cầu
(Báo Quảng Ngãi)- Tâm huyết và sáng tạo trong từng bản vẽ, Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền (50 tuổi) – CEO Cát Mộc Group, quê ở xã Phổ Phong (TX.Đức Phổ) từng được vinh danh là một trong 100 kiến trúc sư toàn cầu.
Thạc sĩ, kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền. Ảnh: NVCC
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, nên hành trình theo đuổi niềm đam mê kiến tạo những công trình kiến trúc là cả một chặng đường dài nỗ lực và phấn đấu không ngừng nghỉ của chàng kiến trúc sư tài hoa này. Tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh, được nhà trường giữ lại làm giảng viên, nhưng là người thích “xê dịch”, nên sau một thời gian anh Truyền quyết định rời trường đại học để thành lập Công ty TNHH Kiến trúc – Xây dựng – Đào tạo Cát Mộc (Cát Mộc Group) nhằm thử thách bản thân và thỏa sức sáng tạo với niềm đam mê kiến trúc. Cái tên Cát Mộc như gói gọn tất cả sự mộc mạc, chân thành của một người sinh ra từ làng quê.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, nên hành trình theo đuổi niềm đam mê kiến tạo những công trình kiến trúc là cả một chặng đường dài nỗ lực và phấn đấu không ngừng nghỉ của chàng kiến trúc sư tài hoa này. Tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh, được nhà trường giữ lại làm giảng viên, nhưng là người thích “xê dịch”, nên sau một thời gian anh Truyền quyết định rời trường đại học để thành lập Công ty TNHH Kiến trúc – Xây dựng – Đào tạo Cát Mộc (Cát Mộc Group) nhằm thử thách bản thân và thỏa sức sáng tạo với niềm đam mê kiến trúc. Cái tên Cát Mộc như gói gọn tất cả sự mộc mạc, chân thành của một người sinh ra từ làng quê.
Gần 20 năm qua, với vai trò là đầu tàu của Cát Mộc, anh Truyền cùng các cộng sự thiết kế hàng nghìn công trình, từ nhà phố, biệt thự, quán cà phê, homestay, cao ốc văn phòng đến bệnh viện… trải dài khắp mọi miền đất nước. Nhiều công trình của anh và cộng sự đã giành các giải thưởng lớn của ngành kiến trúc. Bước ngoặt lớn nhất là năm 2017, công trình Bệnh viện Nhi Đồng TP.Cần Thơ do công ty thiết kế vinh dự nhận giải Bạc, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia. Sau đó, tại Đại hội Hội Kiến trúc sư Quốc tế (UIA) tổ chức cùng năm ở Hàn Quốc, cá nhân anh được vinh danh là một trong 100 kiến trúc sư toàn cầu. Đây chính là niềm vinh dự, tự hào, động lực để anh chèo lái Cát Mộc trở thành một trong những đơn vị tư nhân thiết kế bệnh viện nhiều nhất Việt Nam, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận vào năm 2014.
Công trình Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng (Tây Ninh) do anh Truyền và cộng sự thiết kế. Ảnh: NVCC
“Kiến trúc sư phải thật sự tâm huyết, tư duy sáng tạo trong từng bản vẽ thiết kế và đặt mình vào vị trí khách hàng thì mới tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ và ứng dụng cao. Đó phải là những công trình có công năng tốt, phù hợp với văn hóa, truyền thống của mỗi chủ đầu tư, gắn liền với sự thân thiện và hiền hòa của con người, gắn kết con người với thiên nhiên”, anh Truyền chia sẻ.
“Kiến trúc sư phải thật sự tâm huyết, tư duy sáng tạo trong từng bản vẽ thiết kế và đặt mình vào vị trí khách hàng thì mới tạo ra những sản phẩm có tính thẩm mỹ và ứng dụng cao. Đó phải là những công trình có công năng tốt, phù hợp với văn hóa, truyền thống của mỗi chủ đầu tư, gắn liền với sự thân thiện và hiền hòa của con người, gắn kết con người với thiên nhiên”, anh Truyền chia sẻ.
Dù đã ở “đỉnh cao” trong nghề nhưng kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền vẫn ngày đêm nghiên cứu, sáng tạo, phác họa nên những bản vẽ thiết kế, lăn lộn trên từng công trường để kiến tạo nên những công trình có tầm cỡ, khẳng định thương hiệu của Cát Mộc Group. Anh cũng luôn trăn trở trong việc xây dựng một thế hệ kiến trúc sư kế cận bản lĩnh, tài năng. Chính vì thế, dù bận rộn nhưng anh vẫn sắp xếp thời gian để miệt mài trên các giảng đường, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên kiến trúc của một số trường đại học tại TP.Hồ Chí Minh. Anh dành nhiều tâm huyết để đào tạo các khóa học viên kiến trúc tại Trung tâm Đào tạo Kiến trúc DORIC, một trong những thương hiệu của Cát Mộc Group, nhằm truyền lửa đam mê và nhiệt huyết đến những người trẻ.
Hướng về quê nhà
Thành danh nơi xứ người nhưng chàng trai sinh ra và lớn lên ở làng quê Phổ Phong luôn đau đáu hướng về quê hương. Và thiện nguyện là cách để anh báo đáp ân tình với nơi “chôn nhau, cắt rốn”. Mới đây, anh có một hành trình trở về đầy ý nghĩa khi mang theo chiếc xe cứu thương trị giá gần một tỷ đồng, với đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng tặng người dân xã Phổ Phong để hỗ trợ địa phương phòng, chống dịch Covid-19. Anh Truyền còn hỗ trợ 100 triệu đồng xây dựng Quỹ vận hành, mong muốn xe hoạt động hiệu quả lâu dài.
THIÊN HẬU