CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ XUÂN PHONG
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ XUÂN PHONG
Lượt xem: 145
* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch UBND xã.
a) Chủ
tịch UBND xã là người đứng đầu UBND xã, lãnh đạo và điều hành mọi công việc của
UBND, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo qui định tại
Điều 36, Điều 121 Luật Tổ chức
chính quyền địa phương năm 2015; đồng thời cùng UBND xã chịu trách nhiệm
tập thể về hoạt động của UBND trước Đảng uỷ, HĐND xã, trước UBND huyện, trước
nhân dân trong xã và trước pháp luật.
b) Chủ tịch UBND xã triệu tập, chủ trì các
phiên họp và các hội nghị khác của UBND,
khi vắng mặt thì uỷ quyền Phó Chủ tịch chủ trì thay; đảm bảo việc chấp hành
pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng uỷ và
HĐND xã.
c) Căn
cứ vào các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND
xã và tình hình thực tiễn của địa phương, xây dựng chương trình công tác năm, quí,
tháng của UBND xã.
d) Tổ
chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác; phân công nhiệm vụ, đôn
đốc, kiểm tra các thành viên UBND xã và các cán bộ, công chức khác thuộc UBND
xã và Trưởng xóm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
e) Quyết định những vấn đề quan trọng, liên
quan đến nhiều nội dung công việc, những vấn đề đột xuất, phức tạp trên địa
bàn; những vấn đề còn ý kiến khác nhau hoặc vượt quá thẩm quyền của Phó Chủ
tịch và Uỷ viên UBND xã.
g) Ký
ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền UBND và thẩm quyền Chủ tịch UBND theo qui định của pháp luật.
h) Báo
cáo tình hình Kinh tế – Xã hội của xã, hoạt động của UBND với Đảng uỷ, HĐND xã
và UBND huyện.
i)
Thường xuyên trao đổi công tác với Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy
ban MTTQ và người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp xã; phối hợp thực hiện các
nhiệm vụ công tác; nghiên cứu, tiếp thu về các đề xuất của Ủy ban MTTQ và các
đoàn thể nhân dân đối với công tác của UBND; tạo điều kiện để các đoàn thể nhân
dân hoạt động có hiệu quả.
k) Tổ
chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các khiếu nại – tố cáo và kiến nghị của
nhân dân theo qui định của pháp luật.
Chủ
tịch UBND Phụ trách lĩnh vực Nội chính (bao gồm Công an, Quân sự, Thanh tra, tư
pháp), Tài chính, Địa chính, Chính sách người có công; Chủ tịch Hội đồng NVQS,
Trưởng ban chỉ huy PCTT, Chủ tịch Hội đồng chính sách, Chủ tịch Hội đồng thi
đua khen thưởng, Trưởng ban quản lý đề án xây dựng NTM, Trưởng ban giảm nghèo;
giữ mối quan hệ thường xuyên với UBND huyện, Đảng ủy, Thường trực Hội đồng
nhân dân, UBMTTQ xã.
* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết
công việc của Phó chủ tịch UBND xã.
a) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn
công tác do Chủ tịch phân công; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển
khai công việc theo lĩnh vực được phân công trên địa bàn. Phó chủ tịch được sử
dụng quyền hạn của Chủ tịch khi giải quyết các công việc khi Chủ tịch đi vắng
hoặc được Chủ tịch ủy quyền;
b)
Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước UBND và HĐND về lĩnh vực được
giao, về những quyết định chỉ đạo, điều hành của mình; cùng Chủ tịch và Uỷ viên
UBND xã chịu trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của UBND trước Đảng uỷ,
HĐND xã và UBND huyện. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó
Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết định.
c) Khi
giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm giải
quyết công việc của thành viên khác của UBND thì chủ động trao đổi, phối hợp
với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ý kiến khác nhau
thì báo cáo Chủ tịch quyết định.
d)
Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, trưởng xóm thực hiện các chủ trương, chính
sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.
Phó
Chủ tịch giúp Chủ tịch phụ trách và quản lý lĩnh vực Văn hóa – xã hội, Y tế,
giáo dục, môi trường, lao động, việc làm; là Trưởng ban nông nghiệp, theo dõi,
đôn đốc, giám sát hoạt động của HĐQT HTX SXKD DVNN, QTDND theo Luật HTX. Là
Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng; Phó chủ tịch Hội đồng NVQS, Phó ban chỉ
huy phòng chống thiên tai, Chủ tịch hội đồng tư vấn thuế và quản lý thị trường
trên địa bàn, Trưởng ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ, phụ trách chung tại trung
tâm giao dịch hành chính “một cửa”.
* Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của uỷ viên UBND xã.
a) Uỷ
viên UBND xã chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công trước Chủ tịch UBND và
UBND xã; cùng Chủ tịch và Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động
của UBND trước HĐND xã và UBND huyện; nắm tình hình, báo cáo kịp thời với Chủ
tịch UBND xã về lĩnh vực công tác của mình và các công việc khác có liên quan;
b)
Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực được phân công
trên địa bàn; chủ động đề ra các biện pháp để hoàn thành tốt công việc đó;
c)
Phối hợp công tác với các cán bộ, công chức có liên quan và giữ mối liên hệ
chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của UBND huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình;
d)
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND giao.
* Nhiệm vụ của Ủy viên UBND- Trưởng công
an xã.
a) Tổ
chức lực lượng công an, nắm chắc tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, tham
mưu đề xuất với cấp ủy Đảng – UBND xã và các cơ quan công an cấp trên về kế
hoạch, biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã.
b)
Phối hợp với các bộ phận chuyên môn của UBND xã, các đoàn thể chính trị, chính
trị – xã hội tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến an ninh trật tự trên
địa bàn quản lý.
c)
Phối hợp tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội
và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn. Phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật
tự công cộng và an toàn giao thông, quản lý hộ khẩu, kiểm tra các quy định về
an ninh trật tự, xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định. Tổ
chức quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
d) Tổ
chức đăng ký, thực hiện công tác động viên gọi thanh niên nhập ngũ. Tham mưu
cho Hội đồng nghĩa vụ xã xử lý vi phạm Luật nghĩa vụ CAND.
e) Xây
dựng và quản lý lực lượng công an xã, nội bộ trong sạch, vững mạnh, đoàn kết.
f)
Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Công an cấp trên.
g). Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
* Nhiệm vụ của Ủy viên UBND – Chỉ huy
trưởng quân sự xã.
a)
Tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, UBND xã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo,
chỉ đạo trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng – quân sự; xây dựng lực lượng
dân quân, lực lượng dự bị động viên; phối hợp với các đoàn thể chính trị, chính
trị – xã hội triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng – quân sự trên
địa bàn.
b) Tổ
chức đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự
bị và dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật, thực hiện công tác động viên
gọi thanh niên nhập ngũ. Tham mưu cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã xử lý vi
phạm Luật nghĩa vụ quân sự.
c) Xây
dựng và chỉ đạo lực lượng dân quân phối hợp với công an và các lực lượng khác
thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, tổ chức khắc
phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn.
d)
Phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn, giáo dục toàn dân ý thức quốc phòng –
quân sự.
e)
Thực hiện chính sách hậu phương quân đội, các tiêu chuẩn chế độ cho dân quân,
quân nhân dự bị theo quy định.
f) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
* Nhiệm vụ của Công chức văn phòng –
Thống kê làm công tác văn phòng HĐND&UBND.
a)
Giúp UBND xã xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo dõi thực
hiện chương trình làm việc, tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế – xã hội, tham
mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo thực hiện.
b)
Giúp UBND xã dự thảo văn bản trình các cấp có thẩm quyền, làm báo cáo gửi lên
cấp trên, quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ lưu trữ
theo quy định.
c) Tham mưu cho Chủ tịch
UBND xã tổ chức thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 12/10/2015 của UBND tỉnh
Nam Định về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, tổ chức bộ phận tiếp nhận, giải quyết
và trả kết quả thủ tục hành chính của UBND xã. Phối hợp với công chức tài
chính kế toán thu và nộp lệ phí công chứng, chứng thực, tại trung tâm giao
dịch hành chính “một cửa”.
d)
Giúp HĐND tổ chức kỳ họp, giúp UBND xã tổ chức tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn
thư khiếu nại, tố cáo của công dân, chuyển HĐND – UBND hoặc cấp trên có thẩm
quyền để giải quyết.
e) Đảm
bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động, các hội
nghị, các kỳ họp của HĐND và UBND.
g)
Giúp UBND xã quản lý điều hành có hiệu quả công tác chính quyền điện
tử và cổng dịch vụ công trực tuyến, trang điện tử xã, theo dõi, đôn
đốc cán bộ công chức về thực hiện nghiêm túc hành chính công chính
phủ điện tử trong giải quyết giao dịch hành chính theo luật định.
h) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
4. Nhiệm vụ của Công chức văn phòng- Thống
kê làm công tác thống kê kiêm Văn phòng Đảng ủy.
a)
Giúp UBND xã trong việc lập các biểu mẫu thống kê, tổ chức thực hiện điều tra
thống kê theo quy định của Luật Thống kê, tổng hợp tham mưu giúp UBND xã trong
việc chỉ đạo thực hiện.
b)
Thực hiện các nhiệm vụ khác về công tác
văn phòng Đảng ủy.
c) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
* Nhiệm vụ của Công chức Văn phòng –
Thống kê, làm công tác Phó chỉ huy trưởng quân sự và công tác nội vụ.
a) Là
người giúp việc chỉ huy trưởng, thay thế khi chỉ huy trưởng vắng mặt; chịu sự
chỉ huy, phân công của chỉ huy trưởng, chính trị viên và chịu trách nhiệm trước
ban chỉ huy quân sự cấp xã về những nhiệm vụ được phân công.
b)
Ngoài ra phải thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 12 Thông tư số
76/2011/TT-BQP ngày 23/6/2010 của Bộ Quốc phòng quy định về chức trách, nhiệm
vụ của chỉ huy phó.
c) Phụ
trách công tác theo dỗi tổng hợp công tác thi đua, khen thưởng khối cơ sở xóm
báo cáo Chủ tịch tổ chức thực hiện.
d)
Giúp HĐND và UBND thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử HĐND và UBND theo quy
định của pháp luật và công tác được giao.
e)
Giúp UBND xã theo dõi, đôn đốc việc thực hiện quy chế làm việc. Tổng hợp tình
hình động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong các phong trào
thi đua.
g) Phụ
trách công tác nội vụ, giúp Chủ tịch xã quản lý hồ sơ, đảm bảo chế độ chính
sách cho cán bộ, công chức xã, cán bộ bán chuyên trách; phụ trách công tác cải
cách hành chính của địa phương.
h)
Tham mưu cho Chủ tịch UBND xã quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng trên địa
bàn xã theo quy định của pháp luật về tôn giáo tín ngưỡng.
i) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
* Nhiệm vụ của Công chức tài chính – kế
toán.
a) Xây
dựng dự toán thu chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, giúp UBND xã
trong việc tổ chức tổ chức thực hiện dự toán thu chi ngân sách, quyết toán ngân
sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của xã.
b)
Thực hiện quản lý nguồn vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại
xã, tham mưu cho UBND xã trong khai thác và phát triển nguồn thu, thực hiện các
hoạt động tài chính, ngân sách đúng quy định của pháp luật.
c)
Thực hiện chi tiền theo luật chuẩn chi, thực hiện theo hướng dẫn của cấp trên,
quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch đối với kho bạc nhà nước về xuất,
nhập quỹ; đồng thời báo cáo tài chính ngân sách trước HĐND xã và cơ quan chức
năng cấp trên theo đúng quy định. Là thành viên hộ đồng tư vấn thuế
d) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
7. Nhiệm vụ của Công chức Địa chính, nông
nghiệp, xây dựng và Môi trường làm công tác Địa chính – Môi trường
a) Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục
kê toàn bộ đất của xã, giúp UBND xã hướng dẫn thủ tục thẩm tra để xác nhận việc
tổ chức cá nhân, hộ gia đình đăng ký đất đai, thực hiện các quyền công dân liên
quan tới đất trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
b) Tham mưu cho UBND cấp xã quản lý
công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc
lợi ở địa phương, phụ trách lĩnh vực giao thông.
c) Tham mưu giúp UBND xã lập văn bản trình UBND cấp trên quyết
định giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đối với gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện
quyết định.
đ) Thu thập tài liệu, số liệu về số lượng, chất lượng đất đai;
tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.
e) Bảo quản hồ sơ địa chính, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ
chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ biến động đất đai và các hồ sơ liên
quan quản lý đất đai của xã.
g) Tham mưu cho UBND xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện xử
lý về vệ sinh môi trường. Phụ trách lĩnh vực địa chính, môi trường tại trung
tâm giao dịch hành chính “một cửa”.
h) Tuyên truyền giải thích, hòa giải tranh chấp về đất đai; tiếp
nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về đất đai, giúp UBND xã giải
quyết, thường xuyên kiểm tra các trường hợp vi phạm đất đai để kiến nghị UBND
các cấp có thẩm quyền xử lý.
i) Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc, lập
bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặt bằng. Tham gia
tuyên truyền, phổ biến về chính sách pháp luật đất đai. Phụ trách thuế nông
nghiệp và thuế nhà đất.
k) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
* Nhiệm vụ của Công chức Địa chính, nông
nghiệp, xây dựng và Môi trường làm công tác Nông nghiệp – Xây dựng nông thôn
mới.
a)
Tham mưu cho UBND trong việc lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển hệ
thống hạ tầng về nông nghiệp, và hạ tầng nông thôn. Xây dựng Đề án quy hoạch
nông thôn, tham mưu về công tác xây dựng nông thôn mới
c)
Giúp UBND, Trưởng ban nông nghiệp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về nông
nghiệp.
đ) Phụ trách lĩnh vực xây dựng tại trung tâm giao dịch hành chính
“một cửa”.
e) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
* Nhiệm vụ của Công chức
văn hóa – xã hội làm công tác Lao động thương binh & xã hội.
a) Lập chương trình, kế hoạch công tác lao động – Thương binh xã
hội báo cáo UBND xã và tổ chức thực hiện kế hoạch đã thống nhất theo sự hướng
dẫn của các cấp có thẩm quyền.
b) Thống kê dân số, trẻ em, lao động, tình hình việc làm, ngành
nghề trên địa bàn. Nắm bắt tình hình các đối tượng hưởng chính sách xã hội.
c) Hướng dẫn nhận hồ sơ người được hưởng chính sách ưu đãi, người
có công, chính sách xã hội báo cáo UBND xã giải quyết theo thẩm quyền.
d) Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấp người hưởng
chính sách Lao động thương binh & xã hội. Phối hợp với các đoàn thể giúp
đỡ các đối tượng chính sách, quản lý nghĩa trang liệt sỹ, chăm sóc các đối
tượng xã hội của cộng đồng.
e) Theo dõi thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
xã. Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện sơ kết, tổng kết báo công tác lao
động thương binh & xã hội ở xã.
g) Phụ trách lĩnh vực Lao động TBXH tại trung tâm giao dịch hành
chính “một cửa”.
h) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
* Nhiệm vụ của Công chức
Văn hóa – xã hội làm công tác Văn hóa thông tin – Thể thao.
a) Giúp UBND xã thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tình hình kinh tế, chính trị ở địa
phương.
b) Giúp UBND xã trong việc tổ chức hoạt động văn hóa – văn nghệ,
thể dục thể thao, quản lý đài truyền thanh, bảo vệ các di tích lịch sử, các
khu trung tâm văn hóa trên địa bàn xã, xây dựng khu dân cư có nếp sống văn hóa.
c) Hướng dẫn kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp
luật trong hoạt động văn hóa thông tin – thể thao; lập chương trình kế hoạch
công tác văn hóa văn nghệ – thông tin tuyên truyền thể dục thể thao và tổ chức
thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
d) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo
công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao ở xã.
e) Giúp UBND xã tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và nhân dân xây
dựng hương ước, quy ước, kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước.
e) Giúp UBND xã biên soạn tin bài tuyên truyền về các hoạt động
của Đảng ủy – HĐND – UBND và đăng tải trên trang thông tin điện tử của địa
phương. Đảm bảo 1 tuần phải có từ 5 – 7 tin bài được đăng tải lên trang thông
tin điện tử, thường xuyên làm mới trang thông tin điện tử của xã để trang thông
tin điện tử đa dạng, sinh động về nội dung, hình thức và có sức mạnh tuyên
truyền tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.
g) Tham mưu giuos UBND quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa
bàn xã
h) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.
* Nhiệm vụ của Công chức
Tư pháp – hộ tịch.
a) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp
xã kiểm soát các thủ tục hành chính; thẩm tra việc soạn thảo, ban hành các văn
bản quản lý theo quy định của pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức
lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạch của Uỷ ban nhân
dân cấp xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên; giúp Uỷ ban nhân dân
cấp xã phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân dân, tổ chức phục vụ nhân
dân nghiên cứu pháp luật; lập kế hoạch phổ biến giáo dục ý thức pháp luật trong
nhân dân, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách
theo quy định của pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, hướng dẫn hoạt động đối
với tổ chức hòa giải cơ sở. Phối hợp với trưởng xóm sơ kết, tổng kết công tác
hòa giải, báo cáo UBND xã và cơ quan cấp trên.
b) Giúp UBND cấp xã quản
lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; tổ chức phục vụ nhân
dân nghiên cứu pháp luật; Giúp UBND xã về công tác thi hành án, phối hợp với
các cơ quan, tổ chức liên quan quyết định giáo dục tại xã và giúp UBND xã thực
hiện đăng ký, giao dịch đảm bảo quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với
đất theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Công chức Văn phòng
HĐND&UBND thường trực tiếp dân, tiếp
nhận đơn thư khiếu nại – tố cáo của công dân.
c) Phụ trách lĩnh vực hộ tịch, chứng thực công chứng, chứng thực,
tại trung tâm giao dịch hành chính “một cửa”.
d) Quản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo theo quy định.
e) Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ thể
được phân công quản lý và đúng thẩm quyền về quốc tịch theo quy định của pháp
luật.
f) Quản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo, quản lý hộ tịch; đăng
ký kết hôn, khai sinh khai tử theo quy định của pháp luật.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
h) Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch phân công.