CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ – HƯỚNG ỨNG DỤNG – Khoa Luật – Đại học Kinh tế TpHCM

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ (HƯỚNG ỨNG DỤNG)

Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật kinh tế (định hướng ứng dụng) tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là những chuyên gia pháp lý có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật kinh tế để hành nghề tư vấn pháp lý, góp phần phát triển và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, phê duyệt hồ sơ. Họ có kỹ năng ứng dụng các quy định pháp luật giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong công việc cũng như nơi công tác, làm việc của chính mình. Học viên cũng phát triển kỹ năng đánh giá, lập luận và bước đầu tham gia đối thoại chính sách thông qua các kênh phản biện trong tiến trình lập quy. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, học viên còn được tạo cơ hội để bổ sung các kiến thức chuyên sâu về pháp luật so sánh và phương pháp nghiên cứu luật học để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ luật kinh tế.

  • Thạc sĩ Luật Kinh tế vận dụng nền tảng triết học pháp luật, văn hóa pháp lý, kinh tế học pháp luật để làm sáng tỏ những vấn đề khoa học pháp lý và khoa học luật kinh tế.

  • Thạc sĩ Luật kinh tế tổng quát hóa lượng kiến thức chuyên môn mạch lạc, sâu, rộng về các lĩnh vực pháp luật nội dung và luật tố tụng, đặc biệt là luật công ty, luật hợp đồng, luật cạnh tranh, luật phá sản, luật sở hữu trí tuệ và luật tài sản.

  • Thạc sĩ Luật kinh tế sử dụng tốt kiến thức tiếng Anh để giải thích tài liệu bằng tiếng Anh, đáp ứng yêu cầu của của công việc và đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thạc sĩ Luật kinh tế thành thạo các kỹ thuật tìm kiếm và lựa chọn thông tin giữa các nguồn thông tin đa dạng về pháp luật, vận dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để nghiên cứu chuyên sâu và độc lập các vấn đề pháp lý.

Thạc sĩ Luật kinh tế có năng lực liên tục điều chỉnh nhận thức và tích hợp kỹ năng mới nhằm thích ứng với thay đổi trong quá trình hành nghề luật.

Thạc sĩ Luật Kinh tế chỉ ra đúng vấn đề pháp lý, tìm kiếm và tổng hợp đầy đủ các quy định pháp luật, phân tích rõ ràng, lập luận thuyết phục để phản biện quan điểm. Thạc sĩ Luật Kinh tế hướng ứng dụng tranh biện thuần thục bằng ngôn ngữ nói và hành văn phù hợp với bối cảnh trong một xã hội không ngừng biến đổi theo xu hướng toàn cầu hóa. Trên cơ sở phản biện, thạc sĩ Luật Kinh tế hướng ứng dụng ra các quyết định phù hợp nhằm giải quyết tình huống phát sinh.

Thạc sĩ Luật Kinh tế hướng ứng dụng vận dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp, trình bày logic, cá khả năng diễn đạt bằng lời nói và viết hiệu quả các dạng thức viết khác nhau : viết học thuật, viết thư tư vấn, viết tranh biện… thiết cho hành nghề pháp luật kinh doanh.

Thạc sĩ Luật Kinh tế tuân thủ tuyệt đối đạo đức học thuật, đề cao nguyên tắc liêm chính, trung thực, sẵn sàng phục vụ vì sự phát triển của doanh nghiệp và tổ chức hành nghề, thúc đẩy pháp quyền ở Việt Nam, hành nghề đúng đạo lý, phụng sự công lý, công bằng xã hội, chấp nhận sự khác biệt trong văn hóa, tư duy, thể chế.

Thạc sĩ Luật kinh tế sử dụng quỹ thời gian hiệu quả, tự chủ thực hiện công việc và điều chỉnh hành vi để phục vụ, lắng nghe, hợp tác, làm việc nhóm hiệu quả, chia sẻ những giá trị chung của cộng đồng với đối tác và những người cùng hành nghề pháp luật.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ đạt được những chuẩn đầu ra sau

Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo (Program Learning Outcomes)

Học viên hoàn thành chương trình học sẽ đạt được các chuẩn đầu ra sau:

Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

  • 1: Phân tích kiến thức nền tảng về triết học pháp luật, các cơ sở văn hoá, chính trị, pháp lý và thể chế trong việc cho việc tạo lập nền tảng pháp luật phục vụ phát triển chung của quốc gia trong điều kiện hội nhập

  • 2: Đánh giá, phối hợp các phương pháp nghiên cứu luật hàn lâm (phương pháp nghiên cứu khoa học luật) và ứng dụng (kỹ năng tư vấn, tham mưu và hỗ trợ pháp lý)

  • 3: Phát triển các học thuyết pháp lý về kinh doanh, thương mại trong nước, quốc tế và so sánh, nắm vững các thủ tục tố tụng và giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại

  • 4: Đánh giá về pháp luật chuyên ngành một cách sâu sắc, mạch lạc, có hệ thống, sâu, rộng, tiên tiến và cập nhật về công ty, hợp đồng, cạnh tranh, phá sản và các vấn đề về pháp luật thương mại quốc tế, kinh doanh so sánh

  • 5: Phát hiện vấn đề trong một số lĩnh vực pháp luật thương mại chuyên sâu (đầu tư, bất động sản,…)

Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

a) Kỹ năng nghề nghiệp

  • 1: Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu luật và thông tin pháp lý để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề pháp lý một cách khoa học

  • 2: Tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề luật tiên tiến

  • 3: Giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong công việc hằng ngày

b) Kỹ năng mềm

  • 4: Truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác

  • 5: Sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành luật để đọc và hiểu tài liệu bằng tiếng Anh với năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Resposibility)

  • 1: Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng phục vụ các quyết định quản trị và tư vấn pháp luật

  • 2: Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác

  • 3: Đưa ra những kết luận mang tầm chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh, thương mại

  • 4: Quản lý, đánh giá và cải tiến

 

 

Xổ số miền Bắc