CHUYÊN ĐỀ TUẦN 2:SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP MỔ NỘI SOI VÀ MỔ HỞ TRONG ĐỐI VỚI BỆNH NHẬN BỊ ABCESS GAN SINH MỦ(PLA) VÀ BỆNH LÝ ĐƯỜNG MẬT

GIỚI THIỆU

Áp xe gan sinh mủ (PLA) là một căn bệnh có khả năng gây tử vong. Trước những năm 1970, mổ hở dẫn lưu thường được áp dụng cho việc điều trị của PLA. Với sự phát triển của kỹ thuật hình ảnh, siêu âm hoặc CT-scan giúp việc đặt ống dẫn lưu qua da kết hợp với dùng kháng sinh điều trị có hệ thống. Tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể. Trong một số trường hợp như thất bại trong việc đặt ống dẫn lưu qua da hoặc đi kèm với những bệnh thuộc đường mật, phẫu thuật vẫn rất cần thiệt. Với sự phát triển của các công cụ và kỹ thuật nội soi, nội soi ổ bụng dẫn lưu mủ trong áp xe gan sinh mủ đã trở nên phổ biến. So với hệ thống dẫn lưu áp xe gan thông thường, nội soi đặt ống dẫn lưu có một số lợi thế trong thời gian phẫu thuật, phục hồi sau phẫu thuật và thời gian nằm viện. Tuy nhiên, vài nghiên cứu trên phẫu thuật nội soi (LS) để điều trị đồng thời PLA và bệnh lý đường mật.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị áp xe gan sinh mủ

Biểu hiện

LS group (n = 13)
OS group (n = 18)

Sốt
11
17

Đau bụng
10
14

Nôn
8
10

Vàng da
5
8

Sốc nhiễm trùng
1
1

Đau hạ sườn P
10
15

Dấu Murphy
6
7

Gan to
4
6

LS: mổ nội soi; OS: mổ hở.

Photobucket
MỤC TIÊU: Nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả đièu trị phẫu thuật nội soi cho áp xe gan sinh mủ (PLA) với bệnh lý đường mật

PHƯƠNG PHÁP: Từ tháng 1/2004 đến 10/2010, 31 bệnh nhận bị PLA cùng với bệnh lý đường mật phù hợp với tiêu chì đặt ra tham gia vào quá trình nghiên cứu của bệnh viện chúng tôi. Trong số 31 bệnh nhân, 13 người trải qua phẫu thuật nội soi (nhóm LS) và 18 người trải qua mổ hở (nhóm OS). Tất cà dữ liệu trên lâm sàng bao gồm thời gian phẫu thuật, mất máu trong phẫu thuật, tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật, thời gian nằm viện sau mổ và tỷ lệ tái phát áp xe được phân tích và so sánh giữa 2 nhóm.

KẾT QUẢ: Tất cả bệnh nhân đều nhận được chế độ điều trị bằng kháng sinh. 4 bệnh nhân được siêu âm giúp đặt ống dẫn lưu qua da trước khi phẫu thuật. Biến chứng hậu phẫu xuất hiện ở 5 bệnh nhân (16,1%; 5/31) bao gồm 2 BN ở nhóm LS và 3 người ở nhóm OS. 1 BN vẫn còn sỏi ở ống mật chủ và 1 BN khác tái phát áp xe trong nhóm OS. Không còn sỏi trong OMC và tái phát áp xe ở BN trong nhóm LS. Ở cả nhóm không có BN nào tử cong trong quá trình phẫu thuật. Không có sự khác nhau quan trọng về thời gian phẫu thuật, mất máu trong phẫu thuật, truyền máu, biến chứng sau phẩu thuật và tỉ lệ tái phát áp xe giửa 2 nhóm. Tuy nhiện thời gian BN trong nhóm LS có thể ăn uống và thời gian hậu phẫu ở bệnh viện là ngắn hơn so với BN trong nhóm OS.

So sánh kết quả giữa nhóm phẫu thuật nội soi và nhóm phẫu thuật mở

LS group (n=13)
OS group (n = 18)

Thời gian phẫu thuật (min)
117 ± 27
112 ± 31

Lượng máu mất trong phẫu thuật (mL)
139 ± 51
146 ± 47

Truyền máu trong phẫu thuật (%)
1 (7.7)
1 (5.6)

Bắt đầu ăn uống được (d)
1.9 ± 0.4
3.1 ± 0.7

Biến chứng sau phẫu thuật(%)
2 (15.4)
3 (16.7)

Thời gian nằm viện (d)
11.3 ± 2.9
14.5 ± 3.7

Sỏi còn lại (%)
0 (0)
1 (5.6)

Tái phát Áp xe (%)
0 (0)
1 (5.6)

Tỷ lệ tử cong
0 (0)
0 (0)

LS: mổ nội soi; OS: mổ hở.

KẾT LUẬN: Phẫu thuật nôi soi để điều trị đồng thời PLA và bệnh lý đường mật khả thi ở những bệnh nhân được lựa chọn và hiệu quả điều trị tương đương như mổ hở thậm chí còn có những ưu điểm như tránh bỏ sót sỏi mật, giảm tỷ lệ tái phát PLA và rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh nhân được phẫu thuật nội soi

Photobucket
NGuồn :http://www.wjgnet.com/1007-9327/full/v17/i38/4339.htm

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=Comparison%20of%20laparoscopic%20and%20open%20surgery%20for%20pyogenic%20liver%20abscess%20with%20biliary%20pathology%202

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…