CPU là gì, CPU có chức năng gì đối với máy tính?

Dùng máy tính thì chắc chắn bạn đã nghe qua thuật ngữ CPU, vậy CPU là gì, CPU có phải là thùng máy không và CPU có chức năng gì với máy tính, cùng tìm hiểu những câu hỏi về CPU máy tính này qua bài viết trong series phần cứng cơ bản sau.

Máy tính không phải là một thiết bị đơn lẻ mà đó là tập hợp của rất nhiều thành phần. Mỗi thành phần máy tính, linh kiện điện tử lại có một tác dụng khác nhau. Với CPU, đây được gọi là thành phần quan trọng nhất của máy tính, nếu thiếu CPU thì máy tính sẽ không hoạt động được. Vậy CPU là gì?

CPU là gì, chức năng của CPU máy tính

CPU là viết tắt của Central Processing Unit tức Bộ xử lý trung tâm. Đúng như tên gọi, CPU chịu trách nhiệm xử lý mọi thông tin trong máy tính rồi ra lệnh cho các thành phần khác làm việc. Chính vì vậy, CPU có tốc độ xử lý càng nhanh thì máy tính cũng sẽ nhanh theo.

Khác với nhiều người lầm tưởng, CPU không phải là thùng máy tính lớn. Kích thước của CPU chỉ khoảng gấp đôi đồng xu bình thường mà thôi. CPU được lắp vào CPU Socket trên bo mạch chủ và nằm gọn gàng trong thùng máy (case máy tính).

Những hãng sản xuất CPU nổi tiếng bao gồm Intel, AMD, nVIDIA, Qualcomm,… Với những dòng sản phẩm cực kỳ ăn khách như Intel Core-i7, AMD Ryzen 7, nVIDIA Tegra (cho mobile),…

Cấu trúc CPU máy tính

Bất kỳ CPU nào hiện nay cũng sử dụng cấu trúc sử dụng nhiều bóng bán dẫn sắp xếp trên một bảng mạch điện tử. Khu vực trung tâm của CPU được chia làm 2 phần chính: Bộ điều khiển CU, Bộ xử lý ALU. Kèm theo đó là một thành phần phụ là Bộ nhớ CPU.

  • Bộ điều khiển CU (Control Unit): Chịu trách nhiệm tiếp nhận rồi dịch câu lệnh sang ngôn ngữ máy tính hiểu. Từ đó chỉ định một thành phần cụ thể thực hiện câu lệnh trên.

  • Bộ xử lý ALU (Arithmetic Logic Unit): Chịu trách nhiệm tiếp nhận công việc từ CU và thực hiện các phép tính số học, logic rồi trả lại kết quả vào bộ nhớ.

  • Bộ nhớ CPU / Các thanh ghi (Registors): Tương tự như RAM, các thanh ghi này có dung lượng nhớ thấp nhưng tốc độ truy xuất cực cao. Được thiết kế nằm trong CPU dùng để lưu trữ tạm thời các kết quả từ bộ xử lý ALU.

Vì sử dụng vật liệu bán dẫn để chế tạo CPU nên trong quá trình sử dụng sẽ có một lượng nhiệt lớn sinh ra. Nếu không có biện pháp tản nhiệt hợp lý sẽ gây nóng máy tính. Hay thậm chí, có thể gây cháy nổ. Giải pháp hiện nay là sử dụng cách bôi keo tản nhiệt cho CPU. Ngoài ra còn có sử dụng hệ thống làm mát tinh vi như tản nhiệt khí, tản nhiệt nước,…

Tốc độ của CPU

Tốc độ của CPU được quyết định bởi chất lượng và số lượng chất bán dẫn chưa trên đó. Càng nhiều bóng bán dẫn chất lượng, CPU sẽ xử lý và đưa ra quyết định nhanh hơn. Từ đó máy tính có CPU tốc độ cao cũng sẽ hoạt động nhanh hơn máy có CPU đời thấp.

Tốc độ của CPU được tính bằng số xung nhịp của con chip, đơn vị là GHz (gigahertz) hoặc MHz (megahertz). Con số này càng cao tức CPU chạy càng nhanh. Hiện nay đa số CPU đều hỗ trợ đa nhân, tức thay vì chỉ có 1 CU, 1 ALU, 1 Memory như trên thì CPU sẽ có 2 hoặc 3 hoặc nhiều hơn. Từ đó tốc độ xử lý được đẩy lên cực cao, gấp đôi gấp 3 lần trong thời gian không đổi.

Cách đọc tốc độ CPU của máy tính khá đơn giản. Bạn lấy xung nhịp CPU thể hiện, nhân cho số nhân mà CPU có sẽ ra tốc độ CPU chính xác. Ví dụ, với dòng chip CPU Intel Core-i5 2.3 GHz thì Khỏe sẽ có 2.3 x 5 = 11.5 GHz.

Cách chọn CPU phù hợp Windows

Dưới đây là bảng chọn tốc độ CPU phù hợp với hệ điều hành Windows bạn muốn sử dụng. Kèm theo đó là thông số RAM để kết hợp sao cho phối hợp tốt nhất.

Có nhiều hướng để build máy tính, có thể chọn hệ điều hành trước rồi chọn CPU sau. Bạn có thể thực hiện ngược lại. Tuy nhiên vẫn luôn phải ưu tiên cách 1, ưu tiên rằng bạn sẽ sử dụng phần mềm, game gì. Lúc đó hãy chọn phần cứng phù hợp.

Khỏe đánh giá

Tóm lại, CPU là bộ não của máy tính và là thành phần quyết định tốc độ chính của thiết bị. Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi CPU là gì ở đầu bài. Kèm theo đó là những thông tin nâng cao giúp bạn có thể hiểu và giải thích lại cho người khác hiểu rõ ràng nhất. Máy Tính Khỏe cũng chèn vào cách lựa chọn CPU sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Nếu có ý kiến thắc mắc gì hãy bình luận bên dưới nhé.